Mới đó mà
đã hết quí 1. Thời gian đi thật nhanh. Nhìn lại mới thấy giật mình
và bất an.
Không bất an sao được khi vừa hết Tết là “nổ” ra vụ Tiên Lãng,
trầm trọng đến nỗi Thủ tướng phải ra tay phân xử. Rồi chuyện mấy quan thầy
chơi cờ bạc tỉ, từ bạn trở thành thù đến mức hành xử kiểu “xã hội đen”;
chuyện đám cưới con mấy đại gia với đoàn xe siêu khủng...
Nhưng bi đát nhất có lẽ là các doanh nhân địa ốc, bởi những
năm trước 2008, ai ai cũng nghiêng mình ngưỡng mộ, thán phục khả năng kinh
doanh, đầu tư. Các vị còn đi khắp nơi làm từ thiện, báo đài truyền hình ăn
theo rôm rả. Bây chừ thấy tiêu điều hoang hóa. Đất đóng băng hoang mạc. Không ít người tiều tụy xác xơ. Bao “danh y” trong nước đã “hội chẩn”, nhưng nghe
chừng cũng thiên nan, vạn nan!
Nhà nước tuyên bố đã chặn được lạm phát và sẽ duy trì đến cuối
năm chỉ 6%. Nghe cũng tin, cũng mừng. Mà sao nhận lương từ tay chồng với số
tiền “ổn định”, bà xã nhăn nhó quá, chỉ đành biết an ủi “có lương là
mừng rồi” chứ có khối người bị nợ lương tháng này qua tháng khác thì
sao? Mà nhăn nhó cũng phải bởi giá cả mọi thứ đều tăng: xăng, gas,
điện, nước, gửi xe...; ngoài chợ thì giá bó rau, con cá, miếng thịt
đều... không ổn định. Chưa kể thèm miếng thịt heo nhưng lại sợ heo siêu
nạc với chất độc gây ung thư. Còn trái cây thì để từ Tết đến giờ vẫn
còn tươi nhờ... hóa chất. Vậy là đành ăn kiêng để bảo vệ mình chứ
biết trông cậy vào đâu và vào ai?
Tai nạn giao thông nhiều quá, số người chết hàng năm còn
nhiều hơn thời chiến tranh. Nhà nước đưa năm này thành năm an toàn giao thông
và giao các bộ ngành hiến kế. Vậy là loạn cả lên. Đổi lệch giờ làm việc. Trẻ
con đi học, người lớn đi làm, giờ giấc cứ loạn xà ngầu thành ra việc
không chạy, mà đường vẫn không thông. Ở địa phương nọ có quan đầu tỉnh còn
chi tiền dưỡng liêm cho cảnh sát giao thông để anh em làm nhiệm vụ cho chí
công vô tư. Trời, sao giống ông bố cứ cho tiền thằng con để chúng đừng đi trộm
nhà người. Phải dạy nghiêm để con ngoan bằng đạo đức, bằng kỷ luật chứ sao lại
bằng tiền! Còn mấy ngành khác thì sao? Không lẽ không “dưỡng liêm” thì
là không nghiêm? Hay có “dưỡng liêm” thì nhất định sẽ nghiêm?
Quí 1, thanh tra mới “đụng” đến ba tập đoàn nhà nước mà đã
thấy rối beng. Ngân hàng thì được xếp loại mà chỉ công bố những ngân hàng loại
1, làm bà con thêm hoang mang, như vậy ngân hàng “yếu” làm sao tồn tại
khi ai cũng... sợ? Vậy là mấy đồng tiền tiết kiệm lại vòng vòng như đèn
kéo quân mà không có điểm dừng.
Dịch vụ mua bán, sáp nhập dâng cao. Người bán đất; kẻ bán công
ty; sáp nhập ngân hàng này; mua cổ phiếu chi phối ngân hàng nọ, ỏm tỏi từ Nam
ra Bắc. Ngày nào đọc báo cũng thấy nguy cơ tanh bành ngành này, ốm o ngành nọ!
Quí 1, tòa xử một đại gia từng là “quả đấm thép” của nền
kinh tế nhưng nợ nần đầm đìa hàng chục ngàn tỉ đồng. Vậy mà vụ xử lại rất
chóng vánh chỉ có hai ngày với mức 20 năm bóc lịch. Rồi vụ xử một ác phụ phóng
hỏa đốt chồng với mức án chung thân và không có đồng phạm. Người dẫu có
thờ ơ với các vụ án đến mấy cũng đành lắc đầu.
Dân kêu đã đành. Các ngành nghề nhà nước cũng kêu. Điện tuyên bố
lương không đủ sống. Bệnh viện kêu phí không đủ chi. Xăng dầu la làng giá bán
ra quá thấp. Rồi điện vẫn cứ cúp. Rồi bệnh viện vẫn không có chỗ nằm. Rồi xăng
vẫn cao mà xe vẫn cháy. Hết xe gắn máy, đến xe hơi rồi lại đến xe hàng...
Long đong với quí 1 lòng chưa an thì lại nghe ở miền Trung có
cái thủy điện nước thấm qua đập chảy ào ào như suối. Vậy là báo viết, báo nói,
báo hình, báo mạng lại ào ào như sôi. Các vị khoa học nhào vô tranh luận. Hội
đồng kiểm định nhà nước bảo không sao, tiến sĩ A bảo nguy hiểm, tiến sĩ B bảo
vẫn an toàn... Dân thì cứ ngước nhìn nước chảy qua thân đập hàng ngày mà lòng
run rẩy chẳng biết nghe ai.
Còn ba quí nữa là hết một năm. Lo quá, run quá, không biết mấy
quí sau sẽ có những gì? Thôi, hãy tìm niềm tin, niềm vui ở một cụ già 90 tuổi
đang chờ ngày khai quật kho vàng trên đỉnh hòn Tàu. Biết đâu Nhà nước lại có
một đống vàng ròng để giải quyết khó khăn. Và biết đâu rồi điện sẽ hạ giá,
xăng lại bình ổn, Nhà nước bỏ phí giao thông, miễn thuế thu nhập....
Phải tin như vậy để mà sống.
Nguyễn Quang Chơn/tbktsg
Cơm thêm:
Chiều nay, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì cuộc họp báo thông báo
tình hình kinh tế-xã hội quý I/2012.
Ông Phan Việt Cường, Chánh Thanh tra Nhà nước Quảng Nam,
khẳng định, qua kiểm tra, xác minh thực tế phát hiện ông Nguyễn Đình Giao (Xã đội
trưởng Xã Tam Đại, huyện Phú Ninh) làm giả mạo 84 bộ hồ sơ, trong đó có một số
đồng chí của Huyện đội Phú Ninh tham gia cùng.
Hiện hồ sơ đã chuyển cho Cơ quan điều tra Quân sự của Quân khu 5 vào cuộc điều tra, xử lý theo pháp luật.
Hiện hồ sơ đã chuyển cho Cơ quan điều tra Quân sự của Quân khu 5 vào cuộc điều tra, xử lý theo pháp luật.
Liên quan vụ đào mộ cổ 300 năm, bà Nguyễn Thị Minh Thắm (45
tuổi, có hộ khẩu ở khối phố 8, P.An Sơn, TP.Tam Kỳ) chủ mưu đến nay vẫn không bị
Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố, ông Lê Phước Thanh khẳng định, sẽ
yêu cầu Công an tỉnh báo cáo bằng văn bản về vụ việc này. Quan điểm của chúng
tôi làm rõ, xử lý nghiêm, không bao che ai hết, dù có con của ai đi chăng nữa.
Riêng các vụ phá rừng gần đây cũng đang được chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm.
Vụ rò rỉ nước đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 gây hoang mang, lo lắng cho nhân dân, ông Lê Phước Thanh cho biết, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ gửi đến UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định rằng hiện tượng thấm nước ra mặt hạ lưu đập Thủy điện Sông Tranh 2 đang được khắc phục và chưa ảnh hưởng đến an toàn đập. Tuy nhiên Chính phủ cũng yêu cầu cần khẩn trương khắc phục triệt để hiện tượng này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và người dân được an tâm hơn.
Còn việc xây dựng ứng phó thiên tai khi đập xảy ra sự cố, vừa qua đoàn công tác của Quân khu 5 cũng có chuyến khảo sát và lên phương án di tán dân nếu xảy ra sự cố.
Về phía tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo cho các cấp ngành phải tập trung phối hợp chặt chẽ và lên phương án di dời dân nếu Thủy điện Sông Tranh 2 có sự cố xảy ra vỡ đập.
“Hiện thủy điện đang cho chạy hết công suất 2 tổ máy phát điện để giảm nước hồ về mực nước từ 165m xuống còn 140m để xử lý chống thấm. Ngày 15/4, việc xử lý nước thấm ra ngoài sẽ được triệt để không còn nước rò rỉ”, ông Thanh khẳng định.
Vụ rò rỉ nước đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 gây hoang mang, lo lắng cho nhân dân, ông Lê Phước Thanh cho biết, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ gửi đến UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định rằng hiện tượng thấm nước ra mặt hạ lưu đập Thủy điện Sông Tranh 2 đang được khắc phục và chưa ảnh hưởng đến an toàn đập. Tuy nhiên Chính phủ cũng yêu cầu cần khẩn trương khắc phục triệt để hiện tượng này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và người dân được an tâm hơn.
Còn việc xây dựng ứng phó thiên tai khi đập xảy ra sự cố, vừa qua đoàn công tác của Quân khu 5 cũng có chuyến khảo sát và lên phương án di tán dân nếu xảy ra sự cố.
Về phía tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo cho các cấp ngành phải tập trung phối hợp chặt chẽ và lên phương án di dời dân nếu Thủy điện Sông Tranh 2 có sự cố xảy ra vỡ đập.
“Hiện thủy điện đang cho chạy hết công suất 2 tổ máy phát điện để giảm nước hồ về mực nước từ 165m xuống còn 140m để xử lý chống thấm. Ngày 15/4, việc xử lý nước thấm ra ngoài sẽ được triệt để không còn nước rò rỉ”, ông Thanh khẳng định.
TÌM CHA DƯỚI GỐC TRE
Trả lờiXóaĐào Tuấn blog
Công an Long An đang tiến hành điều tra nguyên nhân một lão nông treo cổ tự tử: Ông Trần Văn Mỹ, nông dân nuôi heo, hộ cận nghèo. Tiền của tập trung cả vào đàn heo. Mới rồi bầy heo dính bệnh lăn ra chết, người nông dân khốn khổ rơi xuống hố nghèo, mắc thêm căn bệnh “đứt vốn, lụn nợ” hiểm nghèo. Điều gì sẽ xảy ra với những con nợ? Bị bắt cóc tra tấn. Bị khủng bố tinh thần. Bị trói nghiến rồi đem đốt sống như ở TP HCM. Hay một sợi dây thừng. Có lẽ người nông dân già đã chặc lưỡi. “Tìm ba ngoài gốc cây mù u, cạnh chuồng heo”- đây là những dòng tuyệt mệnh trước “dấu chấm hết cuối cùng” của người nông dân khốn khổ. Dường như cái chết của mỗi một cá nhân khi cùng quẫn, không lối thoát, là một nét cọ tối màu vẽ nên cái gọi là “bi kịch xã hội”.
Hôm rồi, một quan chức ngành công an cho biết dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế đã tác động mạnh đến hoạt động của các loại tội phạm. Băng nhóm bảo kê, bắt cóc xiết nợ, tống tiền.. mọc như nấm sau mưa do ảnh hưởng từ các vụ vỡ nợ “tín dụng đen”. 8 vụ bắt cóc, siết nợ đã xảy ra. Đến bây giờ, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng xung quanh vụ “thiêu sống con nợ” xảy ra ở TP HCM tháng trước.
Vì thế, đừng mong những “gốc cây mù u” chỉ là sự cá biệt. Chỉ số giá tháng 4 đang ghi nhận sự khốn quẫn của người nông dân khi nhóm giá hàng hóa lương thực thực phẩm giảm 0.08 điểm phần trăm. Dịch cúm ở gà. Dịch “siêu nạc” ở heo. Dịch “lở mồm” với nỗi oan của cá. Ngay cả khi thóc lúa được mùa cũng làm nên một thứ “dịch bệnh” triền miên “được mùa mất giá”. Nếu như chỉ số giá, ở bình diện chung, đang phản ánh chất lượng ngày càng thảm hại của những đồng tiền trong túi người dân, thì với nông dân nói riêng, nó còn là thứ ăn dần ăn mòn những đồng tiền đầy mồ hôi tưởng rằng đã không thể còm hơn.
CPI tháng 4 đang cười nhạo những dự báo. Đơn giản là những dự báo ấy không lường được sự đuối sức của người mua. Một sự đuối sức hoàn toàn không giống với “biểu hiện của một thứ phản ứng”, mà là một “tình trạng bệnh lý”.
“Đuối sức” là từ mà TS Lê Đăng Doanh hồi hôm đã dùng để chỉ tình trạng người dân ngoảnh mặt với hàng hóa. Suy cho cùng, sự đuối, hay kiệt sức là hậu quả của một logic đơn giản: Nền kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn- DN phá sản, giải thể hoặc cầm chừng- Người lao động không lương- Thu nhập của người dân giảm- Cắt giảm chi tiêu- đúng hơn là hết tiền để chi tiêu. Và điểm đầu của “chuỗi thức ăn”, những người tạo ra heo gà, thóc, muối đương nhiên chịu “thảm họa kép” khi vừa không có tiền mua hàng, vừa không bán được hàng, trong khi thuế phí thì cả quá khứ, hiện tại và tương lai vẫn phải nộp “đều như vắt chanh”.
Trả lờiXóaSức mua của nền kinh tế, ở một nghĩa nào đó, cũng chính là sức dân vậy.
Hôm qua, “sức dân” có vẻ lại tiếp tục đặt trước một cơn sóng ngầm mới. Thông tin từ Tuổi trẻ cho biết “Bộ trưởng hành động” Đinh La Thăng chính thức phê duyệt một đề án cho riêng ngành giao thông với tổng chi phí lên tới 223.000 tỷ đồng. 12.174 tỷ trong số này được dùng để đầu tư trụ sở. Yếu tố “đầu tiên” sẽ được lấy 40% từ nguồn ngân sách nhà nước. 60% còn lại thì dãn nhãn “xã hội”.
“Xã hội” là gì nhỉ? Không lẽ lại có một thứ “xã hội” phi dân chúng ?
Hôm Bộ trưởng Thăng “đi thi” trước Ủy ban Pháp luật, đại biểu QH Phùng Văn Hùng khi chất vấn về “phí hạn chế phương tiện” đã đặt câu hỏi: Phải chăng cách dễ dàng nhất hiện nay là thu tiền của dân?
Đây đáng ra phải là lời khẳng định.
Có khi nào trụ sở của Bộ GTVT được xây dựng bằng những thân gỗ mù u?
Có khi nào sẽ lại có những dòng tuyệt bút “tìm cha dưới gốc tre”?