Hôm 28/10/2013 Bà Aung San Suu Kyi,
người đã đạt giải Nobel Hòa bình và là lãnh đạo đảng đối lập tại Myanmar đã gặp
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican trong khuôn khổ chuyến thăm các nước Châu
Âu của bà. Đức Giáo Hoàng đã mô tả bà như là “biểu tượng” của dân chủ và hòa
bình.
“Rất hân hạnh được chào đón bà
ở đây,” ĐGH nói.
Bà Suu Kyi và Đức Giáo Hoàng đã
gặp gỡ trong vòng 20 phút và ngài đã bày tỏ lòng khâm phục “về những nỗ lực
trong việc phát triển nền dân chủ tại quê hương” Myanmar của bà. Hai vị đã bàn về giá trị của
tình yêu và sự thông hiểu lẫn nhau nhằm cải thiện đời sống cho người dân ở
Myanmar. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng đã nói với bà Suu Kyi rằng ngài cầu nguyện
cho quốc gia Đông Nam Á này.
Vatican cho biết cuộc gặp này là kết quả của sự đánh giá cao của ĐGH về nỗ lực và cam kết phi bạo lực của bà Suu Kyi, một nguyên nhân mà Đức Giáo hoàng cùng chia sẻ.
Giáo Hội Công Giáo tại Myanmar tuy còn nhỏ bé nhưng đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực giáo dục và xã hội. Giáo hội cũng không ngừng kêu gọi chính quyền cải cách hơn nữa nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong xã hội và các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số khác.
Đây cũng là điều mà Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh khi ngài nói với bà Suu Kyi rằng đối thoại giữa các tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Vatican cho biết cuộc gặp này là kết quả của sự đánh giá cao của ĐGH về nỗ lực và cam kết phi bạo lực của bà Suu Kyi, một nguyên nhân mà Đức Giáo hoàng cùng chia sẻ.
Giáo Hội Công Giáo tại Myanmar tuy còn nhỏ bé nhưng đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực giáo dục và xã hội. Giáo hội cũng không ngừng kêu gọi chính quyền cải cách hơn nữa nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong xã hội và các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số khác.
Đây cũng là điều mà Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh khi ngài nói với bà Suu Kyi rằng đối thoại giữa các tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Cũng
trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu lần này, ngày 22/10/2013 tại thành phố
Strasbourg, bà Aung San Suu Kyi đã có thể đích thân nhận giải thưởng nhân quyền
Sakharov mà Nghị viện châu Âu đã trao tặng cho bà từ 23 năm trước, năm 1990, khi bà đang bị
chế độ quân sự quản thúc tại gia.
Bà Aung San Suu Kyi đã được các nghị sĩ châu Âu vỗ
tay chào mừng nồng nhiệt, trước khi nhận giải Sakharov từ tay chủ tịch Nghị viện
châu Âu Martin Schulz. Trong lễ trao giải, ông Martin Schulz phát biểu: «Bà đã
đấu tranh, đã chịu nhiều đau khổ, nhưng cái chính là bà đã chiến thắng». Chủ tịch
châu Âu còn ca ngợi bà như là «một tấm gương lớn về tự
do và dân chủ».
Về phần bà Aung San Suu Kyi thì kêu gọi: «Tôi hy vọng quý vị giúp giải thoát nhân dân tôi khỏi sự sợ hãi, vì cái sợ này vẫn còn tồn tại».
Năm nay 68 tuổi, bà Aung San Suu Kyi trong chuyến công du châu Âu lần này cũng nhằm thuyết phục
các lãnh đạo châu Âu gây áp lực buộc chính quyền Miến Điện sửa đổi Hiến pháp
theo hướng dân chủ hơn. Việc sửa đổi Hiến pháp Miến Điện cũng sẽ giải tỏa một
trở ngại đang ngăn cản bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống năm 2015.
Hiến pháp hiện hành không cho phép một công dân Miến Điện kết hôn với người nước ngoài hoặc có con là người nước ngoài ra tranh cử tổng thống. Người chồng quá cố của bà Aung San Suu Kyi mang quốc tịch Anh và hai con trai của bà hiện nay cũng là công dân Anh quốc.
Bài cũ:
-Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa Bình sau 21 năm
-Đức Giáo Hoàng tiếp nữ thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Hiến pháp hiện hành không cho phép một công dân Miến Điện kết hôn với người nước ngoài hoặc có con là người nước ngoài ra tranh cử tổng thống. Người chồng quá cố của bà Aung San Suu Kyi mang quốc tịch Anh và hai con trai của bà hiện nay cũng là công dân Anh quốc.
Bài cũ:
-Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa Bình sau 21 năm
-Đức Giáo Hoàng tiếp nữ thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét