Giữa lúc thế giới như nín thở trước tình hình căng thẳng Mỹ chuẩn
bị oanh tạc trừng phạt chế độ độc tài Assad ở Syria đã dùng vũ khí
hoá học giết hại thường dân, thì Nga đưa ra sáng kiến ngoại giao.
Rằng nhà cầm quyền Assad đồng ý đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm
soát của quốc tế và đổi lại Mỹ và Pháp hoãn đánh Syria.
Thế là TT Obama của Mỹ dù đang ban đêm 10/9/2013, vẫn từ Toà Bạch Ốc lên diễn đàn tuyên bố chấp thuận giải pháp ngoại giao này nhưng vẫn duy trì áp lực.
Thượng Viện Mỹ sáng hôm sau hoãn cuộc thảo luận biểu quyết đồng ý hay không đồng ý với đề nghị của TT Obama oanh kích Syria do chính TT Obama chuyển trình dự thảo nghị quyết.
Thế là TT Obama của Mỹ dù đang ban đêm 10/9/2013, vẫn từ Toà Bạch Ốc lên diễn đàn tuyên bố chấp thuận giải pháp ngoại giao này nhưng vẫn duy trì áp lực.
Thượng Viện Mỹ sáng hôm sau hoãn cuộc thảo luận biểu quyết đồng ý hay không đồng ý với đề nghị của TT Obama oanh kích Syria do chính TT Obama chuyển trình dự thảo nghị quyết.
Liên Hiệp Quốc, hai ba phe lăm le soạn thảo, đệ nạp nghị quyết cho Hội
Đồng Bảo An. Anh, Pháp, Mỹ một nghị quyết, Tổng Thơ ký Liên hiệp
Quốc một nghị quyết; Nga và Syria, một nghị quyết.
Nghị Quyết của Anh, Pháp, Mỹ được coi là của Tây Phương do Pháp chấp
bút đưa ra cách tìm tòi, tập họp, kiểm kê rồi phá huỷ những kho
tàng vũ khí hóa học của Syria, còn có điều kiện truy cứu những
người sử dụng vũ khí hoá học trước toà Hình sự của Liên Hiệp
Quốc. Đó là những người có liên quan trong vụ thảm sát ngày 21/8
giết hại trên 1400 người vô tội, không một tấc sắt trong tay, trong đó
có trẻ em, phụ nữ. Tổ chức Nhân Quyền thế giới có bằng cớ quân đội
của TT Assad sử dụng hai loại hoả tiển đặc biệt có đầu đạn phóng
chất độc sarin, một loại lỏng, một loại đặc bắn vào một vùng ngoại
ô của thành phố lớn do quân nổi dậy chiếm đóng.
Chống lại dự thảo Nghị Quyết này của Tây Phương, Nga đề nghị Hội
Đồng Bảo An phải họp kín về sáng kiến ngoại giao này. Thế vẫn chưa
đủ Nga còn đề nghị hoãn phiên họp của Hội Đồng Bảo An để các bên
thoả hiệp mà không qui định ngày tái nhóm.
Trước cái gọi là sáng kiến ngoại giao làm cho Nga nổi bật lên như
một đệ nhứt siêu cường thế giới nhứt hô bá ứng từ sau khi Liên xô
sụp đổ, cứu được Syria là đại đệ tử của Nga trong vùng, là một
khách hàng mua vũ khí sộp của Nga, một chế độ diệt chủng bằng vũ
khí hoá học mà không bị trừng phạt – chỉ bằng một sáng kiến ngoại
giao chưa biết khả thí hay không. Ngần ấy vấn đề làm cho báo chí
Pháp, trong đó có tờ báo dù thiên tả là - báo La Liberation - vẫn
nêu lên mối nghi ngờ đối với mưu mẹo của một trung tá KGB Putin của
Liên xô nay đang làm tổng thống Nga hậu CS.
Báo Liberation dùng kiểu chơi chữ của Pháp nói lên mưu mẹo của Nga,
trong tựa bài báo là “Syria: la ruse Russe» tức là «Syria: mưu mẹo của
Nga». Không phải chỉ riêng báo Liberation của Pháp mà những tờ nhựt
báo lớn của Pháp như Le Monde, Le Figaro, L’Humanité của Đảng CS Pháp,
Direct Matin cũng nhận định sáng kiến ngoại giao của Nga làm cho Tây
Phương, nhứt là Mỹ và Pháp đón mừng là một mưu mẹo của Nga giúp Mỹ
khỏi tấn công, làm vừa lòng dân chúng Mỹ trong đó có Đệ Nhứt Phu
Nhân Mỹ, khoảng 60% không muốn chiến tranh. Đó là lối thoát cho TT
Obama, rút ra khỏi cuộc chiến Syria là một cuộc chiến bất đắc dĩ
của Obama mà không mất mặt.
Đã có ý kiến kêu gọi đòi lại Giải Nobel Hòa Bình của Obama và vận động cho Putin |
Còn Nga thì hưởng lợi tối đa. Lần đầu tiên sau khi Liên xô sụp đổ, qua
vụ Syria này Nga vọt lên thành đệ nhứt siêu cường thế
giới trong việc giải quyết hồ sơ nóng của cộng động thế giới.
Thực sự cuộc chiến mà TT Obama dự trù là một cuộc oanh kích, oanh
tạc chớ hoàn toàn không có đổ quân, như TT Obama khẳng định chỉ là
một cuộc tấn công hạn chế, hết sức hạn chế. Cuộc chiến ấy nếu
Quốc Hội chuẩn thuận và TT Obama ra lịnh không kích hay oanh kích cũng
là một chiến bất dắc dĩ của TT Obama.
Qua bài diễn văn trước toàn dân, té ra Lằn ranh đỏ là Obama tự vạch cho mình? |
Việc TT Assad của Syria dùng quân đội, máy bay, xe tăng, trọng pháo
giết thường dân nổi dậy đã xảy ra cả hai năm rồi, chớ không phải một
ngày hay một bữa mới đây; hàng mấy triệu dân tản cư ra khỏi nước; cả
trăm ngàn người chết và số bị thương gấp đôi ba lần. Hoa kỳ đã họp,
đã áp lực bằng viện trợ khi lực lượng nhân dân Syria thành lập chánh
quyền kháng chiến để loại Hồi Giáo cực đoan. Nhưng TT Obama chỉ viện
trợ phương tiện nhân đạo, chớ không viện trợ vũ khí sát thương.
Thượng Nghị sĩ McCain bất bình, phản đối TT Obama trong vụ này không
biết bao nhiêu lần. Nhưng hai năm qua TT Obama vẫn chần chờ, không nhập
cuộc. Ông chỉ tỏ ra cứng rắn, vào tháng Sáu năm nay khi Ông thấy quân
đội của TT Assad vượt lằn ranh đỏ.
Và ngay trong lúc tình hình căng thẳng lên cao điểm nhứt, TT Obama cũng
chần chờ, mua thời gian, hoãn binh chi kế, gấp lửa trong tay mình
chuyển qua tay người. TT Obama bằng công văn chánh thức, chuyển dự thảo
nghị quyết sang Quốc Hội xin ý kiến Quốc Hội đánh hay không đánh. TT
Obama trở thành vị tổng thống đầu tiên làm việc này. Vì tinh lý của
chế độ tổng thống chế Mỹ mà những nhà lập hiến Hoa kỳ đã thể
hiện là dành cho tổng thống kiêm tư lịnh tối cao của quân lực quyền
điều động quân lực, tức có quyền tấn công hay rút quân trước.
Vì coi cuộc chiến dù hạn chế ở Syria là miễn cưỡng, nên TT Oobama “OK”
liền khi Nga đưa sáng kiến ngoại giao, cho rằng Syria chấp nhận cho Liên
Hiệp Quốc kiểm soát và huỷ vũ khí hóa học. TT Obama coi đó một
giải pháp khỏi chiến tranh mà giữ được thể diện, họp với lòng dân
Mỹ hơn nửa dân số quá mệt mỏi với chiến tranh gần suốt hai đời tổng
thống.
Gerard
Depardieu, Snowden trong tay "Kẻ cắp" PutinPhải nói trung tá KGB Putin nay là tổng thống có thể suốt đời của Nga hậu CS là một người biết khai thác cái yếu tâm lý về chiến tranh của TT Obama, của dân chúng Mỹ, để trục lợi. Để một là Nga không tốn một đồng Rupy, chỉ tốn nước miếng mà vươn lên thành đại siêu cường thế giới. Hai là để chế dộ Assad ở Syria đại đệ tử không bị trừng phạt. Ba là mua thời gian cho TT Assad trấn áp quân nổi dậy trong khi Hội Đồng Bảo An LHQ, phe Thế Giới Tự do cãi chày cãi cối với phe Nga và Trung cộng từ lâu đối xử với Tây Phương như thời Chiến Tranh Lạnh.
Về lập phái đoàn, đi thế nào; về cách kiểm kê, thu gom, phá huỷ,
phá thế nào, ai chịu tiền tiêu huỷ, nội 5 chữ ‘w’ who, when, where,
what, how Hội Đồng Bảo An cãi nhau thì quá dư thời giờ cho TT Assad thực
hiện 1001 cách tẩu tán. Muốn hay không muốn nhân viên LHQ vào Syria
cũng phải tôn trọng chủ quyền của Syria mà TT Assad vẫn còn là chế
độ cầm quyền.
Sau cùng chỉ tội nghiệp cho người dân Syria nổi dậy hai năm nay. Nga,
Mỹ, Anh, Pháp, TC năm nước thường trực của Hội Đồng Bảo An và chế
độ độc tài Assad ra nghị quyết giải trừ vũ khí hoá học, giải quyết
sự sống còn của người dân, trên đầu trên cổ của người dân Syria – mà
người dân Syria không có tiếng nói.
Từ TT Bush hai nhiệm kỳ, đến TT Obama gần hai nhiệm kỳ lúc nào cũng
tuyên bố, cũng cổ võ, ở đâu, nhân dân nào trên thế đứng lên đòi tự
do, Hoa kỳ sẽ đứng bên cạnh.
Nhưng trong sáng kiến ngoại giao của Nga về Syria, được Mỹ ủng hộ dè
dặt đi nữa, người ta thấy người dân nổi dậy Syria sao quá cô đơn, không
thấy Mỹ dành cho một tiếng nói – chớ đừng nói đứng bên cạnh. Nỗi
buồn nhược tiểu! Nỗi khổ đấu tranh! Người dân Tây Tạng, người dân VN,
người dân Trung Hoa đang thấm thía nỗi buồn khổ của ngươi dân Syria./.
(Vi
Anh)
Dân nổi dậy Syria, biểu tình bêu mặt sát thủ Ác Sát và hai đồng lõa Putin, Tập Cận Bình
Chủ tịch của Quỹ Giáo dục toàn Nga Sergei Komkov gửi đến Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình bức thư với đề nghị xem xét ứng cử viên tổng thống Nga Vladimir Putin:
Trả lờiXóa"Vladimir Putin trong thực tế đã thể hiện lòng trung thành của mình đối với sự nghiệp hòa bình. Là một trong nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, ông đã nỗ lực tối đa để bảo vệ hòa bình và bình yên không những chỉ trên lãnh thổ quốc gia của riêng mình, mà còn đóng góp tích cực cho việc giải quyết hòa bình tất cả các xung đột nảy sinh trên hành tinh", - trong bức thư viết, “Ban tin tức Nga ngữ” đưa tin. Theo lời của Komkov, người đứng đầu nhà nước Nga là một nhà lãnh đạo thế giới danh tiếng và uy tín, mà với ý kiến của ông các nhà lãnh đạo của tất cả các nước, các cộng đồng dân sự và các tổ chức dân sự đều coi trọng.
KICHBU