So với hơn 10.000 lao động người Việt trong cơn biến loạn Libya thì 7 người Việt ở Syria quả là con số quá ít ỏi, nội chiến Syria kéo dài đã hơn 2 năm đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nội chiến Syria có mức độ tàn khốc hơn gấp nhiều lần nội chiến ở Libya nên số phận của những lao động Việt ở đây thập phần nguy hiểm hơn ở Libya.
Người Việt ở Syria là những nữ nông dân nghèo, vay mượn tiền bạc để được lao động chui nơi xứ người. 4 người trong số họ đã được các tổ chức quốc tế giúp về nước và 2 trong số này đã sống ở Aleppo - Chảo lửa lớn nhất trong nội chiến Syria. (Ảnh trên: Thành Aleppo trước chiến tranh)
Người Việt ở Syria là những nữ nông dân nghèo, vay mượn tiền bạc để được lao động chui nơi xứ người. 4 người trong số họ đã được các tổ chức quốc tế giúp về nước và 2 trong số này đã sống ở Aleppo - Chảo lửa lớn nhất trong nội chiến Syria. (Ảnh trên: Thành Aleppo trước chiến tranh)
Ký ức kinh hoàng
Chị Dương Thị Lan (xóm 6, xã Nga Thạch, H.Nga Sơn, Thanh Hóa), một lao động “chui” tại Syria may mắn được Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Philippines tại Syria và một tổ chức quốc tế đưa về nước cách đây ít tháng, giữa lúc cuộc nội chiến ở Syria đang diễn ra gay gắt. Ngồi trong tiệm sửa xe máy tuềnh toàng của gia đình (ảnh dưới), chị Lan kể: “Về đến sân bay Nội Bài, tôi mới dám tin là mình đã sống sót. Bây giờ, dù đã ở bên chồng con nhưng nhiều đêm tôi vẫn giật mình tỉnh giấc, mồ hôi nhễ nhại vì nằm mơ thấy mình đang ở Syria”.
Tháng 9.2007, chị Lan sang Syria làm thợ may theo một đường dây môi giới xuất khẩu lao động do một người bà con sống tại Hà Nội dắt mối. Nói là đi làm may nhưng khi sang đến Syria, chị Lan bị đưa về giúp việc cho một gia đình ở thành phố Aleppo với mức lương 150 USD/tháng. Khoảng 2 năm sau, khi bị đưa sang một gia đình khác, chị Lan mất liên lạc với quê nhà. Nội chiến nổ ra, chị phải chuyển chỗ làm một lần nữa.
Tình hình tại Aleppo tháng
7/2013
Đỏ: Quân Đội Syria kiểm soát Xanh: Đối lập kiểm soát Vàng: PYD kiểm soát Ôliu: Còn giao tranh hoặc không rõ tình hình |
“Tôi không được đi ra khỏi nhà nhưng vẫn thấy được chiến tranh khốc liệt như thế nào. Ngày nào bom cũng nổ, nhà cửa sập đổ, xe cộ cháy đùng đùng. Sợ lắm. Đứng ở cửa sổ, hôm nào tôi cũng thấy người chết. Tôi cứ nghĩ mình sẽ chết ở đây”, chị Lan nhớ lại và cho biết mình đã hai lần bị thương. Một lần bom nổ sập nhà làm chị Lan gãy tay, lần khác bom rơi khiến chị gãy chân. Nhiều gia đình ở Aleppo phải đi sơ tán. Chủ nhà của chị Lan cũng vậy.
“Cả nhà họ ra đi trong đêm, bỏ tôi lại trong ngôi nhà 4 tầng. Suốt mấy ngày sống trong sợ hãi, một hôm đứng bên cửa sổ nhìn xuống đường phố, thấy một người đàn ông, tôi liền kêu cứu và lấy tấm kính vỡ vì bom ném xuống đường. Ông ấy ngước lên và nhìn thấy tôi. Biết tôi là người nước ngoài, người này đã đưa tôi tới Đại sứ quán Philippines nhờ trợ giúp”, chị Lan kể. Theo chị Lan, quãng đường từ Aleppo đến Đại sứ quán Philippines ở thủ đô Damascus dài tương đương từ Nga Sơn ra Hà Nội, nhưng đi mất 10 giờ đồng hồ vì mỗi đoạn lại gặp bom rơi, đạn nổ, từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối mới tới nơi. May mắn thay, Đại sứ quán Philippines đã hỗ trợ chỗ ăn ở cho chị và liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ đó chị Lan mới được đoàn tụ cùng gia đình.
Chị Lê Thị Thảo (thôn Chí Cường, xã Hà Sơn, H.Hà Trung, Thanh Hóa) cũng may mắn về được Việt Nam vào tháng 5 vừa qua sau nhiều năm làm lao động “chui” ở Syria và sống trong cuộc nội chiến ở đất nước này. Đầu năm 2013, chiến sự ở thành phố Aleppo rất khốc liệt. Dãy phố chị Thảo ở giúp việc bị trúng bom. Có hôm, cứ vài tiếng lại có từng tốp máy bay đến ném bom, ở dưới đất là xe cháy, người chết.
Xin chủ nhà trả tiền lương để về nước không được, nhưng quá sợ hãi vì chiến tranh, chị Thảo quyết ra đi với hai bàn tay trắng và được một người bắt xe đưa về thủ đô Damascus. Chị tìm đến những viên cảnh sát tuần tra trên đường phố và được đưa tới một trại tạm giam. Sau hơn 4 tháng sống trong tuyệt vọng, một ngày tháng 4.2013, chị được đưa về Đại sứ quán Philippines. Nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với các tổ chức quốc tế, chị Thảo đã trở về nhà trong nỗi vui mừng khôn tả của gia đình và họ hàng. (Đọc
tiếp)
Gánh nợ vì giấc mơ đổi đời
Theo ghi nhận tại các huyện Hà Trung và Nga Sơn (Thanh Hóa) có ít nhất 7 phụ nữ cùng đi xuất khẩu lao động “chui” sang Syria năm 2007, hiện nay đã có 4 người trở về Việt Nam. Toàn bộ chi phí lo cho “giấc mơ đổi đời” của họ ước khoảng 35 đến trên 50 triệu đồng, phần lớn là tiền vay ngân hàng, thậm chí là vay nặng lãi bên ngoài. Tuy nhiên, chị Hạnh, chị Thảo, chị Tuân... chỉ gửi được về cho gia đình người thì vỏn vẹn 15 triệu đồng, người 29 triệu đồng. Ngoài việc phải gánh chịu nỗi lo lắng tột cùng vì mất liên lạc với người thân, gia đình chị Hạnh, chị Thảo, chị Tân, chị Lan... phải gánh một khoản nợ không nhỏ, kinh tế gia đình rất khó khăn. “Tưởng vợ đi nước ngoài làm ăn gia đình sẽ khấm khá lên nhưng giờ mang một cục nợ to tướng”, anh Lê Xuân Sơn, chồng chị Lan than thở. Trong khi đó, vừa về với chồng con được 3 tháng, chị Thảo đã phải ra Quảng Ninh làm giúp việc gia đình để trang trải nợ nần. Bố con anh Thành hiện đang sống trong ngôi nhà cấp 4 xập xệ, chẳng có tài sản nào đáng giá.
Gia đình chị Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét