Hôm qua thứ Sáu 19/7, chính phủ
Nga bất ngờ cho nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny được đóng tiền thế chân tại
ngoại hậu tra (ảnh trên)
Navalny (đứng giữa trong phiên tòa) bị kết án 5 năm tù về tội lừa đảo khoảng 16 trịêu roubles
(khoảng $494,000) của một công ty gỗ quốc doanh khi là cố vấn cho chính quyền
vùng Kirov năm 2009.
Hôm thứ năm hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ủng hộ Navalny và phản đối bản án 5 năm tù tòa án Nga đã tuyên phạt ông.
Nhóm Femen cũng xuống đường đòi "đốt tên độc tài" (Putin)
Cảnh sát Nga cho hay có hơn 200 người bị bắt ở
St Petersburg và Moscow
Hệ thống tòa án Nga: Quan tòa (Judge) và bồi thẩm đoàn (Jury) |
Việc cho Navalny tại ngoại cho thấy điện Kremlin bối rối
không biết đối phó như thế nào trong trường hợp ông Navalny và với các cuộc biểu
tình cùng với sự lên án của các quốc gia Tây Phương.
Chính phủ Mỹ và Liên Âu bày tỏ sự quan tâm về việc ông Navalny bị tuyên án tù, nói rằng điều này tạo ra các câu hỏi về luật pháp và cách ông Putin đối phó với giới đối lập. (V. GIANG)
Chính phủ Mỹ và Liên Âu bày tỏ sự quan tâm về việc ông Navalny bị tuyên án tù, nói rằng điều này tạo ra các câu hỏi về luật pháp và cách ông Putin đối phó với giới đối lập. (V. GIANG)
Ở miệt vườn Đông Nam Á hôm 13/7, tại Phnom Penh, Hun Sen - tên độc tài có thâm niên 28 năm làm thủ tướng đã đề nghị Quốc vương ân xá cho lãnh đạo đối lập lưu vong Sam-Rainsy
Việt Nam không có cá nhân độc tài nên xem ra số phận của các tù nhân chính trị, những nhà dân chủ... còn long đong lận đận lắm !!!
Ông Hun Sen vẫn có thể đang ở đỉnh cao của sự độc quyền quyền lực, đảng của ông vẫn có thể chiếm đa số áp đảo trong quốc hội nhưng uy tín sẽ dần dần mất đi, nhân dân Căm Phu Chia sẽ chán ngán, quay lưng lại không ủng hộ đảng của ông Hun Sen.
Trả lờiXóaMà nhân dân không ủng hộ, dư luận quốc tế lên án thì dù đảng đó đang nắm chính quyền, lũng đoạn các cơ quan truyền thông, chi phối lực lượng quân đội, cảnh sát , không trước thì sau cũng sẽ thất bại, nhất là chính sách đoàn kết dân tộc.
Một dân tộc không đoàn kết, thì đó sự tiềm ẩn của nguy cơ mất nước, lệ thuộc, nô lệ.
Trước viễn cảnh đó, ông Hun Sen đã có một quyết định sáng suốt như báo “ Tuổi Trẻ ”đã đưa.
Việc trở về của ông Sam Rainsy tất nhiên sẽ gây ra một số khó khăn trong việc vận động cử tri bỏ phiếu cho đảng Nhân dân Căm Phu Chia của ông Hun Sen ( Rõ nhất khi đón ông Sam Rainsy trở về nước ở sân bay có hơn 40.000 người ủng hộ). Nhưng với sự tự tin của một lãnh tụ một đảng cầm quyền gần ba chục năm ở Căm Phu Chia, nhất là những chính sách hợp kinh tế, xã hội hợp lòng dân đưa đất nước Căm Phu Chia có những bước tiến vững mạnh về kinh tế, ổn định về xã hội…ông Hun Sen tin tưởng vào những lá phiếu ủng hộ của người dân Căm Phu Chia vào đảng Nhân dân Căm Phu Chia, những lá phiếu này sẽ áp đảo những lá phiếu bỏ cho các chính đảng khác, trong đó có đảng của ông Sam Rainsy.
