Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

‘Buôn thần, bán thánh’ nở rộ ở Việt Nam

Thần thánh đã trở thành một món hàng để trục lợi.
Trả lời ban Việt ngữ của đài BBC, ông Ngô Ðức Thịnh, cựu viện trưởng Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian, khẳng định, vụ lợi hiện là xu hướng phổ biến, nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như đình, chùa đang có biểu hiện khai thác niềm tin để kiếm tiền. Theo ông Thọ, lý do dẫn tới sự phổ biến của thực trạng đó là vì “nguồn thu rất lớn, có những nơi có thể thu tới ba bốn chục tỷ mỗi năm”.

Ðời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có dấu hiệu bị tha hóa và lũng đoạn vì một số quan chức và doanh nhân giàu có.
Bằng chứng được xem là mới nhất và rõ ràng nhất về thực trạng này là chuyện Trầm Bê - người đang điều hành một số ngân hàng, cơ sở thương mại - bỏ tiền tu sửa nhiều ngôi chùa ở Trà Vinh, rồi đặt tượng, tranh, ảnh của ông ta, cũng như của thân nhân ông ta ở khắp nơi trong những ngôi chùa ấy, kể cả chánh điện.
 Vụ lèng xèng "mất sừng con T" chưa ngoai, dừ thim lùm xùm "chùa ông B"
Một số chuyên gia về văn hóa, tín ngưỡng, xác nhận, không chỉ doanh nhân mà nhiều quan chức trong chính quyền CSVN cũng cảm thấy bất an với thực tại, nên chọn tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần, hy vọng thần thánh giúp họ tài lộc an khang. (Ảnh trên: Chú công này cũng tranh thủ giành giựt được tí lộc trong lễ hội)
Nhiều người trong giới tu hành nhận ra nhu cầu đó là một nguồn lợi, nên vứt bỏ nguồn gốc của tôn giáo truyền thống, lựa chọn lối sống vừa tu, vừa hưởng thụ. Chính yếu tố bên nào cũng vụ lợi làm tín ngưỡng, tôn giáo bị biến dạng.
Ông Nguyễn Ðức Truyến, tiến sĩ xã hội học, nhận xét rằng, ngày xưa, tu hành vốn để cứu vớt sinh linh, người tu hành sống giản dị, đạm bạc, không ăn diện sang trọng, sống xa hoa như bây giờ. Ðình, chùa ngày xưa thường thấp, gần gũi với mọi người, không nguy nga như bây giờ. Bây giờ, người nghèo cảm thấy xa lạ với nhiều ngôi chùa, vì chùa sang trọng quá!
Vừa cảnh báo về hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Việt đang bị rối loạn, ông Ngô Ðức Thịnh vừa phê phán cách điều hành xã hội. Theo ông, ngoài tác động từ sự vụ lợi của một số người giàu có, quan chức, tu hành, chính lối quản lý hiện nay cũng tiếp tay cho các hoạt động “buôn thần, bán thánh”.
Ông Thịnh dẫn trường hợp chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh để minh họa cho nhận định của ông. Chuyện một số quan chức để một số đền, chùa quảng cáo tên tuổi của họ, nhằm làm tăng uy danh khi cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn, rõ ràng là sai, song chẳng có ai ngăn chặn. Hoặc lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh gần như đã trở thành dịp dành riêng cho quan chức đến cầu tài, cầu lộc dù rằng, chính chuyện cầu xin đó cho thấy họ vừa không tin vào bản thân họ, vừa không tin vào chính chế độ mà các quan chức này đang phục vụ.
Ông Thịnh tin rằng, thu nhập của nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là rất lớn nhưng chẳng ai biết đích xác là bao nhiêu và tất nhiên chẳng phải nộp đồng thuế nào. Khi hoạt động của nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thuần túy là vì lợi, để vụ lợi, họ dùng nhiều cách và theo ông Thịnh, một trong những cách thường được dùng là “dựa vào chính quyền hay các nhà quản lý”/Người Việt

 Đền Hùng ở Phú Thọ giờ cũng nhọ nhem đầy "yêu tinh và phù thủy"
Sốt dẻo nhất, mới đây là vụ lập đền; lập "Đạo thờ ông Hồ". Cái đạo trơ trẽn và lố bịch này đã khiến:
Báo Công an Nghệ An tung ra bài “Sự thật về một tà đạo” kêu gọi người dân cảnh giác và các cơ quan chức năng đấu tranh xử lí những kẻ “tự xưng là theo đạo Tâm linh Hồ Chí Minh vẽ ra nhiều chiêu bài mê hoặc, thần thánh hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia”. Bài báo này tuy không còn tồn tại ở địa chỉ của báo, nhưng vừa được trang Info.net của Bộ Thông tin và Truyền thông đăng lại và một số trang khác đăng với tít “Sự thật về tà đạo Tâm linh Hồ Chí Minh.

2 nhận xét:

  1. Tôn giáo mới mang tên “Tâm linh Hồ Chí Minh”, do một nông dân tên là Nguyễn Thị Điền, 53 tuổi, ngụ tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), sáng lập.

    Năm 2001, bà Điền bắt đầu ngưng làm ruộng, lập bàn thờ Hồ Chí Minh, viết sách truyền đạo. Ngoài việc đặt tượng Hồ Chí Minh để thờ, bàn thờ này còn treo cả quốc kỳ, đảng kỳ, sau đó bà Điền gọi căn nhà của bà là “Điện Hoàng Thiên Long”. Theo bà Điền thì Hồ Chí Minh “ngự” tại đó và bà là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.

    “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” tuyên bố, có thể chữa bách bệnh bằng nước lã lấy từ “Tổng kho Nước thánh” (vốn là nhà một người con rể sống tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).

    Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” có một “Hội đồng Tu gia”. “Hội đồng Tu gia” thu nạp tín đồ qua việc gọi là “quy”. Muốn “quy” phải nạp 600.000 đồng.

    Tại Việt Nam, trước nay, có không ít người tự xưng là đại diện cho “cõi trên”, xuống trần “cứu nhân, độ thế”, chữa bệnh bằng nhang, nước lã. Hoạt động của những người này thường bị báo chí bêu riếu, chính quyền địa phương ngăn cản, công an đưa đi cải tạo bởi truyền bá “mê tín đị đoan”.

    Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” là một ngoại lệ. Vì sao? Tờ Công an Nghệ An cho biết, chính quyền và công an nơi bà Điền cư trú, đã từng mời bà Điền lên làm việc nhiều lần nhưng bà Điền phản đối. Bà ta cho rằng, những việc bà ta đã làm không phải là “mê tín đi đoan”, mà tuân theo “sự chỉ bảo của Hồ Chí Minh”. Đây có thể là lý do, giúp bà Điền yên ổn “hành đạo” và “truyền đạo” suốt từ năm 2001 đến nay.

    Thật ra thì Công an Nghệ An không phải là tờ báo đầu tiên chỉ trích bà Nguyễn Thị Điền. Nếu tra cứu trên Internet thì có thể thấy tờ Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, đã từng phê phán những hoạt động của bà Điền hồi năm 2009. Tuy nhiên tờ Công an nhân dân chỉ viết chung chung về việc bà Điền truyền bá “mê tín, dị đoan”, chứ không hề đề cập tới chuyện bà ta thờ cúng Hồ Chí Minh và là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.

    Có thể lý do buộc tờ Công an Nghệ An phải nêu tên “tôn giáo” do bà Điền sáng lập, kể cặn kẽ về “tôn giáo” này và trở thành tờ báo đầu tiên, gọi những việc có liên quan đến chuyện thờ cúng Hồ Chí Minh là tà đạo vì cuộc diễn hành mà “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” tổ chức ở Nghệ An.

    Theo tờ Công an Nghệ An thì bà Điền có một đệ tử tên là Phạm Thị Thuận, sống tại thành phố Vinh. Bà Thuận đã truyền “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” cho một số người sống ở thành phố này. Hiện giờ, tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, sống tại thành phố Vinh có khoảng 50 người và theo tờ Công an Nghệ An thì đó là những “đảng viên, đang đau bệnh, có con cái nghiện ma túy, đi tù…”.

    Tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” vừa mới tổ chức một buổi diễn hành, với bốn xe kéo tay, kết hoa, treo những biểu ngữ: “Đoàn kết đại đoàn kết. Thành công đại thành công” và các “thùng công đức” được kẻ hai câu: “Nước sông công lính, có lính cụ Hồ”, “Giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”!

    CSVN đã từng dùng nhiều cách để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, trong đó có cả việc cổ súy lập “đền thờ”, đặt tượng Hồ Chí Minh trong chùa. Bây giờ, với sự xuất hiện và tồn tại của cái gọi là “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, báo chí CSVN buộc phải mở miệng lên án “sự lợi dụng lãnh tụ, thần thánh hóa lãnh tụ”.

    Trả lờiXóa
  2. Lần đầu tiên báo lề đảng lên án việc thờ cúng HCM là tà đạo! Ai nghe qua không khỏi bật cười khi sự phóng đại quá lố nhân vật lãnh tụ này của nhà cầm quyền!

    Bác "ta" là vĩ nhân thế giới được Unesco công nhận (!) Bác cả đời vì dân vì nước, thậm chí không có thì giờ để tính chuyện vợ con, ai ca cho bác đều được đưa lên truyền hình làm tấm gương điển hình cần nhân rộng, một anh thợ vẽ xấu quá không ai mua thì vẽ bác cho mau nổi tiếng, một anh tu hành không lo mặc áo cà sa lên ca bác hiền như thánh, như Phật (!) Tiếp đó đại dza Dũng lò vôi bưng bác vào chùa ngang hàng với Phật! (Đại nam quốc tự)

    Với chính sách ngu dân đó người dân VN không ngạc nhiên khi có những vùng dân Bắc di cư sau 1975 tổ chức... sinh nhật bác đãi những 10 bàn!

    Và sự thần thánh hóa đó lên đến cao trào khi tà đạo HCM ra đời!

    Lợi dụng với cái nhãn mác lãnh tụ không ai dám hó hé tại Nghệ An có một bà nông dân tên Nguyễn thị Điền quăng cha cái cày cái cuốc lập đền thờ HCM và tự phong cho mình chức danh rất ư là communist: Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh!

    Tội nghiệp cho bác, đang ở ngon lành ở Ba Đình bị con mụ nông dân rước về nhà của mình treo hai lá cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng sau đó phong cho cái nhà là Điện hoàng thiên long, ai muốn quy vào làm tín đồ thì móc hầu bao đóng ngay... 600 nghìn! Bà cứu nhân độ thế chữa bệnh bằng nước lã khi bị bọn côn an sờ gáy thì cho biết đã được lệnh của HCM chỉ bảo! Sau đó bà bị tờ Côn An Nghệ An lên án là tà đạo!

    Vụ của bà cũng không có gì mới nhưng lần đầu tiên có người đem bác ra PR cho ngành nghề của mình. Cũng phải thôi, với chính sách ngu dân nhà cầm quyền luôn mê hoặc người dân bằng những trò mê tín, một nhà ngoại cảm nổi như cồn Phan thị bích Hằng chỉ xìu đi khi tuyên bố Đại tường Võ nguyên Giáp lìa đời và cây cầu Thăng Long bị sập! Rốt cuộc chả có ai chết và cầu còn y nguyên, nhà ngoại cảm lặn một phát mất tiêu vài năm sau xuất hiện tuyên bố sẽ viết sách về cõi âm (!)

    Không chỉ HCM bị thần thánh hóa mà ngay cả Đức Thánh Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn cũng không ngoại lệ, mỗi khi đến hẹn, người dân chen chúc leo lên đầu lên cổ nhau dẫm đạp cố lấy cho được ấn Đền Trần! Năm nào cũng như năm nào và nghèo vẫn hoàn nghèo, dĩ nhiên có làm mới có ăn chứ ở không cậy vào ấn thì đói nhăn răng! Nếu Hưng đạo Vương có sống lại chắc ngài sẽ nổi cơn lôi đình chém bay đầu hết bọn mua danh bán tước trên danh nghĩa của ngài.

    Và trò thần thánh hóa vẫn tồn tại ở VN riết rồi không ai cảm thấy là lạ! Chuyện thường ngày ở huyện thôi mà...

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips