Ngã tư Bảy Hiền trước 1975:
1/ Nghĩa địa Pháp - nay là khu Hội chợ triển lãm Hoàng Văn Thụ.
2/ Đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) hướng ra Lăng Cha Cả, Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Bà Chiểu...
3/ Đường Phạm Hồng Thái (nay CMT8) hướng vào nội thành Sài Gòn qua ngã 3 ông Tạ; nghĩa địa Đô thành, trại Nguyễn Trung Hiếu...
4/ Đường Lê Văn Duyệt (nay Trường Chinh) hướng đi ngoại thành Bà Quẹo, Hóc Môn, Tây Ninh qua trại Hoàng Hoa Thám...
5/ Đường Nguyễn Văn Thoại (nay Lý Thường Kiệt) hướng ra Phú Thọ, Chợ Lớn.
Cô bé - nay chắc cũng U60 ngồi trên sân thượng bệnh viện Vì Dân (nay BV Thống Nhất)
1/ Nghĩa địa Pháp - nay là khu Hội chợ triển lãm Hoàng Văn Thụ.
2/ Đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) hướng ra Lăng Cha Cả, Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Bà Chiểu...
3/ Đường Phạm Hồng Thái (nay CMT8) hướng vào nội thành Sài Gòn qua ngã 3 ông Tạ; nghĩa địa Đô thành, trại Nguyễn Trung Hiếu...
4/ Đường Lê Văn Duyệt (nay Trường Chinh) hướng đi ngoại thành Bà Quẹo, Hóc Môn, Tây Ninh qua trại Hoàng Hoa Thám...
5/ Đường Nguyễn Văn Thoại (nay Lý Thường Kiệt) hướng ra Phú Thọ, Chợ Lớn.
Cô bé - nay chắc cũng U60 ngồi trên sân thượng bệnh viện Vì Dân (nay BV Thống Nhất)
Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Saigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu. Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt phòng ngự này.
Một toán lính Nhảy Dù khác đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một chiếc T-54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục.
Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong các ngõ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố.
Hướng tiến công chính của Bắc Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù và Không Quân nên bị chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B-40 bắn loạn xạ nhằm tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn. Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy. Vài chiếc trực thăng chong chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống (đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm mình" hạ xuống sân thượng để đón gia đình một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh lên được nữa.
Dù con đường Phạm Hồng Thái (Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người đổ xô về Saigòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không toàn thây đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm, vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ. Gần cổng trại lính Nguyễn Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!
Nhóm nữ sinh Quốc gia Nghĩa tử, đến trường từ hướng Lăng Cha Cả (nay là Công viên HVT)
Biến cố 75, y đang học trường Tổng hợp QGNT, khoảng tháng 2 tháng 3 gì đó, nhà trường cho học sinh "nghỉ hè" sớm, đó cũng là kỳ nghỉ vĩnh viễn của hàng ngàn học sinh QGNT.
Biến cố 75, y đang học trường Tổng hợp QGNT, khoảng tháng 2 tháng 3 gì đó, nhà trường cho học sinh "nghỉ hè" sớm, đó cũng là kỳ nghỉ vĩnh viễn của hàng ngàn học sinh QGNT.
Nghĩa địa Pháp:
Sau 1975, Quân quản Thành phố dùng làm nơi xử bắn một tên cướp giựt, vị trí hành hình nơi mũi tên, trên bệ đài...
Sau 1975, Quân quản Thành phố dùng làm nơi xử bắn một tên cướp giựt, vị trí hành hình nơi mũi tên, trên bệ đài...
Đường Võ Tánh hướng nhìn từ Bảy Hiền, cuối hình là Lăng Cha Cả...
Bài trước:
30 tháng tư năm nay (I)
30 tháng tư năm nay (I)
Huỳnh Thục Vy.
Trả lờiXóaVIẾT CHO THÁNG TƯ
- Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự...."
Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự "nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm "mục đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.
Trả lờiXóaMột kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan... Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear"(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.
Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống....Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng".
Trả lờiXóaNhững ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng" gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ.... Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".
Ngoài cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!
Trả lờiXóaĐể rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam.
Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào "mục đích biện minh cho phương tiện". Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.
Kết quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?
Trả lờiXóaĐó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói : "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại". Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.
Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày "giải phóng", giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.
Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.
Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
Trả lờiXóaSài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Hai cuộc chiến mang tên Giải Phóng
Trả lờiXóaNguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Không ai có thể phủ nhận được rằng, từ thời vua Hùng có công dựng nước đến thời bác cháu ta loạng quạng với nước, nhân dân ta đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh do ngoại xâm lẫn huynh đệ tương tàn, nhưng chỉ có hai cuộc chiến ý nghĩa mang tầm vóc chọc trời quấy nước nhất. Đó là cuộc chiến tranh Giải phóng Miền Nam đã qua gần bốn thập niên, và cuộc chiến tranh Giải phóng Mặt Bằng đang trong “thời kỳ quá độ” cao điểm, nói theo tiếng Mỹ Cút-lai là “ súp pờ hót- super hot”.
Theo thứ tự thời gian, ta bàn về Giải Phóng Miền Nam trước. Thực ra, đến thời điểm này - cuối Tháng Tư, 2012 - mà còn trèo lên mạng để bàn về cuộc “chiến tranh thần thánh” chấm dứt cách đây 37 năm, thì quả là người cầm bút mắc chứng chậm chạp bẩm sinh (né retardé). Thiên hạ ai ai, kể cả anh chàng Việt Khang lúc đó còn bé tí teo, không biết ất giáp gì về nó, hay cô thiếu nữ Huỳnh Thục Vy chào đời sau 1975, giờ đây cũng đã “quá tỏ tường rồi” (1). Nó là con bài ba lá đã bị lật ngữa, nằm phơi trắng bụng. Nó là con lừa to tổ chảng từ trên sân khấu ảo thuật đã bị giật tung hóa trang phóng xuống trước mặt khán giả. Chẳng những thấy cận mắt, mà người ta còn sờ tận tay từ đầu tới đuôi, véo tai nó một phát. Bàn qua bàn lại, bàn tới bàn lui chỉ làm thiên hạ “triệu người vui” nhồn nhột, “triệu người buồn” thì buồn thêm, lại còn bị rờn rợn dọc xương sống, ran rát giữa đôi chân.
Nên chi, ở đây tiện bút chỉ nhấn mạnh cái ý nghĩa chốn nhân gian ai cũng bịt-mũi-lắc-đầu-hỡi-ôi-phịt-cười-nửa-khóc-nửa-mếu của cuộc chiến tranh GPMN là: quét sạch đi cái cũ, cào Miền Nam trên cao xuống cho bằng Miền Bắc dưới trũng; để rồi từ đó cả nước bắt đầu mò mẫm loi ngoi xoay xở tìm cách leo lên lại cái mức cũ đã bị cào đi. Nói một cách khác, Miền Bắc ta đã nhân danh XHCN đánh đổ Miền Nam theo Tư Bản Chủ Nghĩa để cả nước cùng “đổi mới hay là chết” bằng bước ngoặt vĩ đại đằng sau quay vào con đường Kinh Tế Thị Trường, tuy phải chịu khó muối mặt cắm thêm cái đuôi định hướng XHCN phe phẩy để nhát đám gà con ngu ngơ ngú ngớ, rằng “này liệu hồn, tao đây vẫn là cáo.”
Đó là ý nghĩa túm gọn của cuộc chiến tranh “Giải phóng Miền Nam” mà Đảng đang kỷ niệm ăn mừng ngày đại thắng 30 Tháng Tư. Một ý nghĩa chiến thắng, diễn tả theo vè Nghệ Tĩnh là, “không có ai cại được, nỏ ngài mô cại được” (“thông dịch”: không có ai cãi được, chẳng người nào cãi được). Nó là sự thật như “mặt trời Mạc Tư Khoa”, cái mặt trời mà chính “quê choa” bất hạnh của bác bị đồng hương làng Sen chọn làm thí điểm cấy hạt giống đỏ Xô Viết (Nghệ Tĩnh) hôm nay chưa nhìn đã thấy ghét, đã tởm: hào quang của nó khúc xạ ra toàn những máu cùng xương.
Cuộc chiến tranh mang tầm vóc chọc trời quấy nước thứ hai là chiến tranh “Giải Phóng Mặt Bằng” đang diễn ra cực kỳ long trời lở đất. Trời long đất lở không phải do bom B.52 Mỹ, hỏa tiển 122 ly, đại pháo 130 ly của Liên Xô, nhưng do tiếng kêu cứu gào thét khóc than của ngàn vạn dân oan bị cướp đoạt nhà cửa vườn tược đất đai ruộng đồng, chốn thờ phượng linh thiêng, phần mộ của những người đã chết; xóa sổ, san bằng làng mạc tổ tiên gầy dựng tự mấy trăm năm. Tiếng oán than dậy trời động bể trổi lên thống thiết, trải dài từ Bắc xuống Nam.
Trả lờiXóaCuộc chiến tranh “Giải Phóng Mặt Bằng” lướt trên những oán than mà xông tới, vì những đặc tính “ưu việt” của nó mà binh thư thế giới tự cổ chí kim, đố ai tìm được.
Chẳng hạn về tương quan lực lượng. Trong nguyên tắc cơ bản chiến thuật xưa nay, quân số phe tấn công bắt buộc luôn luôn phải nhiều hơn phía phòng thủ, nhưng bây giờ ngược lại, quân số phe tấn công chỉ bằng 1/30 của phe phòng thủ (3 triệu đảng viên cs / 90 triệu lương dân). Ấy thế mà đánh trận nào thắng trận đó, trận nhỏ thắng nhỏ, trận lớn thắng lớn, càng đánh càng thắng; “bách chiến bách thắng”; có thua chỉ là thua giả đò, vờ thua, như trận đổ bộ Normanđầm Vươn, Tiên Lãng Hải Phòng, nhằm dụ khị địch để hốt mẻ sau to hơn gấp bội như trận Văn Giang vừa rồi, 24.4.2012. Sức mạnh của nó xuất phát từ cái còng số 8, từ điều 88 của bộ luật hình sự, từ điều 4 Hiếp Pháp, từ cả bọn côn đồ, và trên tất cả, từ lường gạt, dối trá, gian manh, tàn độc, phi nhân tính...
Về mục tiêu tấn công, không do tướng quân quyết định, nhưng do những người đang cầm trịch nền Kinh Tế Thị Trường định hướng XHCN. Họ có thể là ông kính đen, bà quần hồng, hay là cô là cậu; đương nhiên cô đây phải là cô chiêu, cậu đây phải là cậu ấm. Những vị tư lệnh chiến trường này được “đảng phú” cho cái khả năng lãnh đạo thần sầu quỷ khốc; họ không cần phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc như các vị tư lệnh bên quân đội phải học hành hết trường này đến trường nọ, từ thấp lên cao, và kinh nghiệm chiến trường chết lên chết xuống mới có được; đó là chưa nói đến vốn liếng đạo đức bác hồ và thành tích cách mạng. Ngược lại, cậu ấm cô chiêu không cần chuyên môn, lấy thí dụ như cô Tô Linh Hương con ông Tô Huy Rứa, Ủy viên BCT, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Cô chiêu mới 24 tuổi, tốt nghiệp ngành Quan hệ Quốc tế (lớp Thông tin Đối ngoại K25) Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vừa được “bầu” làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex, là lãnh vực chẳng dính dáng gì đến cái sở học của cô chiêu.
Trông cô chiêu nhà quý tộc họ Tô đang đi thị sát mặt trận, mình hạc lưng ong yểu điệu thục nữ như vậy, nhưng khi có khu nhân dân nào lọt vào mắt xanh cô chiêu là, đùng một phát cô ra lệnh “giải phóng mặt bằng” là khu đó bị cào bằng ngay.
Trả lờiXóaNhắc “cháu” Linh Hương họ Tô là phải nhắc đến “cháu” Thanh Phượng có ông tía từng là du kích “nắm lưng quần Mỹ mà đánh”, nay níu áo được thằng Mỹ Cút gốc Việt làm chồng. “Cháu” này còn đảm lược hơn nhiều: đứng đầu một lúc bốn công ty sừng sỏ túm phần lớn hầu bao của 90 triệu dân nước CHXHCNVN, mà người ta nghi là liên can trong quyết định mở mặt trận quyết thắng Văn Giang.
Người ta nghi là có cơ sở. Trái với trận đổ bộ Đầm Vươn do thiên tài quân sự Đại CaCa làm tư lệnh, mục tiêu nhỏ xíu, quân địch vài ngoe, nhưng bọn nhà báo viết lách toè loe, buộc ngài Thủ tướng nổi danh nhất Đông Nam Á phải tạm thời rút lại chiến thắng, chiến dịch Giải phóng Văn Giang, được chuẩn bị vô cùng chu đáo. Mục tiêu lớn, quân địch đông tới hàng ngàn, từ ba làng kéo đến, nhưng bọn báo nín khe, đến như nhà báo Cu Vinh can trường thương dân yếu thế cô, năng nổ xông xáo bất chấp hiểm nguy trong trận Cống Rộc khiến mọi người khâm phục cảm mến và tin tưởng giờ này cũng im re; rồi điện cúp, phôn cắt. Trận Cống Rộc chỉ khoản trăm quân, và một xe ủi, trận Văn Giang quân ta khoảng 2000, 54 xe ủi. Ai đủ sức để điều động một đạo quân như thế? Ai có đủ thẩm quyền để ra lệnh cho báo đài đồng loạt ca ngợi thành công vụ cưỡng chế? (vào Google đánh hai chữ “Văn Giang” bạn đọc sẽ thấy), trong khi đó nổi oan khiên tiếng la hét, kêu gào của một 160 gia đình lớn hơn gấp bội đối với hai gia đình anh em họ Đoàn. Điều này chứng tỏ “giang hồ xứ cảng” xưa nay nổi như cồn cũng đành mất lửa trước giang hồ xứ Ba Đình do tía cô chiêu Thanh Phượng thống lãnh thanh kiếm cái khiên.
Khác với mục đích của chiến tranh Giải phóng Miền Nam, theo như đảng nói, là nhằm lợi ích Quốc Gia, mục đích của chiến tranh Giải phóng Mặt bằng là vì lợi ích của Đại Gia.
Về nghiên kíu mục tiêu. Trong chiến tranh Giải phóng Miền Nam, khi nghiên kíu mục tiêu, quân ta phải vận dụng tình báo, ngụy trang thế nào để đi vào vùng địch, nhưng trong chiến tranh Giải phóng Mặt Bằng, ta không cần tình báo, ngụy trang gì ráo trọi, mà đích thân đại gia quần là áo lượt, mặt son mày phấn, hay mặt bóng bụng phệ, tùy giới tính, xe con bon bon vòng vòng đảo một lúc là hôm sau “mặt bằng” nếu lọt mắt xanh sẽ được/bị cắm bảng “khu giải tỏa để xây dựng khu sinh thái” hay “làm Sân Gôn” v.v..
Hai cuộc chiến tranh mang tên giải phóng đã và đang xảy ra trên mảnh đất có hình chữ S. Cuộc chiến tranh “Giải Phóng Miền Nam” được mệnh danh vì lợi ích Quốc Gia. Cuộc chiến tranh Giải Phóng Mặt Bằng phơi bày nguyên xi bô mặt thật: vì lợi ích Đại Gia.
Mệnh danh hay phơi mặt nguyên xi, tuy hài mà một. “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”.