Hơn nửa thế kỷ đã qua, nhưng ngày 16/10/2103, Viện Công tố Hungary
vẫn quyết định hồi tố để truy tố Bela Biszku, dù đã 92 tuổi (ảnh trên), một cựu
lãnh đạo Cộng sản Hungary, vì vai trò của ông này trong cuộc đàn áp nhân
dân nổi dậy chống Liên Xô ở Budapest - mùa thu năm 1956. Góp công đầu đưa tên tội phạm này ra tòa chính là những Blogger Hungary trẻ tuổi.
Ông Biszku, năm nay 92 tuổi, bị cáo buộc "đã tích cực tham gia" vào các
quyết định ra lệnh cho lực lượng an ninh nổ súng vào đám đông dân chúng
trong hai vụ đàn áp vào tháng 12 năm 1956, khiến khoảng 50 người thiệt
mạng.
Nguyên là bộ trưởng Nội vụ năm 1957, ông Biszku còn bị truy tố vì tội "đồng lõa với những hành vi tội ác" vì đã bao che cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary. Với các tội danh nói trên, Bela Biszku có thể lãnh án tù chung thân.
Nguyên là bộ trưởng Nội vụ năm 1957, ông Biszku còn bị truy tố vì tội "đồng lõa với những hành vi tội ác" vì đã bao che cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary. Với các tội danh nói trên, Bela Biszku có thể lãnh án tù chung thân.
Thôi thúc cho các nhà làm luật trong sáng kiến sửa đổi này bắt nguồn từ
trường hợp cựu Bộ trưởng Nội vụ Biszku Béla (nói trên): sau biến cố
1989, ông này sống yên ổn mà không bị ai quấy rối tại biệt thự Đồi Hoa
hồng, khu “thượng lưu” ở Budapest, với mức lương hưu năm 2010 là 240.000
Ft, tức là cao hơn gấp 3-4 lần mức lương hưu của một người dân bình
thường.
Ông Biszku đã bị bắt vào tháng 9 năm ngoái và bị quản thúc tại gia kể từ đấy (ảnh trên). Đây là cựu lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của Hungary thời kỳ 1956 bị truy tố về tội hình sự.
Ông Biszku đã bị bắt vào tháng 9 năm ngoái và bị quản thúc tại gia kể từ đấy (ảnh trên). Đây là cựu lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của Hungary thời kỳ 1956 bị truy tố về tội hình sự.
Hoàn toàn tránh giới báo chí, không hề đưa ra bất cứ tuyên bố hay phát
biểu nào với giới truyền thông trong vòng 20 năm, cái tên Biszku Béla
dần dần đã trôi vào quên lãng, nhất là đối với giới trẻ trưởng thành
trong hai thập niên qua. Tuy nhiên, ông đã gặp “hạn” khi phải đối mặt
với hai nhà báo tự do, hai “dân báo” (blogger), đặt mục tiêu “săn lùng”
bằng mọi giá những đảng viên cộng sản còn sống để cật vấn họ về những
vấn đề trong quá khứ, và cái chính là để họ đối diện với công luận, xem
họ có hối hận vì những gì đã làm.
Mục đích ấy được một trong hai nhà “dân báo”, cô Skrabski Fruzsina, (ảnh trên cầm bong bóng) đưa ra trong một entry mang tựa đề “Những người cộng sản, hãy run sợ” gây chấn động “thế giới mạng” mùa hè năm 2008:
Mục đích ấy được một trong hai nhà “dân báo”, cô Skrabski Fruzsina, (ảnh trên cầm bong bóng) đưa ra trong một entry mang tựa đề “Những người cộng sản, hãy run sợ” gây chấn động “thế giới mạng” mùa hè năm 2008:
“Tôi không đe dọa những người cộng sản. Tôi cũng chả có gì để đe dọa, bởi tôi không có ôtô đen, không có bộ máy đàn áp, không có vũ khí và cũng không có chó săn. Tôi chỉ muốn biết về họ.Giá mà lương tâm họ cắn rứt đôi chút. Nếu đôi khi ai đó hỏi họ, có thể là cháu chắt họ hay một người hàng xóm: Bác ơi, hồi đó thế nào? Sao bác lại làm những gì bác đã làm? Bác cảm thấy sao khi nhìn vào mắt những người quen mà vì lời bác, họ đã bị bắt? Khi đánh đập tù chính trị? (...) Khi tra khảo? Khi hét lên “bọn phản cách mạng hãy run sợ”? Khi cười nhạo giới phú nông bị tước đoạt mọi thứ?”.
Trong cách mạng mùa thu 1956, người dân Hungary xuống đường đâp tan các tượng đài Xít-ta-lin ở thủ đô
Tranh ảnh Lê-Nin cũng được long trọng "hỏa táng"
Khử tại chỗ những tên Hung cộng ác ôn
Lời bàn trên trang Diễn Đàn.
Xem đầy đủ các bài có trích đoạn trên:
-Tội ác cộng sản không thể tha thứ
-Câu chuyện Biszcu Béla và bài học từ quá khứ
-Cuộc khởi nghĩa tại Hungary năm 1956
Xem đầy đủ các bài có trích đoạn trên:
-Tội ác cộng sản không thể tha thứ
-Câu chuyện Biszcu Béla và bài học từ quá khứ
-Cuộc khởi nghĩa tại Hungary năm 1956
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét