Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Hạnh phúc là đây

Vài hình ảnh dưới đây lấy từ chuyên mục nhịp đời qua ống kính của báo Tuổi Trẻ, ảnh do bạn đọc khắp nơi gửi về ghi lại những khoảng khắc đời thường của người dân trong một quốc gia hạnh phúc thứ 2 thế giới
Học sinh mầm non lội sông đến trường
Con đường mòn đến điểm trường tiểu học Trại Cá (xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) phải qua sông Đakrông. Tại đây có hai chiếc đò ngang làm bằng sắt với nhiều lỗ thủng nằm chỏng chơ trên bờ.
Trong ảnh: Sau giờ tan học buổi sáng, hơn 20 học sinh mầm non và tiểu học đổ ra đây để lội sông về nhà. Các em phải cởi áo quần đưa lên cao khi lội qua sông. Khúc sông này dài gần 100m, nước chảy rất mạnh. Điều gì đang chờ các em ở dòng nước dữ dội đó, nhất là khi mùa lũ đang đến?
Bữa ăn trưa ở Khau Vai
Mùa ngô thu hoạch xong, nhiều bản làng trên cao nguyên đá Hà Giang lại chọn những đám nương có độ nghiêng ít hơn để làm đất trồng cải.
Trong ảnh là một gia đình người Mông ở bản Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang ăn bữa trưa ngay trên nương. Cả nhà không có đủ số muôi (vá) để xúc thức ăn nên phải chuyền tay nhau. Bữa trưa chỉ có mèn mén, nước mặn đựng trong xoong đã hết, chỉ còn mèn mén khô khốc.
Gian nan tìm “con chữ”
Trường tiểu học xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải là một trong những trường tiểu học vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, thiếu thốn đủ thứ về cơ sở vật chất.

Phải khâm phục khi chứng kiến học sinh dân tộc Mông vượt qua bao suối, đèo dốc để đến trường. Ngoài giờ học các em còn phải đi lấy nước, kiếm củi cho bữa ăn và sưởi ấm trong những ngày rét thấu xương.
"Cô Tấm" của bản làng
Năm 2011, khi bố mẹ của Hà Thị Giới, học sinh lớp 7 Trường THCS Minh Hạ, xã Minh Hạ, huyện Văn Bàn (Lào Cai), qua đời sau khi nhiễm HIV thì Giới và hai em Hà Thị Hạnh (lớp 6), Hà Văn Mạnh (lớp 2) sống nhờ sự đùm bọc của bà ngoại Lục Thị Liễu, 60 tuổi.
Để giúp đỡ bà ngoại, sau mỗi buổi học Giới thường vô rừng lấy củi. Mỗi gánh củi chỉ bán được 10.000 đồng nhưng gom góp cũng đủ tiền mua sách vở cho ba chị em, đỡ được gánh nặng cho bà. Năm 2011 cả ba chị em đều là học sinh tiên tiến của trường. Bà con dân tộc Tày ở xã Minh Hạ gọi Giới là “cô Tấm” của bản làng.
Bữa cơm trong bóng tối
Bữa cơm tối nào của gia đình anh Ngô Văn Ngọc (ở xóm Bãi Kè, Đồng Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An) và các hộ dân nơi đây cũng luôn trong ánh đèn dầu tù mù vì không có điện.

Bắt đầu đến vùng đất này từ năm 1992 từ chương trình di dân làm kinh tế 327 của Lâm trường Đồng Hợp (nguồn gốc người dân đa số từ xã Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng đến nay ở đây vẫn chưa có điện. Gia đình anh Ngọc và các hộ dân trong xóm đều phải sử dụng đèn dầu và nến để thắp sáng.
Cào nghêu “vụn” nuôi gia đình
Công việc cào nghêu trên vịnh Lăng Cô của bà Thu Hà (53 tuổi, ở thôn An Cư Đông, Ngọc Hải, Lăng Cô, Huế) bắt đầu từ 5g đến 12g khi nước đầm dâng cao. Trung bình mỗi ngày bà cào được 2-5 kg nghêu, hàu nhỏ và kiếm được 20.000-50.000 đồng.

Chồng mất cách đây 25 năm, vì không có vốn liếng nên bà Hà sắm cái cào nhỏ ngày ngày đi cào nghêu nuôi mẹ già 80 tuổi sống qua ngày. Cũng vì nhà nghèo không có tiền nên hai người con của bà đều không được đi học.
Gia đình vạn đò
Con thuyền này là nơi cư ngụ 10 năm nay của gia đình bà Nguyễn Thị Đây (47 tuổi) tại khu âu thuyền Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Vì chưa nhập được hộ khẩu từ Lâm Đồng về Đà Nẵng nên đến bây giờ năm thành viên gia đình bà vẫn chưa được lên bờ, sống trong khu tái định cư do chính quyền TP hỗ trợ. Hằng ngày, bà Đây dậy từ 4g sáng vào cảng cá Thọ Quang chở thuê, chồng làm phụ hồ. Do khó khăn nên hai con lớn Phùng Thị Trâm (13 tuổi), Phùng Thị Châu (12 tuổi) phải bỏ học phụ cha mẹ mưu sinh, còn con út hiện đang học lớp 3.
Trông thuyền cho ngư dân
Ngày chèo đò đi thị sát một góc cảng cá, tối đến ngủ trên tàu đề phòng kẻ gian. Đó là công việc đã gắn bó suốt 36 năm nay với ông Đặng Văn Châu (60 tuổi, thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định).

Ông Chánh bị mất một chân trong một lần trúng bom Mỹ. Khi đất nước hòa bình, ông rời Thừa Thiên - Huế vào sống ở Hoài Nhơn, Bình Định và làm công việc trông coi tàu thuyền cho ngư dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips