|
|
Vietsciences - Phạm Nguyên Quý |
|
Hiroaki Koide
Assistant Professors, The Kyoto University
Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?
Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?
Mở đầu bài phát biểu, giáo sư cho biết điện
hạt nhân không khác gì so với nhiệt điện ở chỗ cả hai đều dùng nhiệt sinh ra từ
nhiên liệu làm bốc hơi nước để quay tua-bin. Tuy nhiên, điện hạt nhân là nhà máy
có hiệu suất nhiệt kém hơn, chỉ là 33% so với 50% của nhiệt điện.
Cụ thể hơn, để vận hành một nhà máy điện
hạt nhân công suất 100 vạn kW thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là
300 vạn kW! Tức là 200 vạn kW năng lượng phải bị bỏ
phí!!!
Khốn nạn hơn, lượng nhiệt thừa này đang được
đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra
biển!
Cách làm này ấn tượng ở chỗ nó có thể
nâng nhiệt độ của 70 tấn nước lên 7 độ C trong vòng… 1
giây!
Lượng nước này có thể làm nóng bờ biển quanh
Nhật Bản, có thể giải thích cái thực tế rằng tốc độ nóng lên của biển Nhật Bản
cao hơn mức trung bình của thế giới từ 2-3 lần!
Các sinh vật biển quanh nhà máy DHN không
thể sống nổi nếu ngâm onshen (hot-spring) mỗi ngày như vậy! Và cũng đừng vội tin
rằng C02 là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên!
Điện hạt nhân: một cách đứng lên từ đau
thương chiến tranh?
Để sản sinh một lượng nhiệt như vậy, nhà
máy DHN như trên phải phân hủy 3 kg uranium/ ngày.
BA KILOGRAM có thể rất gọn nhỏ, nhưng hãy
nhớ về thảm họa hạt nhân ở Nhật năm 1945: quả bom hạt nhân ở Hiroshima CHỈ chứa
800 gram uranium, và ở Nagasaki CHỈ chứa 1.1 kg plutonium!
Nói ví von là, xây dựng 1 nhà máy DHN công suất 100 vạn kW có nghĩa là cho nổ 3-4 quả bom nguyên tử ở 2 thành phố kia.
HẰNG NGÀY!
Nói ví von là, xây dựng 1 nhà máy DHN công suất 100 vạn kW có nghĩa là cho nổ 3-4 quả bom nguyên tử ở 2 thành phố kia.
HẰNG NGÀY!
Nhật Bản bắt đầu DHN từ năm 1966 và cho
đến nay, Nhật Bản đã “cho nổ” tổng cộng hơn 1 triệu 1 trăm (1,100,000) quả bom
nguyên tử như vậy trên khắp đất nước. Con số quá ấn tượng!
Điện hạt nhân: xây nhà không có cầu tiêu?
Điện hạt nhân: xây nhà không có cầu tiêu?
Rác thải phóng xạ từ các vụ nổ đó được quản lý như thế nào?
Rác có mức phóng xạ cao được chuyển sang
Anh và Pháp để làm cô đặc lại thành một khối cứng rồi chở ngược về lại Nhật Bản
để… CHỜ. Nên nhớ CHỜ ĐỢI rất quan trọng, vì chúng ta không có phương pháp
nào để làm mất độc tính của phóng xạ một cách chủ động.
Trong khi chúng ta (Nhật Bản) chưa có cách
xử lý thì rác vẫn cứ ùn ùn tuồn ra.
Hiện tượng này tương đương với việc chúng
ta sống vui vẻ trong một căn nhà hiện đại mà không có… TOILET!!
Điện hạt nhân: Ai chờ, chờ ai?
Điện hạt nhân: Ai chờ, chờ ai?
Những loại rác có mức phóng xạ cao phải
CHỜ có khi cả 1 triệu năm để chúng phân hủy.
Những loại rác có mức phóng xạ thấp cần
được chôn xuống đất sâu (300-1000m) và CHỜ ít nhất là 300 năm!
Ai sẽ có một lòng sắt son chờ
đợi?
1. Nhà sản xuất = các công ty điện
lực?
Cuộc sống có điện và sự phụ thuộc vào điện
đã trở thành quá hiển nhiên trong suy nghĩ của chúng ta.
Không ai nhớ một sự thật là chỉ mới 61 năm
trôi qua kể từ ngày 9 công ty điện lực Nhật Bản được đi vào hoạt động. Có nghĩa
là chúng ra đã quên sạch cái ký ức về việc sống không có điện cách đây chỉ vài
thập kỷ!
Độ dài của 1 công ty là bao so với 300
năm, và ai sẽ đảm bảo là một công ty không bị phá sản trong suốt thời gian
đó?
2. Người cho phép = Quốc gia?
Chúng ta tự hào rằng Nhật Bản là một quốc
gia hiện đại. Nhưng nên nhớ rằng cái mầm mống của quốc gia đó chỉ mới được tạo
nên từ thời Minh Trị, cách đây 144 năm. Ngay cả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng chỉ
có tuổi đời là 236 năm, chả thấm vào đâu so với con số 300 năm của một đống rác
“hạng ba”, và 1 triệu năm của một đống rác “chất lượng cao” cả!
3. Vậy thì chỉ có nhân dân chịu trách
nhiệm!
Lấy thời gian bán hủy của Cesium137 là 30
năm, tôi (PGS) chắc chắn rằng 30 năm sau, tôi và 1 nửa số người trong căn phòng
này sẽ chết hết. Các vị trong chính phủ cũng chết, các giám đốc công ty điện lực
cũng chết. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm trông giữ khối rác khổng lồ
đó?
Chúng ta không thể biết được xã hội sẽ thay đổi như thế nào sau 30 năm;
chúng ta không đảm bảo được một cái gì cả, nên đừng hùng hổ tuyên bố là nhận
trách nhiệm gì cả!
Điện hạt nhân: vì sao chúng ta đồng ý?
Thế nhưng rõ ràng là các nhà máy DHN vẫn
được xây dựng rất nhiều ở đất nước chúng ta với một tinh thần trách nhiệm vĩ
đại. Ngay cả khi không có sự cố thì điều này đã rất phi lý và bất
thường!
Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng nhà máy DHN bởi vì chúng ta đã bị lừa bằng câu chuyện thần thoại về tính an toàn gần như tuyệt đối của DHN, được tuyên truyền mạnh bạo và rộng khắp qua các phương tiện truyền thông với sự tham gia của những học giả vô lương tâm và vô trách nhiệm.
Chúng ta dễ dàng đồng ý với việc xây dựng
nhà máy DHN cũng bởi vì chúng ta đã quá vô tư và vô tâm với các biện pháp mà
chính phủ đưa ra để giải quyết bài toán an toàn.
Đúng vậy, chúng ta có luật nói rằng cơ sở
DHN và cơ sở sản xuất nguyên liệu hạt nhân không được xây ở những khu đông dân
và những thành phố lớn.
Chính vì thế người dân Tokyo hài lòng vì
TEPCO (công ty điện lực Tokyo) đã xây nhà máy DHN ở ngoài Tokyo, tức là
ở… Fukushima cách Tokyo đến hơn 200 km!
Trong khi các nhà máy nhiệt điện được xây san sát nhau quanh vịnh Tokyo cung cấp điện hiệu quả, các nhà máy DHN cần hệ thống dây dẫn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km để dẫn điện từ khắp nơi về “cung phụng” cho Tokyo, với hao tổn đường truyền không hề nhỏ.
Chúng ta chẳng thèm quan tâm, bởi sự
sung túc, tiện nghi quan trọng hơn sự thiệt thòi âm thầm của bao kẻ lạ mặt khác.
Chúng ta sẵn sàng sống thoải mái trong
một ngôi nhà tươm
tất, sạch sẽ mặc cho phân... cứt hôi tanh đổ ra ngoài và đổ lên đầu muôn vạn sinh
linh khác.
Xin đừng chỉ quy tội cho Chính phủ và công ty điện lực Tokyo.Hãy tự xem bản thân chúng ta có liên quan như thế nào trong việc hình thành nên đống rác hạt nhân và tai họa hạt nhân khủng khiếp ngày hôm nay tại Fukushima.Và người bị lừa cũng phải có trách nhiệm một phần vì đã quá ngây thơ để người ta lừa!!!
Bài phát biểu còn phần thứ 2 nói về tác
hại của sự cố Fukushima với những thông tin và con số đáng báo động cho thấy
chính phủ đã và đang vô trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ người dân ở
các TỈNH xung quanh Fukushima. Nhưng xin được suy
nghĩ kỹ trước khi viết tiếp.
PNQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét