Khoảng 14h ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình
có một đối tượng từ bên ngoài vào bắn người, gây trọng thương và bỏ trốn khỏi
hiện trường. Ngay sau vụ việc xảy ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình tổ
chức cấp cứu người bị hại, báo cáo kịp thời Công an Thành phố và tổ chức lực
lượng bảo vệ hiện trường vụ án.
Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết vụ nổ súng xảy
ra tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố, có văn phòng nằm trong Ủy ban
Nhân dân thành phố. (Hiện trường vụ án ảnh trên)
Báo Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.
Báo Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.
“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải
quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng
gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi
phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền
Phong cho biết.
Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là
"chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ
trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng". "Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả
năng thức tỉnh".
Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã.(BBC)
Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã.(BBC)
Tin các báo:
- Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất? (BBC). – Lê Diễn Đức: Tiếng gọi từ cái chết (RFA Blog). - Xông vào UBND TP Thái Bình, bắn cán bộ giải phóng mặt bằng (VNE). - 4 cán bộ bị bắn tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình (TT). - Xông vào trụ sở UBND TP.Thái Bình, bắn 4 người trọng thương (TN). - Xác định hung thủ bắn 4 người trọng thương. - Hung thủ xông vào trụ sở bắn 4 người đã tự sát. - Vụ nổ súng tại UBND TP. Thái Bình: Phó giám đốc trung tâm đã tử vong tại bệnh viện (LĐ). - Vụ [nổ] súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết (VNN).
Bài cũ:
* Nhà báo Đào Thanh Tuy (Báo Gia đình và xã hội): Có một sự thật (sẽ là nguy hiểm với những ai thấy nguy hiểm) là hễ có một cuộc va chạm đổ máu, thậm chí mất mạng giữa người dân và chính quyền thì chẳng biết đúng, sai thế nào nhưng đông đảo dư luận lại đứng về phía người dân.
Trả lờiXóaPhải chăng bây giờ cái xấu xa đã là tài sản tất yếu của những người mang kiếp đầy tớ, công bộc?.
Cái gì cũng có nguyên do, quá trình hệt như ra đường nhìn thấy mấy thằng vằn vện xăm trổ thì người ta nghĩ ngay tới lũ lưu manh, giang hồ, thấy ông bụng phệ, mắt híp là nghĩ tới bọn quan tham...
* TS. Mai Thanh Sơn (Trưởng phòng Dân tộc học và Nhân học, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Mình không hoàn toàn tán đồng cách giải quyết bất đồng của Đặng Ngọc Viết. Nhưng mình có thể chia sẻ phần nào cảm xúc của anh ấy.
Viết đã ở tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" - cái tuổi có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm.
Phải ở trong hoàn cảnh bức xúc thế nào, Viết mới hành động như vậy.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã khiến cả nước rúng động, bàng hoàng. Nhưng dường như điều đó cũng chưa đủ thức tỉnh những trái tim chai sạn, vô cảm trước tình trạng bế tắc của người dân.
Đoàn Văn Vươn là người mở đầu cho "Cuộc chiến vì Quyền đối với Đất đai".
Viết đã bước thêm một bước nữa: "Liều chết vì Đất".
Có ở trong dân mới cảm nhận được những làn sóng bất bình đang lan rộng từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi lên miền ngược.
Điều mà mình thấy lo ngại cho chế độ là một số người dân đã nghĩ đến con đường "Tự vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn với chính quyền".
Nguy tai!.
* Huỳnh Ngọc Chênh: Câu hỏi được đặt ra là Đặng Ngọc Viết đã căm thù ai và vì chuyện gì đến mức phải dùng súng trút căm hờn của mình qua từng phát bắn lần lượt vào đầu 5 cán bộ tại TT Phát triển Quỹ đất?
Anh em Đoàn Văn Vươn đã giành lại được mảnh đất xương máu của mình từ tay tập đoàn gian tham Lê Văn Hiền với cái giá phải trả cho hành động chống đối bất hợp pháp của mình bằng nhiều năm tù đày (Trong khi bọn chủ mưu gây ra vụ cướp đất lại bị xử lý rất nhẹ)
Đặng Ngọc Viết biết trước hành động của mình là phạm vào tội ác nặng nề, cướp đi sinh mạng của người khác, nên đã tự trừng phạt mình bằng cái chết.
Đặng Ngọc Viết gây ra cái chết của nhiều người và cái chết của mình để đạt mục đích gì là câu hỏi đang đặt ra. Nhưng thế nào đi nữa thì những tiếng nổ ấy cũng là sự cảnh báo về những bất cập trong chính sách đất đai hiện hành.
Liên quan đến chính sách đất đai đã có vài người dân tự thiêu, hai người phụ nữ phải lột truồng, nhiều người dân bị tù tội và rất nhiều người dân khác mất phương tiện canh tác, trở thành đoàn dân oan ngày càng đông đúc, kéo lê thê lếch thếch tháng này qua năm nọ tại các cơ quan giải quyết khiếu kiện.
Tuy vậy chính sách về đất đai vẫn không có dấu hiệu được thay đổi cho hợp lẽ.
Bạn Viết không tự tìm lấy cái chết sau khi tự thân vất vả đi tìm công lý, cho dù đó là loại công lý tự tạo của những nạn nhân trắng tay ở chốn đường cùng.
Trả lờiXóaBạn ấy tự xử, chỉ vì không muốn tòa ghép án bằng thứ công lý bảo vệ độc tài.
Rõ ràng là bạn Viết đã phủ định thứ công lý bẩn thỉu đó hai lần.
Như một thông điệp: Bạn Viết đúng là có bắn vào đầu cán bộ, nhưng, cùng với hành động khỏa thân giữ đất, cùng với quyết định tự thiêu giữ con, và cùng với quả bom gas Tiên Lãng, chính thực đây là những phát đạn nhắm vào đầu cái chế độ dồn sức giết dân bằng lòng tham và tính ác.
Tỉnh ra chưa, hỡi đảng & nhà nước?
ĐINH TẤN LỰC
Khác với Tiên Lãng, vụ nổ súng đầu tiên của người dân phản ứng thu hồi đất, chỉ với súng hoa cải bắn vu vơ ở cự ly xa, làm chấn thương nhẹ 6 người phía công an và quân đội. Vụ nổ súng ở Thái Bình bằng súng quân dụng nhằm vào đầu người ở cự ly gần, mất 2 mạng người, 3 người khác trọng thương. Hậu quả thê thảm hơn nhiều.
Trả lờiXóaTrong vụ Tiên Lãng, báo chí trong và ngoài nước cũng như thông tin trên mạng đã đăng tải, phân tích và bình luận qua hàng nghìn tin, bài, nêu rõ bất cập trong chính sách đất đai hiện hành. Nhiều nhân vật lãnh đạo cấp cao đương chức, hoặc hưu trí đã lên tiếng thừa nhận chính sách đất đai lỗi thời, bất cập và việc thực thi sai trái của quan chức địa phương là nguyên nhân cơ bản của vụ việc. Tiên Lãng chỉ là sự kiện nổi cộm trong hàng vạn vụ thu hồi đất bất công, gây bức xúc cho người dân. Theo công bố chính thức từ Quốc hội, nội dung đất đai đang chiếm hơn 70% vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, phản ứng và hoàn cảnh số phận bi thương gây bất ổn xã hội. Nhân vụ Tiên Lãng, nhiều bài báo, bạn đọc liên hệ với vụ án Đầm Nọc Nạn ở Bạc Liêu năm 1928 dưới thời thuộc Pháp, khuyến cáo nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận và kịp thời khắc phục khiếm khuyết của chính sách đất đai, xử lý nghiêm khắc quan chức sai phạm, khoan hồng với người dân bị lâm thế “con giun xéo lắm cũng quằn”, ít nhất cũng xử sự được như người Pháp trong vụ Đầm Nọc Nạn.
Thế nhưng, cách thức giải quyết vụ Tiên Lãng làm công luận thất vọng. Là nạn nhân của vụ cưỡng chế trái pháp luật, cơ ngơi mấy chục năm gầy dựng bằng mồ hôi, xương máu và cả tính mạng người thân bỗng chốc tan hoang, anh em họ Đoàn bị bắt bớ giam cầm và trừng phạt nặng nề. Quan chức sai phạm cấp xã, huyện chỉ bị xử lý nhẹ hều. Quan chức sai phạm cấp tỉnh, cấp bộ vẫn rung đùi tại vị. Thậm chí, đại tá giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, đầu têu vụ cưỡng chế bê bối Tiên Lãng – kẻ đã huênh hoang không gì vô học và bạc ác hơn trên truyền thông rằng đây là “một trận đánh đẹp”(!), lại được thăng tướng! Xử vụ Tiên Lãng như vậy, nói nhà nước coi khinh, chọc giận dân chúng, liệu có quá lời?
Vụ nổ súng ở Thái Bình lại một lần nữa cho thấy, chừng nào những bất cập đã quá rõ ràng trong chính sách đất đai còn chưa được khắc phục một cách căn bản, không ai dám bảo đảm tiếng súng giữ đất sẽ hết nổ. Thậm chí rất có thể, quy mô và tính chất nghiêm trọng sẽ không dừng ở mức độ như Tiên Lãng, Thái Bình.
VÕ VĂN TẠO
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Xưa cụ Hồ có câu nói bất hủ theo kiểu chiến thuật biển người để giành lấy miền Nam: "Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng lấy miền Nam". Nó đã làm mất đi khoảng 3 triệu người ở Đàng Ngoài, và khoảng 2 triệu người ở Đàng Trong vĩ tuyến 17.
Trả lờiXóaSau 30/4/1975, còn khoảng hơn 2 triệu người bỏ thây trên biển cả so với hơn 1 triệu người đến được đất liền ở nước thứ 3 để trốn chạy đảng cộng sản cầm quyền.
Xưa cụ Hồ, cụ Giáp đã dùng chiến tranh du kích để giành lấy miền Nam. Nay dân Việt cũng biết dùng chiến tranh du kích để đổi mạng với các đảng viên cộng sản cầm quyền cướp bóc trên xương máu nhân dân.
Nếu làm một bài tính đơn giản nữa, cứ một người dân như Đặng Ngọc Viết đổi lấy 4 đảng viên, thì chỉ cần 1 triệu dân Việt đổi hết 4 triệu đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. So với việc cụ Hồ giành lấy miền Nam cũng còn rẻ chán.
Hơn thế nữa, nếu một đổi một giữa dân và đảng viên cộng sản, nếu cần, khi tức nước thì dân Việt có thừa truyền thống qua lịch sử chiến tranh, để làm lấy điều này là không có gì để phải nghi ngờ, mà không cần gây mê toàn dân tộc như cụ đã làm hơn 40 năm trước.
Tức nước thì vỡ bờ. Cấp độ phản kháng của dân mỗi ngày một tăng lên, và đã tăng đến mức độ mà, lý trí, toan tính và sự quyết liệt đã đến đỉnh điểm trong 2 năm qua. Thế mà người ta vẫn ngồi bàn với nhau chuyện xưa như trái đất - công hữu tư liệu sản xuất - để cướp của dân.
Thế mà người ta còn khẳng định, hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là do dân, của dân và vì dân, không có tam quyền phân lập, không có chuyện tách quân đội công an ra khỏi đảng cầm quyền, để tập quyền đơn nguyên mà bảo vệ tham nhũng hơn là chống tham nhũng.
Thế mà người ta còn ngồi nghĩ ra những nghị định để lấy bạo lực làm phương tiện để cai trị dân, thì dân dùng bạo lực để trả lại cường quyền. Đó là lẽ tất nhiên. "Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên nó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó" - Boris Elsin.
Có thể lắm, khi người dân không còn cách để lựa chọn, và khi người dân giải thoát được cái sợ, thì chỉ còn việc mạng đổi mạng để đòi lấy công lý với những kẻ cầm quyền tham tàn.
HỒ HẢI
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.
Trả lờiXóaKhó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất. Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.
Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.
Cho dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường, cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát vũ trang…
PHẠM CHÍ DŨNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)