Lớn hơn tất cả, một cuộc bầu cử có đảng của ông Sam Rainsy tham gia, đó là một bằng chứng hùng hồn nói lên sự đoàn kết dân tộc, xóa tan mọi hận thù, chém giết. Một cuộc bầu cử thực sự tự do, dân chủ, công bằng có nhiều đảng phái tham gia được dư luận quốc tế ủng hộ sẽ gắn kết dân tộc Căm Phu Chia đoàn kết thành một khối, không một thế lực phản động nào muốn chống lại dân tộc Căm Phu Chia có thể xuyên tạc, phá hoại được.
Quyết định sáng suốt này của ông Hun Sen, tôi tin nhân dân Căm Phu Chia càng tin, càng ủng hộ đảng Nhân dân Căm Phu Chia.
Ông Hun Sen đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ đảng.
Với tôi, một công dân Việt Nam, tôi rất phục ông Hun Sen và ao ước nước tôi có một lãnh tụ như ông.
TRẦN KỲ TRUNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Cách đây vài tháng trên blog của nhà văn Ngô Minh có cho đăng bài viết “Hun Sen- người Cộng Sản không sợ đa đảng” để khen tụng Hun Sen. Bài viết đó được Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập dẫn lại. Và hôm nay, thật kỳ lạ là việc khen tụng Hun Sen lại ồ ạt xuất hiện trên các trang mạng, dẫn lại trên facebook với bài viết “Tôi rất phục Hun Sen” của nhà văn Trần Kỳ Trung
XóaVì yếu tố nghề nghiệp, các nhà văn của chúng ta thường sử dụng cảm tính nhiều hơn là lý tính. Ở đây, họ đem việc ông Hun Sen là người Cộng Sản nhưng đã dám chấp nhận đa đảng và cho tổ chức một cuộc bầu cử có sự tham gia của nhiều đảng phái rồi từ đó thốt lên “tôi rất phục ông Hun Sen”. Nhưng các ông ấy không biết rằng, Hun Sen là một nhà độc tài, cho dù chấp nhận đa đảng nhưng với quyền lực của một nền độc tài toàn trị mà ông đã thiết lập sau hàng nhiều thập kỷ cai trị, Hun Sen đã biến Cambodge thành một quốc gia dân chủ trá hình.
Các nhà văn trên đang đứng ở Việt Nam và đem Việt Nam độc đảng để so sánh với Cambodge đa đảng. Đem cái chán chường của chế độ độc tài toàn trị để tung hô một nhân vật độc tài khác, rồi từ đó thốt lên “Với tôi, một công dân Việt Nam, tôi rất phục ông Hun Sen và ao ước nước tôi có một lãnh tụ như ông.” Thì chẳng khác nào vừa muốn đuổi Mao Trạch Đông đi lại muốn rước Staline về.
Người ta chẳng thể nào nhớ hết bao nhiêu chính trị gia đối lập đã chết trong khoảng thời gian Hun Sen lãnh đạo Cambodge. Bên cạnh đó, họ cũng không tài nào nhớ hết những nhà báo, lãnh đạo tổ chức bảo vệ người lao động đã bị ám sát trong nhà hay trên đường phố ở quốc gia Chùa Tháp này. Cơn ác mộng cho nhân dân Khmer dường như chưa chấm dứt sau nạn diệt chủng được thực hiện bởi những người Cộng Sản Khmer...
Rất nhiều nhà báo cất tiếng nói đối lập, chống lại sự cai trị độc tài của Hun Sen liền sau đó bị những tay chân của ông ra tay sát hại. Không những vậy, những lãnh đạo công đoàn, những người đứng về phía nhân dân bị chính quyền Hun Sen cướp đất cũng bị tay chân của ông thủ tiêu hoặc bị nhốt tù vì bi vu cáo cho những tội trạng mà họ không hề làm.
Ông là người tham quyền cố vị, là một trong những người cai trị đất nước thuộc hàng lâu nhất trên thế giới. Quyền lực của ông được củng cố qua những phiên bầu cử gian lận. Và, sau mỗi cuộc bầu cử, các tổ chức Quốc tế đều lên án sự gian lận này. Song, họ vẫn chẳng thể nào thay đổi được cục diện chính trị tại Cambodge. Chúng ta tất thảy chưa bao giờ nghe Hun Sen nói rằng ông là người Cộng Sản, nhưng ông thiết lập một bộ máy độc tài toàn trị theo mô hình Cộng Sản. Việc kiểm soát bộ máy quân đội, Công an đã tạo cho Hun Sen một quyền lực vô biên. Đến ngay cả Đức vua Sihamoni cũng chỉ là bù nhìn, con rối trong mắt ông mà thôi. Không những thế, Hun Sen kiểm soát hầu như tất thảy các cơ quan truyền thông trong nước, song song với đó là những chiến dịch tuyên truyền mị dân mà ông được học từ thời Cộng Sản đã làm cho những người nông dân ít học mụ mị tin rằng ông là một con người vĩ đại. Kẻ đã cứu nhân dân Cambodge thoát ra khỏi nạn diệt chủng.
Ông là kẻ phản trắc, quyền lực của ông có ngày hôm nay dựa trên xương máu của những người lính tình nguyện Việt Nam. Và, trong lần khi Cambodge là chủ nhà của Hội nghị Asean, ông đã công khai ủng hộ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Không những thế, Penn Sovan, người từng là thủ trưỏng của ông trước đây đã bị ông đẩy vào thế đối lập sau khi đã tước hết mọi quyền lực
Trong giai đoạn cai trị của mình, ông đã thao túng cho chính quyền của mình để nó trở thành chính phủ tham nhũng bậc nhất trên thế giới. Đứng trên cả Việt Nam. Người ta thống kê rằng, Cambodge có khoảng hơn 38 ngàn km đường bộ, thế nhưng trong thời gian cai trị của mình, số con đường được tráng nhựa chỉ vỏn vẹn 2977km mà thôi. Điều đáng nực cười hơn nữa là con đường từ Siem Reap đến Poi Pet chỉ dài có 142km nhưng để hoàn thành nó phải mất cả 8 năm...
THANH TÚ
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Theo sắc lệnh Hoàng gia do Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni ban hành hôm 24/7, người con trai cả Hun Manet (35 tuổi) của ông Hun Sen được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Campuchia.
XóaNgười con thứ hai Hun Manit (31 tuổi) đang đảm nhiệm chức vụ Phó ban đơn vị tình báo quân đội được thăng cấp từ Đại tá lên Chuẩn tướng.
Trung tướng Hun Manet hiện là Giám đốc của bộ phận chống khủng bố quốc phòng kiêm Phó chỉ huy đơn vị cận vệ riêng của Thủ tướng Hun Sen. Tháng trước ông Manet cũng vừa được thăng hàm.
Theo Tân Hoa xã, trường hợp tướng Manet được đánh giá là sự thăng tiến nhanh chóng hiếm có trong quân đội Campuchia.
Trong đợt thăng cấp ngày 24/7, 16 vị Thiếu tướng khác cũng được tăng bậc lên Trung tướng, 38 vị Chuẩn tướng được thăng lên Thiếu tướng và 34 vị Đại tá được thăng hàm Chuẩn tướng.
Theo thông tin, cả hai vị con trai lớn của ông Hun Sen sẽ không tham gia bầu cử quốc hội nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, con trai út của Thủ tướng là Hun Many (30 tuổi) sẽ ứng cử Nghị sĩ trong cuộc bầu cử cuối tuần này với tư cách là ứng viên Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và được đánh giá là ứng cử viên có khả năng trúng cử cao nhất.
Ông Hun Sen là một trong những nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở Đông Nam Á với 28 năm cầm quyền. Trong tháng này, ông từng tuyên bố sẽ cố gắng duy trì quyền lực ít nhất một thập niên nữa.