Doug Engelbart, người phát minh ra con chuột máy điện toán và phát triển
hình dạng ban đầu của điện thư email, các chương trình xử liệu văn bản
và Internet, đã từ trần ở tuổi 88.
Bảo Tàng Viện Lịch Sử Máy Điện Toán ở Mountain View, California, nơi mà ông Engelbart là một thành viên từ năm 2005, cho biết ông đã qua đời vào sáng sớm Thứ Tư. Bảo tàng viện này đã được thông báo về cái chết của ông trong một email từ con gái của ông là Christina. Nguyên nhân tử vong chưa được xác định.
Bảo Tàng Viện Lịch Sử Máy Điện Toán ở Mountain View, California, nơi mà ông Engelbart là một thành viên từ năm 2005, cho biết ông đã qua đời vào sáng sớm Thứ Tư. Bảo tàng viện này đã được thông báo về cái chết của ông trong một email từ con gái của ông là Christina. Nguyên nhân tử vong chưa được xác định.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, khi máy điện toán có bộ khung lớn
chiếm nguyên cả một căn phòng, và dữ liệu được nhập bằng những thẻ đục
lỗ, ông Engelbart đã hình dung ra một thế giới, trong đó mọi người sử
dụng máy điện toán để chia sẻ ý tưởng về cách giải quyết công việc.
Ông nói rằng, công trình của mình là hoàn toàn liên quan tới việc “làm tăng trí năng của con người”, nhưng cốt yếu là làm cho các máy điện toán trở nên thuận lợi cho những người sử dụng. Một trong những tiến bộ lớn nhất là con chuột máy điện toán, mà ông đã phát triển trong thập niên 1960 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1970.
Ông nói rằng, công trình của mình là hoàn toàn liên quan tới việc “làm tăng trí năng của con người”, nhưng cốt yếu là làm cho các máy điện toán trở nên thuận lợi cho những người sử dụng. Một trong những tiến bộ lớn nhất là con chuột máy điện toán, mà ông đã phát triển trong thập niên 1960 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1970.
Chân dung cụ Tổ "chuột PC"
Vào thời điểm đó, nó là một vỏ gỗ có gắn hai bánh xe kim loại, và được gọi là “dụng cụ chỉ vị trí XY cho hệ thống.”
Khái niệm về việc điều khiển phần bên trong của một máy điện toán, bằng một dụng cụ nằm bên ngoài là một ý tưởng đi trước thời đại. Mãi đến năm 1984, chuột điện toán mới được bán rộng rãi, cùng với hệ điều khiển Macintosh mới của công ty Apple.
Khái niệm về việc điều khiển phần bên trong của một máy điện toán, bằng một dụng cụ nằm bên ngoài là một ý tưởng đi trước thời đại. Mãi đến năm 1984, chuột điện toán mới được bán rộng rãi, cùng với hệ điều khiển Macintosh mới của công ty Apple.
Thật vậy, phát minh của ông Engelbart đã xuất hiện ra quá sớm, đến nỗi ông và các đồng nghiệp của ông đã không thu lợi nhuận được bao nhiêu từ con chuột điện toán.
Bằng
sáng chế cho con chuột điện toán có hiệu lực 17 năm, và đến năm 1987,
kỹ thuật này trở thành sở hữu công cộng, có nghĩa là ông Engelbart không
thể thu tiền bản quyền trên con chuột do ông phát minh, vào thời điểm
mà con chuột được sử dụng rộng rãi nhất. Ít nhất 1 tỷ con chuột điện
toán đã được bán vào giữa thập niên 1980.
Ngoài chuyện phát minh con chuột, một phát minh quan trọng khác của ông Engelbart trong lãnh vực máy điện toán – cùng với các đồng nghiệp ở Viện Nghiên Cứu Stanford (SRI) và phòng thí nghiệm của ông là Augmentation Research Center – là việc sử dụng nhiều cửa sổ trên máy điện toán.
Ngoài chuyện phát minh con chuột, một phát minh quan trọng khác của ông Engelbart trong lãnh vực máy điện toán – cùng với các đồng nghiệp ở Viện Nghiên Cứu Stanford (SRI) và phòng thí nghiệm của ông là Augmentation Research Center – là việc sử dụng nhiều cửa sổ trên máy điện toán.
Năm 1997, ông Englebart giành được giải thưởng Lemelson-MIT trị giá
$500,000 Mỹ kim, dành cho các nhà phát minh Mỹ. Ba năm sau, Tổng Thống
Bill Clinton trao tặng Huy Chương Kỹ Thuật Quốc Gia cho Engelbart, vì có
công “tạo ra nền tảng của máy điện toán cá nhân.”
Ông Douglas Engelbart Carl sinh ngày 30 tháng 1 năm 1925, và lớn lên tại một trang trại nhỏ gần Portland, Oregon. Ông học ngành kỹ sư điện tại trường đại học Oregon State University. Đến năm 1955, Engelbart lấy văn bằng tiến sĩ tại trường đại học University of California, Berkeley.
Khi làm việc tại trường Berkeley, ông Engelbart từng bị một đồng nghiệp nhắc rằng, nếu ông cứ mơ mộng về “các ý tưởng viễn vông” của mình, ông sẽ làm giáo viên phụ tá suốt đời. Do đó, ông Engelbart nghỉ việc tại Berkeley, và tham gia vào Viện nghiên cứu Stanford.
Năm 1990, ông Engelbart thành lập Học viện Bootstrap, chuyên nghiên cứu cách thúc đẩy việc giải quyết những vấn đề phức tạp./Viendongdaily
Ông Douglas Engelbart Carl sinh ngày 30 tháng 1 năm 1925, và lớn lên tại một trang trại nhỏ gần Portland, Oregon. Ông học ngành kỹ sư điện tại trường đại học Oregon State University. Đến năm 1955, Engelbart lấy văn bằng tiến sĩ tại trường đại học University of California, Berkeley.
Khi làm việc tại trường Berkeley, ông Engelbart từng bị một đồng nghiệp nhắc rằng, nếu ông cứ mơ mộng về “các ý tưởng viễn vông” của mình, ông sẽ làm giáo viên phụ tá suốt đời. Do đó, ông Engelbart nghỉ việc tại Berkeley, và tham gia vào Viện nghiên cứu Stanford.
Năm 1990, ông Engelbart thành lập Học viện Bootstrap, chuyên nghiên cứu cách thúc đẩy việc giải quyết những vấn đề phức tạp./Viendongdaily
Thế hệ cháu chắt Vô cùng thương tiếc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét