Buổi tối Chủ Nhật 8/9/2013 tỉ phú Mỹ Bill Gates làm xôn xao dư luận khi đưa lên trang Facebook của mình tấm hình một cái cột điện ở Hà Nội chằng chịt ngang dọc hàng trăm dây điện đủ cỡ rất nguy hiểm.
Từ khi đưa lên lúc 7 giờ tối Chủ Nhật thì đến 6 giờ chiều ngày Thứ Hai 9/9/2013, người ta thấy có tới 5,858 người vào xem và chuyền nhau, kèm theo những lời bình luận. (Ảnh trên chụp trưa ngày 10/9 số người là 6,014)
Người ngạc nhiên thì nhiều. Một số đả kích chính sách sai lầm. Một số thương hại. Một số người ở Việt Nam thì cho biết đó là những hình ảnh hàng ngày họ phải nhìn thấy, không có gì ngạc nhiên.
Nhìn hàng trăm dây điện ngang dọc như thế trên một cột điện, ông Gates chỉ bình luận nhẹ nhàng rằng “chúng làm cho cái hệ thống lưới điện cũ kỹ này dưới một áp lực rất đáng kể. Làm thế nào một nước như Việt nam có thể đối phó với nhu cầu (điện năng) gia tăng? Các quyết định khó khăn nằm ở phía trước”.
Người ngạc nhiên thì nhiều. Một số đả kích chính sách sai lầm. Một số thương hại. Một số người ở Việt Nam thì cho biết đó là những hình ảnh hàng ngày họ phải nhìn thấy, không có gì ngạc nhiên.
Nhìn hàng trăm dây điện ngang dọc như thế trên một cột điện, ông Gates chỉ bình luận nhẹ nhàng rằng “chúng làm cho cái hệ thống lưới điện cũ kỹ này dưới một áp lực rất đáng kể. Làm thế nào một nước như Việt nam có thể đối phó với nhu cầu (điện năng) gia tăng? Các quyết định khó khăn nằm ở phía trước”.
Gates đến Việt Nam năm 2006 |
Thật ra, tấm hình trên trang Facebook của ông là hình ông lấy lại từ bài viết trên tạp chí The Economist ngày 31/8/2013 với tựa đề “Hệ thống lưới điện của Việt Nam đang dưới áp lực. Tất cả mọi cầu chì có thể nổ”.
Bài báo viết về những kế hoạch tài chính tìm cách tăng khả năng cho hệ thống lưới điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại Việt Nam thêm khoảng 14% hàng năm. Tiền thì không có, cần phải dựa vào các nguồn đầu tư và tài trợ của ngoại quốc nhưng điều hành hệ thống cung cấp điện năng và hệ thống các nhà máy điện hoàn toàn nằm trong tay các ông quốc doanh. Các công ty quốc doanh buộc phải bán giá điện thấp theo yêu cầu của nhà nước, bên dưới cả giá thành, nên không hấp dẫn được giới tư bản nước ngoài.
Bài báo viết về những kế hoạch tài chính tìm cách tăng khả năng cho hệ thống lưới điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại Việt Nam thêm khoảng 14% hàng năm. Tiền thì không có, cần phải dựa vào các nguồn đầu tư và tài trợ của ngoại quốc nhưng điều hành hệ thống cung cấp điện năng và hệ thống các nhà máy điện hoàn toàn nằm trong tay các ông quốc doanh. Các công ty quốc doanh buộc phải bán giá điện thấp theo yêu cầu của nhà nước, bên dưới cả giá thành, nên không hấp dẫn được giới tư bản nước ngoài.
Các nhà máy thủy điện được xây dựng tràn lan tại nhiều tỉnh, đặc biệt là khu vực miền Trung, đa số là nhỏ bé, thực chất chỉ là cơ hội giúp đám quan chức đảng viên từ trung ương tới địa phương toa rập với đám tư bản đỏ phá rừng lấy gỗ, kiếm ăn bất chính. Tháng 5 vừa qua, một chiếc xe cẩu sơ ý đã làm chập điện ở khu vực thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) làm mất điện toàn diện cả miền Nam. Điều này cho thấy bất cứ một biến cố bất thường nào, hệ thống lưới điện tại Việt Nam cũng dễ trở thành tai họa.
Với hình ảnh dây điện của báo The Economist được ông Bill Gates cho lên trang Facebook, nó chưa lấy gì làm ghê so với những hình ảnh khác về hệ thống dây điện ở Hà Nội mà báo điện tử đưa lên mạng ngày Thứ Bảy 10/9/2013. Người dân Hà Nội dùng dây điện ngoài trời làm dây phơi quần áo, treo lồng chim. Nhà nước cũng tận dụng cột điện để treo hệ thống loa tuyên truyền mấy chục năm nay rồi. Từng có người chạy xe gắn máy ngã lăn ra đường vì vướng dây điện sà xuống gần mặt đất.
Nạn cúp điện bất kể ngày đêm vào dịp hè trở thành thông thường, người ta chán không thấy còn kêu ca. Theo luật sư Oliver Massmann chuyên có vấn cho các hợp đồng về điện năng ở Việt Nam cảnh cáo trên báo The Econmist là nếu thiếu đầu tư ngoại quốc, không phải tương lai điện ở Việt Nam chỉ chập chờn mà còn dẫn đến cúp điện luân phiên như đã từng xảy ra.
Hệ quả, giới đầu tư sản xuất tại Việt nam sẽ theo nhau bỏ chạy, tìm đến những nơi tốt hơn như Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác. Ngay trong nước, nạn thiếu điện cũng cản trở phát triển kinh tế mà nhiều người từng cáo buộc quan chức nhà nước không biết cách điều hành. (TN)
Nạn cúp điện bất kể ngày đêm vào dịp hè trở thành thông thường, người ta chán không thấy còn kêu ca. Theo luật sư Oliver Massmann chuyên có vấn cho các hợp đồng về điện năng ở Việt Nam cảnh cáo trên báo The Econmist là nếu thiếu đầu tư ngoại quốc, không phải tương lai điện ở Việt Nam chỉ chập chờn mà còn dẫn đến cúp điện luân phiên như đã từng xảy ra.
Hệ quả, giới đầu tư sản xuất tại Việt nam sẽ theo nhau bỏ chạy, tìm đến những nơi tốt hơn như Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác. Ngay trong nước, nạn thiếu điện cũng cản trở phát triển kinh tế mà nhiều người từng cáo buộc quan chức nhà nước không biết cách điều hành. (TN)
Những hình ảnh thật bình thường với người Việt
Sống chung với điện thế này, không chết mới lạ
Facebooker Bill Gates (4.469.193 likes) vừa mới đăng bức ảnh trên, và vô tình làm dậy sóng cộng đồng mạng (VN), cả sóng thanh lẫn sóng tục, cả đàng hoàng lẫn vô giáo dục. Chỉ trong vòng 8 giờ đồng hồ, tính tới lúc ghi ảnh màn hình lại đây, bức ảnh đã có 3.723 phó bản chia sẻ, 22.156 cú bấm likes, 2.908 comments và còn đang tăng nhanh.
Trả lờiXóaNội dung mà Bill Gates chia sẻ không có gì ghê gớm. Chỉ là một nhận xét về nhu cầu năng lượng của VN gia tăng 14% mỗi năm. Kèm theo một dấu chấm hỏi là làm cách nào nhà nước VN giải quyết nhu cầu đó với một lưới điện canh hẹ rối bời như trong bức hình.
Nội dung nguyên thỉ là từ một bài báo có tựa đề “Điện lực VN: Một gánh nặng” trên tờ The Economist, báo giấy, số ra ngày 31/8/2013. Gốc gác bức hình canh hẹ trên trời cũng là từ bài báo đó.
Facebooker Cứ Nguyễn, tức nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ, xem ảnh, tức cảnh sinh tình chằng chịt:
“Chúng ta là một thứ dây nhợ chằng chịt
Được cấu tạo bởi một xã hội chằng chịt
Được hình thành [bởi] một chế độ chằng chịt
Được cai trị bởi những cái đầu mù mịt…”.
Facebooker kiêm nhà thơ Văn Công Mỹ đề xuất thêm mấy từ còm dí dỏm:
“Chúng ta là một thứ dây nhợ chằng chịt
Được cấu tạo bởi một xã hội nhăng nhít
Được hình thành [bởi] một chế độ xôi thịt
Được cai trị bởi những cái đầu mù mịt…”.
Độ rối chằng chịt ở đây, rõ ràng không hẳn chỉ là mớ dây điện giăng mắc phủ kín bầu trời đô thị VN. Nó là biểu trưng của một quốc gia (nhăng nhít) được vận hành bằng dàn lãnh đạo (gồm những cái đầu mù mịt) thông qua một số nhóm lợi ích (xôi thịt) đang thuê bao bảo vệ là công an, dân phòng, côn đồ và điềm chỉ viên (quấn nhau chằng chịt).
Riêng điều đó thì chắc là Bill Gates mù mờ, hoặc, ít ra, giả tảng mù mờ. Không khác gì chàng đã từng giả tảng mù mờ về chuyện sinh viên VN được đội cò giáo dục đại học đầy học hàm học vị tại đây “hướng dẫn” làm sao để có cơ hội gặp mặt và níu tay chàng năm nào ở VN.
Kể cũng khó lòng mà Bill nắm được các số liệu mới luân lưu trên mạng gần đây là cứ trong sáu người lao động VN đã có một người làm việc cho an ninh hay cộng tác với an ninh (Carl Thayer ước lượng cả thảy lực lượng này lên đến gần 7 triệu người).
Hoặc, không chắc Bill có cơ hội đọc được số liệu so sánh của nhà báo Bùi Tín trong một bài viết mới đây:
“Trong 30 năm chiến tranh cả Bộ Công an chỉ có 3 sĩ quan cấp tướng và 7 đại tá, mà nay riêng Bộ này đã có 13 Tổng cục, 38 Cục và Vụ, hơn 160 tướng, 360 đại tá và thượng tá, cả một đạo kiêu binh được thăng cấp và tăng lương nhanh nhất, chỉ để bảo vệ đảng là chủ yếu, không coi dân ra gì…”
Thế là, hóa ra, cả tờ Economist lừng lẫy lẫn Bill đại thụ, đều… chém phải gió.
Chỉ vì nhu cầu năng lượng có tăng mấy cũng chẳng có chi đáng ngại: Nó không bảo vệ đảng, cũng không giúp được gì cho mối lo mất đảng. Vả, mất nước còn chẳng đáng lo, lo gì mất điện (là chuyện xảy ra hàng ngày ở huyện?
Karl Marx bảo: “Hạ tầng cơ sở quyết định Thượng tầng kiến trúc”. Bill là người tài cao hiểu rộng, và là một doanh nhân hạng khủng, thế nào cũng biết. Bill chỉ có thể chưa kịp biết là: Sau khi Đệ tam Quốc tế tan hàng rã đám, thì ở các nước bám càng bị gãy răng văng lợi này, khẳng định của Marx được chêm thêm đôi chữ: “Hạ tầng cơ sở bạo lực quyết định sự tồn tại của Thượng tầng kiến trúc”.
Do vậy, hãy quên đi điện lực/năng lượng/giáo dục/y tế/lao động/tài chính/giao thông… các thứ . Ngân sách quốc gia, tức tiền thuế của dân, thậm chí cả viện trợ ODA, chỉ rót vào ngành an ninh, sau khi đã trám đầy nhiều két sắt trung ương và các trương mục Thụy Sĩ...
ĐINH TẤN LỰC
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Nhà tỉ phú nổi tiếng Bill Gates đăng lên facebook của ông bức ảnh cột điện chằng chịt dây điện mà ông chụp được ở đường phố Việt Nam kèm theo status: Tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng đang tăng 14% một năm. Lưới điện cũ này bị quá tải. Nhưng đất nước như Việt nam làm sao để giải quyết nhu cầu điện ngày càng tăng”.
Trả lờiXóaNhững dòng trên status không có gì ghê gớm, nhu cầu điện tăng là chuyện đương nhiên, là rất bình thường. Vậy tại sao facebook của tỉ phú Mỹ thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng như vậy?
Câu trả lời là vì cái cột điện. Có lẽ cộng đồng không quan tâm đến chuyện thiếu điện ở Việt Nam, mà sửng sốt trước cái cột điện như con quái vật trên đường phố. Bao nhiêu năm nay, dân mình thấy nó quá quen thuộc, quen thuộc đến độ chúng ta không xem nó là quái dị, là bất bình thường, là xấu xí, là nguy hiểm… Chùm dây điện trên đầu, chạy ngang qua cửa sổ nhà, dây điện từng gây chết người, móc vào cổ người đi đường, nhưng chẳng có gì quan trọng.
Nhưng cái cột điện với chùm dây mạng nhện “đặc sản” thuần Việt Nam trên facebook của Bill Gates đã gây sốc cho cả thế giới. Ở thế kỷ này rồi mà vẫn còn có quốc gia khai thác và truyền tải điện như Việt Nam quả thật rất đáng để tò mò. Những công dân văn minh của thế giới văn minh giật mình kinh hãi khi thấy cột điện nguy hiểm này, họ tự hỏi vì sao nó mất thẩm mỹ và mất an toàn như vậy mà vẫn cứ tồn tại ngay giữa đường phố của thủ đô Việt Nam.
Nhưng họ chưa biết rằng, không phải chỉ một cột mà ông Bill Gates chụp, còn có hàng vạn cột điện tệ hơn vậy trên khắp đường phố Hà Nội, TPHCM và nhiều thành phố khác của Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi chuyện cái cột điện tệ hại được cộng đồng mạng đem ra bình luận. Ông tỉ phú người Mỹ đến Việt Nam và đã giới thiệu cho cả thế giới biết về sự lạc hậu của đất nước Việt Nam chỉ qua một tấm ảnh. Tấm ảnh đó rất điển hình, rất khái quát và rất trung thực về sự phát triển của ngành điện Việt Nam. Không trách ông Bill Gates, chỉ trách chúng ta quá tụt hậu và kém cõi.
Những người lãnh đạo ngành điện Việt Nam có xấu hổ khi hình ảnh quốc gia bị chính cái cột điện của các ông làm cho xấu xí trước mắt thiên hạ không?
Ngành điện độc quyền kinh doanh, bấu vào bầu sữa ngân sách, làm ăn thua lỗ, điện luôn không đủ cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng. Những tồn tại và yếu kém đó bao năm không giải quyết được, hệ thống đường dây “quái vật” cũng thế, nó là một trong những sản phẩm từ sự yếu kém mà ra.
Cùng với cột điện và hệ thống dây điện trong thành phố, đô thị Việt Nam còn có hai thứ “đặc sản” khác là kẹt xe và ngập nước. Du khách nước ngoài đến Việt Nam luôn được thưởng thức quang cảnh kẹt xe. Nếu gặp cơn mưa, có thể câu cá hay chống xuồng đi trên đường phố. Những hình ảnh “ngộ nghĩnh” đó không thiếu ở các kênh thông tin, mạng xã hội. Làm một công dân có lòng tự trọng, thấy đó là một nỗi đau, huống chi là làm lãnh đạo.
LÊ CHÂN NHÂN