@ Sự
yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị
suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do
tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo
trở nên khánh kiệt hơn:
- Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, tiền rơi vào túi ai… ???/ Wegreen Vietnam
Người Việt giàu lên chỉ là giả tạo - Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo.
Cái chết của nền kinh tế VN
- Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, tiền rơi vào túi ai… ???/ Wegreen Vietnam
Người Việt giàu lên chỉ là giả tạo - Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo.
Cái chết của nền kinh tế VN
@ Tại
Hội thảo Tái xác định lợi thế cạnh tranh của Việt Nam thông qua tăng cường khả
năng thích ứng trước các rủi ro diễn ra sáng 6/12 tại Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến
sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, đã bóc trần sự thật đã bị chối bỏ suốt 20 năm
đổi mới, Việt Nam vẫn không thấy thoát khỏi nền kinh tế “gia công”, các
doanh nghiệp chỉ như những “con gà công nghiệp” cứ chờ người ta vứt cho thức ăn
để chứ không chịu tự đi tìm đường cho mình.
@ Tôi
về Việt Nam vào 2007 với tất cả háo hức của một đứa con vừa tìm về nhà. Chỉ 6
tháng sau, tôi bắt đầu thấy rõ những thủ thuật qua những con số thống kê thoa
nắn, những chiêu tiếp thị vô trách nhiệm và những lòng tham cá nhân không kiểm
soát. Tôi viết về những dự đoán không lấy gì làm sáng sủa và những quyền lực
đang cầm lái cho chiếc xe kinh tế phản bác với những lạc quan hồ hởi kiểu viết
biểu ngữ. Dù tôi sai về thời điểm (tôi nghĩ 2010 là năm bản lề) nhưng trận bão
năm Thìn 2012 cũng đã đến với một cường độ Việt Nam chưa hề trải nghiệm. Tóm
lại, chúng ta sẽ bắt đầu 2013 với một chiếc xe đang kẹt cứng trong bùn. Alan Phan
@ Năm 2012, bằng sức mạnh tổng hợp chúng ta đã bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Cuội
@ Doanh nghiệp tiếp tục chết
Chỉ trong vòng 11 tháng đầu năm, theo thống kê chưa đầy đủ đã có tới 46.500 doanh nghiệp phá sản và hàng chục ngàn doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng ngừng hoạt động, chỉ chưa đủ điều kiện để tuyên bố phá sản. Năm 2012 cũng là năm lần đầu tiên TP Hà Nội xảy ra tình trạng số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn số doanh nghiệp đăng ký mới. Chỉ nội những con số này cũng đủ nói lên tình trạng vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân khi không nhận được sự cam kết, hỗ trợ đầy đủ từ phía nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước cũng không khá hơn là bao, thậm chí nhiều tập đoàn gây thất thoát cả ngàn tỉ, chục ngàn tỉ, song vẫn được ưu ái “cơ cấu” lại mà không phải chịu sức ép phá sản.
@ Khái
niệm "Đất đai thuộc Sở hữu Toàn dân" là hư vô, "Nhà nước Đại
diện Chủ sở hữu" là mâu thuẫn. Đó là ý kiến rút gọn của Đại biểu Quốc
hội Hà Sỹ Đồng về Luật Đất đai. Ông Dương Trung
Quốc cũng có quan điểm: Quyền sở hữu toàn dân là hư quyền. Theo ông Đồng, chúng
ta chưa có Hiến pháp theo đúng nghĩa và cần thảo luận sâu rộng về Hiến pháp, về
Lập hiến và Chủ nghĩa Hiến pháp.
@ VN
hiện có khoảng 24.000 tiến sĩ và 9.000 giáo sư và phó giáo sư nhưng số công
trình nghiên cứu khoa học công bố lại nằm vào nhóm thấp nhất các nước Đông Nam
Á. Khoảng 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ
hành chính và quản lý. Hơn nữa, theo các đại biểu, do số lượng sinh viên
tăng quá nhanh nên đa số giáo sư, tiến sĩ ở các trường ĐH phải chạy sô giảng
dạy, không có thời gian nghiên cứu. Kinh phí nghiên cứu khoa học ít và sử dụng
chưa hiệu quả, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thiếu và lạc hậu.
Giáo dục VN
Giáo dục VN
@ Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công. Theo đó, nợ công năm 2012 ước hơn 1.632.300 tỉ đồng (55,4% GDP). Riêng nợ nước ngoài của quốc gia là 1.289.500 tỉ đồng (Tuổi Trẻ) “Nhìn họ để thấy nợ của mình lên tới 54,5% GDP là ở mức nguy hiểm rồi. Với lại, nợ công, nợ nước ngoài của các nước là thặng dư cán cân thương mại, là xuất siêu có dư để trả nợ nước ngoài, còn ta thì ngược lại, năm nào cũng nhập siêu cao, lấy đâu để trả nợ nước ngoài” (Trần Hoàng Ngân)
@ Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Giáo sư Tương Lai
@ Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Nguyễn Phú Trọng
@ Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động (Dân làm báo, Quan làm báo, Biển Đông…)
Chú Phỉnh
@ Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu đã công bố bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu với 141 nước. Theo đó, vị trí của Việt Nam đứng 76/141, ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng thụt lùi xa so với các nước láng giềng.
@ Tình
trạng bất công, bất bình đẳng về thu nhập và tài sản trong xã hội đang tăng
lên, đe dọa an ninh kinh tế, an ninh xã hội, cản trở cải cách ở Việt Nam.
Phạm Chi Lan
@ Những khoản nợ xấu của khu vực Doanh nghiệp nhà nước mà rất có thể sẽ phải dùng Ngân sách nhà nước để trả là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. Riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ xấp xỉ 5,4 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP năm 2011.
@ Gói 29.000 tỷ đồng là giải pháp tài khóa của Chính phủ, chỉ có giảm thuế, giãn thuế và tác dụng với một số DN còn hoạt động được. Nhưng giờ, có hàng chục nghìn DN dừng hoạt động, đang sống dở, chết dở thì Chính phủ vẫn không có giải pháp nào để vực dậy, hồi sức. Một lực lượng lớn DN gần như đã bị loại ra khỏi đợt giải cứu này và do đó, 29.000 tỷ không giúp gì cho nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, hồi phục phát triển.
Vietnamnet
Phạm Chi Lan
@ Những khoản nợ xấu của khu vực Doanh nghiệp nhà nước mà rất có thể sẽ phải dùng Ngân sách nhà nước để trả là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. Riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ xấp xỉ 5,4 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP năm 2011.
@ Gói 29.000 tỷ đồng là giải pháp tài khóa của Chính phủ, chỉ có giảm thuế, giãn thuế và tác dụng với một số DN còn hoạt động được. Nhưng giờ, có hàng chục nghìn DN dừng hoạt động, đang sống dở, chết dở thì Chính phủ vẫn không có giải pháp nào để vực dậy, hồi sức. Một lực lượng lớn DN gần như đã bị loại ra khỏi đợt giải cứu này và do đó, 29.000 tỷ không giúp gì cho nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, hồi phục phát triển.
Vietnamnet
@ Các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ. Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế.
Geoffrey Cain
@ Hiện tổng nợ của Doanh nghiệp nhà nước là 1.008.000.000.000.000 đồng
Bộ Tài Chính
@ Gần đây trên mạng Internet, rất nhiều tin đồn gây sốc được lan tỏa rộng rãi. Các tin này còn được phổ biến bằng Anh ngữ đến các nhà đầu tư ngoại có làm ăn với Việt Nam. Theo kỷ cương quốc tế, nhà hữu trách và các cá nhân bị nêu đích danh trong ngành ngân hàng nên tổ chức họp báo để nêu ra các sai lầm và bằng chứng ngụy tạo của các tin dồn này. Tuy nhiên, tất cả đều im lặng ngay cả khi nhận các câu hỏi từ báo giới hay các cổ đông. Sự im lặng này mang những thông điệp rất bất lợi cho sự phân tích khoa học và chính xác về hiện tình kinh tế.
Alan Phan
@ Nền kinh tế đang tồn tại tới 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh và trong số này có tới gần 1.000 doanh nghiệp FDI bỏ trốn. Số doanh nghiệp hấp hối gia tăng chóng mặt.
Vietnamnet
@ Bơm tiền khủng khiếp gần 300 ngàn tỉ đồng mất hút?
@ Tính đến tháng 9-2011, tổng số nợ của các DNNN tại các ngân hàng lên đến trên 415.000 tỉ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng.
Tuổi Trẻ
@ Dấu hiệu giảm phát và tốc độ tăng trưởng thấp cùng với những bức xúc về xã hội, môi trường và đời sống của nhân dân đang làm khó khăn thêm cho việc đạt được mục tiêu tổng quát và những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch kinh tế - xã hội 2012.
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội
@ Cảnh báo: 30/6/2012 là hạn cuối để khởi kiện về đất đai.
Luật sư Trần Vũ Hải
@ Quan điểm sửa Hiến pháp của đảng CSVN: "Quyền lực nhà nước là thống nhất" và sẽ không có chuyện tam quyền phân lập ở Việt Nam.
Nguyễn Phú Trọng - Hội nghị TW5, tháng 5/2012
@ Cả 2011 có 21 tỉnh xin cứu đói, năm nay mới 4 tháng có 33 tỉnh xin gạo cứu đói.
Danh Út – PCT Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội
@ Khoảng 50 nghìn doanh nghiệp có thể “chết” trong năm 2012.
VN Economy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét