Nhìn qua, mọi người sẽ lầm tưởng đây là một chiếc
tàu sắp bị chìm. Nhưng không phải, đó là kiểu di chuyển không giống bất
kỳ chiếc tàu nào!
Chiếc tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ
có tư thế di chuyển có thể nói là độc nhất vô nhị. Cả con tàu di chuyển
với tư thế thẳng đứng, nếu ai không biết chắc hẳn sẽ lầm tưởng đây là
con tàu đang sắp sửa bị chìm.
FLIP được thiết kế để nghiên cứu chiều cao sóng, tín hiệu âm thanh,
nhiệt độ nước và mật độ, và cho việc thu thập dữ liệu khí tượng. Để ngăn
chặn sự sai lệch đối với các công cụ âm thanh, FLIP không có động cơ
hay các phương tiện khác của động cơ đẩy. Nó phải được lai dắt đến vùng
nước cần nghiên cứu, nơi mà nó được thả trôi tự do hoặc được neo. FLIP
có thể đạt tốc độ 7-10 hải lý/giờ khi được lai dắt.
FLIP nặng 711 tấn, thủy thủ
đoàn 5 người, cộng với 11 nhà khoa học. Nó có khả năng hoạt động
độc lập trong nhiệm vụ kéo dài cả tháng mà không cần tiếp tế, có thể
hoạt động trên toàn thế giới nhưng các khu vực thường xuyên là bờ biển
phía tây của Mỹ.
FLIP (FLoating Instrument Platform) là một tàu nghiên cứu đại dương
thuộc sở hữu của Văn phòng Nghiên cứu Hải quân và vận hành bởi Phòng thí
nghiệm vật lý hàng hải.
Tàu dài 108 mét được thiết kế để làm ngập một phần và quay ngược 90 độ,
kết quả là chỉ có khoảng 17 mét của tàu nổi lên khỏi mặt nước, với
vách ngăn trở thành sàn.
Khi ở tư thế này, lực đẩy của nước ở phần chìm sẽ giữ cho tàu nổi, giống
như những chiếc phao báo hiệu thường thấy. Muốn trở về tư thế cũ, khí
nén được bơm vào các bể dằn trong phần bị ngập và con tàu trở về vị trí
nằm ngang của nó. (SoHa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét