Đài truyền hình Nhật Bản (NHK) đưa tin nữ cảnh sát Ri Kyong Sim, 22 tuổi, vừa được Quốc hội Triều Tiên phong danh hiệu anh hùng, một trong những danh hiệu cao quý nhất đất nước.
NHK dẫn nguồn tin từ Bình Nhưỡng nói cô Ri Kyong Sim đã "mạo hiểm mạng sống để cứu lãnh đạo" trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại thủ đô Bình Nhưỡng. Tuy nhiên NHK không nói vụ tai nạn xảy ra khi nào.
NHK dẫn nguồn tin từ Bình Nhưỡng nói cô Ri Kyong Sim đã "mạo hiểm mạng sống để cứu lãnh đạo" trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại thủ đô Bình Nhưỡng. Tuy nhiên NHK không nói vụ tai nạn xảy ra khi nào.
Trong khi đó, hãng tin AFP nói ông Kimg Jong-un vừa thoát vụ ám sát hụt và cụm từ "nhà lãnh đạo" chỉ được dùng khi nói về ông Kim Jong-un. AFP và NHK đều trích dẫn nguồn tin từ Triều Tiên và tung ra đoạn video clip được cho là của Đài truyền hình trung ương Triều Tiên. Đoạn clip quay cảnh Tiên tổ chức phong "Huân chương anh hùng" cho nữ cảnh sát Ri Kyong Sim.
Đoạn clip được cho là của truyền hình Triều Tiên cũng chiếu cảnh nữ cảnh sát Ri Kyong Sim khóc nức nở khi được trao huân chương trong sự chứng kiến của hàng trăm sĩ quan công an Triều Tiên/VTC
Báo Rodong Sinmun hôm 8/5 cho biết Ri Kyong-sim, một nữ cảnh sát giao thông 22 tuổi ở Bình Nhưỡng được vinh danh là "Anh hùng Triều Tiên" vì xả thân bảo vệ an toàn cho "lãnh tụ cách mạng" trong một hoàn cảnh bất ngờ.
Trả lờiXóaCâu chuyện được đăng tải trên truyền thông Hàn Quốc và quốc tế như hãng thông tấn AFP, rộ lên tin đồn rằng "cô dường như đã ngăn chặn một sự cố có thể gây đe dọa mạng sống của lãnh đạo Kim Jong-un".
Tuy nhiên, News Focus International, một tổ chức thông tin về Triều Tiên, có nguồn tin là những người Triều Tiên lưu vong và những người đang hoạt động nhân đạo ở nước này, hôm 9/5 cho biết các nguồn tin ở Bình Nhưỡng nói Ri "nhận được giải thưởng vì đã dập ngọn lửa bùng phát gần một bức áp phích tuyên truyền". Bức áp phích được cho là có tên của lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Washington Post, sự lý giải này có thể nghe kỳ quặc, nhưng không phải không hợp lý, khi Triều Tiên thường trao danh hiệu cao quý cho những người cứu ảnh của các vị lãnh đạo. Những bức chân dung, cũng giống như Bí tích Thánh thể của Thiên chúa giáo, được coi là những biểu tượng linh thiêng trong tâm niệm người Triều Tiên.
News Focus International cũng cho biết Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng "Sẵn sàng Chiến tranh Cấp độ 1", do những căng thẳng gần đây với Mỹ và Hàn Quốc. Tình trạng này cho phép áp dụng những quy định đặc biệt, trong đó có yêu cầu công dân bảo vệ hình ảnh và biểu tượng của các lãnh đạo.
Truyền thông Triều Tiên cũng từng vinh danh những người hy sinh hoặc mạo hiểm mạng sống của bản thân hay của người thân để đảm bảo an toàn cho bức chân dung lãnh đạo. Năm 2007, Kang Hyong-kwon, một công nhân nhà máy trong một trận lũ đã cố gắng cứu con gái và chân dung lãnh tụ khỏi ngôi nhà bị ngập. Vì dòng nước xiết, ông đã không thể giữ được con gái nhưng vẫn cố nắm chặt bức chân dung, và sau đó được ngợi ca là một anh hùng trong đời thực.
Năm 2002, truyền thông Triều Tiên đưa tin về cái chết anh hùng của Han Hyong-gyong, một học sinh 14 tuổi chết đuối vì cố cứu ảnh của lãnh đạo trong một trận lũ khác. Bé gái sau đó được Triều Tiên vinh danh ở cấp cao nhất, trong khi cha mẹ, giáo viên và hiệu trưởng của em cũng được tặng thưởng.
Và mới đây, các cơ quan truyền hình trên thế giới đồng loạt đưa tin về cái chết đột ngột của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Nhật và lồng trong các bản tin là cảnh hàng trăm ngàn người dân Bắc Hàn, từ cụ già đến em bé, từ thiếu nữ đến thanh niên đều khóc thê thảm, khó lăn lộn, khóc đến ngất xỉu. Theo tin chính thức của Bắc Hàn, đã có năm triệu người, tức hơn hai mươi phần trăm dân số, bằng nhiều cách bày tỏ lòng thương tiếc dành cho lãnh tụ kính yêu Kim Chính Nhật. Các cơ quan truyền thông quốc tế dành nhiều thời gian để tìm hiểu về hiện tượng khóc rất lạ đời này. Son Jeong Hun, trước đây vượt thoát từ Bắc Hàn cho biết "Nếu bạn không khóc một cách công khai, bạn bị xem là có thái độ sỉ nhục lãnh tụ và có thể bị kết án chống lại nhà nước". Tuy nhiên, trong lúc rất nhiều người phải khóc, khóc không ra nước mắt, cũng có rất nhiều người đã khóc một cách chân thành chỉ vì các vi trùng tôn thờ cá nhân ăn sâu vào nhận thức và họ đã bị hoàn toàn tẩy não.
Trả lờiXóaTại Bắc Hàn, mỗi gia đình đều có một bức ảnh của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật. Ban kiểm tra hình lãnh tụ theo định kỳ đến khám xét từng nhà. Gia chủ sẽ bị phạt nếu hình của cha con họ Kim không được lau chùi đúng tiêu chuẩn. Bịnh tôn thờ lãnh tụ tại Bắc Hàn trầm trọng đến nỗi người dân có thể chết chỉ để bảo vệ bức ảnh của "cha già dân tộc". Theo hồ sơ tội ác của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật do giáo sư Grace M. Kang chuẩn bị để truy tố trước tòa án quốc tế, ngày 4 tháng Sáu 1997 một chiếc ghe đánh cá bị sóng đánh chìm, thủy thủ trên ghe đã buộc chân dung của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật vào phao cấp cứu để hai bức ảnh khỏi chìm trong lúc các thủy thủy đã chết đuối. Khi hai bức ảnh được hải quân Bắc Hàn tìm được, những thủy thủ bị chết đuối được tặng danh hiệu Anh Hùng Cộng Hòa. Ngoài ra, tạp chí Time cũng đã tường thuật một trường hợp hỏa hoạn ở Bắc Hàn, chủ nhà đã lo cứu bức ảnh trước khi cứu con mình. Tháng 4/2003, theo tạp chí Economist, một chiếc xe lửa ở Bắc Hàn không may chạy trật đường rầy và đụng vào một toà nhà lớn, cả xe lửa lẫn toà nhà đều bốc cháy, hàng trăm khách trong xe, người trong toà nhà vừa chết vừa bị thương. Thế nhưng khi những người dân Bắc Hàn tới cứu, họ đã cố tìm cách dập tắt ngọn lửa đang đốt cháy tấm chân dung lớn của Kim Chính Nhật treo trên toà nhà trước khi cứu chữa những người bị thương đang sắp chết cháy trong nhà.
Một số nhà phân tích tâm lý cho rằng, vấn đề không phải người dân Bắc Hàn khóc thật hay khóc giả nhưng chỉ việc khóc một cách tự nhiên và công khai trước ống kính truyền hình đã cho thấy khả năng của chế độ kiểm soát hành vi của người dân chặt chẽ đến chừng nào...
TRẦN TRUNG ĐẠO
(Click tiêu đề xem toàn bài)