Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Nông dân mình giỏi thật

Nông dân Séc hay EU không những không bị mất đất làm các dự án treo, sân golf mà còn được hưởng trợ cấp thêm cho các sản phẩm nông nghiệp. Họ được quyền biểu tình, đổ cà chua thối, táo, khoai vào tận cửa văn phòng Chính phủ mà không bị bắt bớ tù đầy. Cũng vì thế mà ở châu Âu không có những cá nhân như anh Viết, anh Đoàn Văn Vươn...

Chợ quê ở Tiệp
Nhiều cán bộ Hội Nông dân VN cảm thấy xót thương cho người nông dân Việt Nam khi tìm hiểu công việc sản xuất, đời sống của nông dân CH Czech qua chuyến tham quan, học tập hồi giữa tháng 9 vừa qua.
Chọc thủng bức tường thành bao cấp, gieo mầm cho sự nghiệp đổi mới đất nước bắt đầu từ năm 1986 là nông dân khởi sự từ cây lúa. Nông dân ta giỏi ở chỗ: Tự mình xoay, tự mình không để mình chết.
Còn nông dân Czech? Từ ông thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, bà giáo sư đứng trên bục giảng trường đại học đến ông chủ trang trại mà các cán bộ Hội NDVN có dịp gặp đều thẳng tưng rằng: Nông nghiệp Czech không có tài trợ của EU thì chết! Sau cuộc Cách mạng Nhung 1989, ruộng đất ở Czech được tư nhân hóa. Cứ ngỡ rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, nông dân Czech tự quyết định trồng cây gì, nuôi con gì. Không phải vậy.
Ai có gì cứ bán
Nhà nước EU mà Czech là thành viên từ năm 2004, can thiệp rất sâu vào việc của nông dân bằng các quota cây, con cho từng nền nông nghiệp và thông qua muôn kiểu tài trợ. Nhà nước can thiệp bởi họ nắm rất rõ thị trường lương thực, thực phẩm trong khối và thế giới; căn cứ thế mạnh từng nước để ấn định mỗi nền nông nghiệp thành viên trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả. Tính ra, 1 đồng lợi nhuận từ sản phẩm nông nghiệp Czech có 75% là tài trợ từ EU (mức chung của EU là 41%). Ngoài tài trợ từ EU, nông dân Czech còn được hỗ trợ từ chính phủ dù nông dân nước này luôn ca thán Chính phủ Czech thiếu quan tâm tới nông nghiệp.
Bài học gì từ câu chuyện nông nghiệp Czech?
Thứ nhất, việc nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, sản lượng bao nhiêu cho mỗi loại phải được quyết định từ các nhà quản lý hưởng lương ngân sách. Czech chuyển sang kinh tế thị trường từ năm 1989. Việt Nam đổi mới từ 1986. Trong khi nông dân Czech đang đón kế hoạch 7 năm tới của EU (2014-2020) với các yêu cầu mới về mức và cách thức tài trợ cho nông nghiệp sao cho bình đẳng với các nước thành viên cũ thì nông dân nước ta vẫn phải tự mình xoay xở với câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì.
Hệ thống điện gió ở nông thôn Tiệp
Thứ hai là, trên thế giới, không biết có chính phủ nào đặt bài toán cho nông nghiệp phải có lãi ít nhất 30%? Thứ ba, 1 euro tài trợ từ ngân sách đi thẳng vào túi nông dân chứ không vòng vo, rơi vãi như đồng tiền Việt với nông dân Việt. Thứ tư, trong câu chuyện tài trợ nông dân Czech không cảm ơn EU hay chính phủ mình về xây “đường, trường, trạm” dù hệ thống hạ tầng này cực tốt, vì đơn giản các đầu mục này thuộc nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngẫm lại thấy nông dân mình giỏi thật! - Vietinfo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips