Netizen 2013 Huỳnh
Ngọc Chênh bàn:
Khà khà, lâu lắm rồi mới đọc được một bài báo trên báo lề
Đảng thấy vui, vui còn hơn xem Hoài Linh tấu hài. Lâu nay tui ngu dốt hiểu lầm rằng
dân gian nói "Trọng Lú" là chê bai nên tui chưa bao giờ dám viết gì
mà có hai chữ ấy, tôi sợ kị húy. Nay tác giả Thăng Long trên báo Đại Biểu Nhân
Dân đã có bài dưới đây mở mắt cho tui và có lẽ cho toàn thể đồng bào nữa. Nói
"Trọng Lú" là khen ổng đấy. Công nhận thơm thật.
Theo gương Khuất Nguyên thui bác Lú ơi |
P/s: Tờ báo của mấy vị Nghị gật đã "thủ tiêu" bài này roài !!!
Khó thể im lặng, nhất là khi triều đình nêu chuyện, có thể hiểu là có phải Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mang tên dân gian là “Trọng Lú” thực ra là “lú” thật?
Trả lờiXóaTác giả Thăng Long nơi những dòng chữ đầu đã cho thấy đang đề cập tới ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng:
“Nhân đọc bài Có lẽ sự thật nằm ở dư luận của Văn Bông, chợt nhớ chuyện Chủ tịch QH Khóa XII.
Hồi ấy, khi Ông nhậm chức Chủ tịch QH, là người làm báo xuất thân từ khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp, tôi có ý chê Ông khi Ông đọc câu Kiều Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn. Tôi nói với cương vị ấy, sao Ông lại lẩy câu Kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi mới thấy thông cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành.
Trước đấy, dư luận về Ông không nhiều, nhưng không phải dư luận hay, Ông được ghép chữ LÚ ngay sau tên của mình cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa, nói chung là chẳng hay ho gì...”
Tác giả Thăng Long nói chữ Lú đó là lời khen của dân gian, vì “Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi.”
Tác giả Thăng Long cũng kể thêm một số việc liên hệ tới ông “Trọng Lú” -- về tâm lành của ông, về lòng tin rằng vợ ông Trọng Lú cũng sạch như ông, nghĩa là “tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu.”
Tác giả Thăng Long cũng cẩn trọng, có vẻ như cảnh giác những người muốn chụp mũ để gây án văn tự:
“Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê. Bởi, dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó...”
Thế thì, nhiều câu hỏi có thể nêu ra, vì mình không có cái thâm nho của Bắc Kỳ.
Chữ Lú” trong biệt danh “Trọng Lú” có đúng là lời khen dân gian giành cho ông Nguyễn Phú Trọng? Hay là chê “lú lẫn” -- một cách không quanh co? Theo Tự Điển VN của Khai Trí Tiến Đức thì “Lú” có nghĩa là “quên, mê, ngu tối...”
Chữ “Lú” là phương ngữ Bắc Kỳ, nếu chuyển sang phương ngữ Nam Kỳ, nên chọn chữ tương đương nào? Nếu chuyển ngữ từ “quên, mê, ngu tối...” hẳn là “ngu chết mẹ”... thì lại không mang nghĩa hay ho gì cả.
Tuy nhiên, mang tiếng sạch cho riêng mình mà dân oan lũ lượt đi khắp nơi, khi doanh nghiệp rủ nhau sập tiệm, khi sinh viên học xong Cử Nhân ra đa số không tìm đươc việc làm, khi nông dân bị mua xử ép để thà là đổ lúa cho vịt ăn, và khi tài sản cả nước gom về tay quan chức và lợi ích nhóm -- thì sạch hay bẩn cũng là tội nặng.
Đó là chưa nói gì tới chuyện biên giới và Biển Đông, về các nhượng bộ Phương Bắc rất mực là lú...
Thử trưng cầu dân ý xem, có phải Lú là Lú hay không? Giờ này còn ôm ngọn đuốc chủ nghĩa xã hội với Cuba, Triều Tiên, Tàu khựa... có phải là lời khen “Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi...” hợp lễ đất trời hay không.
Nghĩa là, báo Đại Biểu Nhân Dân nói thẳng rằng, lú như ông thì ra sông mà chết chìm cả đi, cho cả nước nhẹ gánh.
Có phải không?
CÔ TƯ SAIGON
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Vừa qua, trên báo điện tử daibieunhandan.vn, tiếng nói của quốc hội CHXHCNVN, xuất hiện bài viết của một ông (hay bà) Thăng Long nào đó, với cái tít: Viết tiếp Có lẽ sự thật nằm ở dư luận. Tôi, một người yêu Đảng, yêu Bác Hồ, đã đọc bài viết đó và… vô cùng phẫn nộ vì cái kiểu bôi bác giễu cợt lỗ mãng của ông/bà Thăng Long (TL).
Trả lờiXóaNội dung bài viết này nói về “Chủ tịch QH khóa XII”, tức là đồng chí đương kim tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng. Ông này đã cả gan nhắc đến cái “ních nêm” mà bọn đểu trong dân gian gán cho đồng chí TBT: LÚ. TRỌNG LÚ. (Tôi nhắc đến cái tên lóng này ở đây thì không còn ý nghĩa nữa, vì nó đã được ông TL chính thức đưa lên mặt báo của QH trước rồi!) TL muốn nhắc đến mấy câu vè “Giàu như Phú – lú như Trọng – lật lọng như Nghiên – tiêu tiền như Triệu” mà bọn đểu Hà Thành dùng để nói về “bộ tứ” lãnh đạo HN cách đây hơn một thập niên. Tuy nhiên, ông ta né tránh thể hiện cái đểu bằng cách bảo cái biệt hiệu LÚ này là cách dân gian khen đồng chí í. Khen là liêm khiết. Và ban biên tập daibieunhandan.vn đã bị TL lừa! Lừa ngoạn mục! Chơi xỏ mà giả vờ ca ngợi. Bởi vì, căn cứ vào mọi căn cứ, bọn đểu, khi gán cái ních nêm này cho TBT, chúng muốn nói rằng những “ný nuận” (bọn đểu hay phát âm như rứa) mà đồng chí nêu ra đã lỗi thời rồi, và TL thừa hiểu điều đó.
Nhưng TL không phải chỉ chơi xỏ TBT. Ông ta mượn cớ khen TBT để chửi toàn bộ đội ngũ cán bộ đảng và nhà nước ta. “Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch” (tôi gạch dưới – ML), TL viết. “Mình Ông sạch” tức là toàn bộ bọn còn lại đều bẩn! Đây là một câu nói thóa mạ Đảng một cách láo xược nhất! Thậm chí, đây có thể còn là sự nhục mạ đối với toàn dân tộc! Bản thân đồng chí TBT, khi lên tiếng cảnh báo cán bộ đảng viên về nguy cơ “thoái hóa biến chất” cũng chỉ dám nói đến “một bộ phận không nhỏ”. Thế mà TL dám nói “Mình Ông sạch”. Rõ ràng, TL là tay sai “các thế lực thù địch” ngoại bang!
Rồi TL lại lật lại: dùng cái nhận định về sự “bẩn” của mọi cán bộ hòng đánh một đòn chí mạng vào TBT. “Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi…” Đây là gì, nếu không phải là lời nhắn rằng tốt nhất TBT hãy nhảy xuống sông mà chết đi?! Đã thế, ở cuối câu lại còn có những từ “lú lẫn thật rồi”!!!
Đoạn sau của bài viết, TL “khen” một vài động thái cụ thể của “Chủ tịch QH khóa XII”. Nào là “ký Nghị quyết 816 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đổi tên Báo thành Báo Đại biểu nhân dân, nâng cấp thành Báo loại I”, nào là: khi thấy câu “Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu nhân dân.” Ông Chủ tịch QH Khóa XII đọc rất kỹ và hạ bút thêm vào hai chữ: “Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Tòa soạn Báo Đại biểu nhân dân.” Trời ơi! Khen một vị lãnh đạo cấp cao nhất của một dân tộc 90 triệu người mà không nêu ra được quyết sách nào mang tầm kinh bang tế thế, mà chỉ nói đến việc nghĩ mãi mới đổi tên được một tờ báo, nghĩ mãi mới thêm được “hai chữ”, hai chữ hoàn toàn không quan trọng gì, vào một câu trong văn bản, thì khác gì nói vị ấy thuộc loại vô dụng! (Tất nhiên, Michael Lang tôi tin rằng các đồng chí í phải làm những việc lớn lắm, chứ không phải chỉ có ba cái tiểu tiết í.)
Chiêu xỏ lá cuối cùng (trong bài) của TL là nhắc đến dư luận nói phu nhân TBT “cầm phong bì” và nói “Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu”. Rồi, để không bị quy tội, TL ngoắt lại, nói “tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu” và “sao có nhiều kẻ xấu sợ nó (Nghị quyết TW-4 – ML) đến thế?” Nói vuốt đuôi thế thôi, chứ biện bạch vu vơ không chứng minh được thì chỉ là cách “né đòn”, khỏi bị chụp mũ cái tội nói xỏ vợ TBT và chê cái chủ trương đưa ra một nghị quyết vô tác dụng.
MICHAEL LANG
Thực sự - với tôi – một người thuộc thế hệ 8x đọc báo thấy ông Bí thư nói chuyện với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm vào ngày 28/09 mà cảm giác vừa thương cho ông vì ông như một kẻ thừa thãi về lý luận không tưởng XHCN nhưng lại ngu si về sự nhận thức thực tiễn, vừa xót cho dân Việt Nam phải có những kẻ lãnh đạo tầm nhìn hột mít như ông.
Trả lờiXóaĐầu tiên, ông làm một cái việc muôn thuở mà các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước và cả cấp lãnh đạo cơ sở hay làm là “nhét chữ vào mồm” người nghe bằng câu bất hủ: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước CHXHCN Việt Nam”.
Ông chẳng cần căn cứ số liệu, cũng chả cần phải dựa vào một công trình nghiên cứu nào cả. Ông nói khơi khơi theo kiểu đọc văn bản…. xa rời thực tế của lãnh đạo Đảng bấy lâu nay.
Để nhấn mạnh yếu tố tên nước, ông kết luận: “Đây là một bước tiến, chúng ta đang đi lên CNXH chứ có dừng ở cuộc CM Dân tộc dân chủ đâu”.
Về đi lên CNXH (hoang tưởng) thì bấy lâu nay tôi đã biết, nhưng ông Bí thư biết không, tôi buộc phải nhảy cẫng lên khi ông nói về yếu tố CM Dân tộc Dân chủ. Ồ! Thì ra chúng ta đã qua thời điểm làm CM Dân tộc Dân chủ lâu rồi. Chính vì thế mà con đường chúng ta đang đi là con đường của sự thu vén của giai cấp lãnh đạo về mặt tài sản (thông qua hiện tượng ngứa ghẻ) cho mục đích tạo dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa cho 1 nhóm người chứ không phải là một sự đi lên của 1 xã hội dân chủ cho Dân tộc này nữa rồi.
Hiểu nôm na, để thu vén cho hành trang đi lên CNXH đó, ông nghiêm khắc cảnh báo về việc ai đó muốn “bỏ điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng”. Điều 4 thiêng liêng đó được xem xét như một yếu tố sống còn của Đảng, cán bộ Đảng viên Cộng Sản từ thời ông Triết và nay được ông kế thừa một cách trọn vẹn. Vì điều đó còn, nghĩa là công cuộc thu vén tài sản quốc gia cho cá nhân vẫn còn tiếp diễn một cách thuận lợi, trôi chảy…
Tiếp đó ông nói về vấn đề sở hữu đất đai, ông nhấn mạnh quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước và chỉ có như vậy thì mới có thể xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn.
Theo ông, hiện còn bốn vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, theo tôi có hai vấn đề đáng quan tâm là:
- Ông xác định kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo) và 1 lần nữa ông lại sử dụng cụm từ “tuyệt đại đa số đang tán thành” vì thế nên dù cho kih tế nhà nước có yếu kém, bệnh tật đến mức độ nào thì vẫn giữ nó. Ông lan man lo sợ một viễn cảnh ở thì tương lai “không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?” đầy tính lý luận Mác-xít mà bỏ quên cái thực tại phũ phàng của nền kinh tế định hướng XHCN hiện tại. Và dường như ông bí thư đang tát ông thủ tướng Dũng đang chạy vạy tới gặp các tổ chức tài chính – thương mại lớn ở Hoa Kỳ để nhằm tìm được sự “công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”. Nhớ nhé! – Chỉ có kinh tế thị trường, không hề có thêm cái đuôi định hướng XHCN nhé!
- Vấn đề thứ hai là vấn đề về luật đất đai, trong đó có cụm từ kinh điển “Đất đai là sở hữu toàn dân, giao Nhà nước thông nhất quản lý”. Chả biết nó đúng sai như thế nào, nhưng chỉ thấy dân oan về đất đai hai miền Nam-Bắc cứ tăng đều đều. Trong khi đó, vị tổng bí thư lại bảo vệ đến chết cái quyền được quản lý của nhà nước qua việc nhấn mạnh tác dụng của nó trong “xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn”. Cái bảo vệ “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” đó đã khiến nhà báo Bùi Tín phải thốt lên: “Vì chính cái sở hữu toàn dân do đảng CS tạo ra là kẻ giết người hàng loạt cần bị vạch mặt, kết tội và xóa bỏ không thương tiếc.” Và rõ ràng, sự quản lý đầy trách nhiệm của nhà nước đã đưa nước Việt Nam vốn còn đang đói – nghèo – lạc hậu có những công trình bậc nhất Đông Nam Á - Châu Á - thế giới…
XóaCuối cùng, một câu để đời mà tôi nghĩ người dân và thế hệ sau sẽ nhắc về một như một tên “TUYÊN HUẤN” với cái nhìn sách vở thay vì một nhà lãnh đạo (phải có cái tầm nhìn trong thực tiễn) là: – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”.
Vâng! Chúc mừng ông Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người đã có cuộc gặp, trao đổi nói chuyện với cử tri như một gã say rượu, chém gió khơi khơi như kiểu “cử tri” là người thế kỷ 20 (thế kỷ còn bị phụ thuộc vào cái loa tuyên truyền của Đảng). Người đã “vì Đảng, vì cán bộ” ta nên đã đặt hiến pháp nhà nước “quan trọng thứ 2” sau “cương lĩnh của Đảng”. Bởi vì nó “quan trọng vào bậc nhất nhưng sau Cương lĩnh của Đảng” nên những gì ông nói, cũng có thể hiểu được. Những ai muốn bảo vệ điều 4, sở hữu toàn dân, quân đội thuộc về Đảng… cũng có thể hiểu được.
Cảm ơn ông tuyên huấn cấp cao – Nguyễn Phú Trọng đã dạy cho tôi một bài học quý giá: "Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được, mà phải thay thế, loại bỏ chúng" (Cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin)
TÂM 8X
1/ Thử tưởng tượng, sau khi uống một chén trà, hay ly rượu chào mừng, quý vị hỏi thăm sức khỏe của gia đình ông, hỏi ông đi máy bay có mệt không, vân vân; lúc nào thấy ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thoải mái, thảnh thơi, quý vị mới hỏi ông một câu. Xin hỏi ông: “15 cộng với 7 là mấy?”
Trả lờiXóaMuốn tự nhiên hơn, quý vị giả bộ mình thắc mắc, tự hỏi mình, buột miệng nói ra để nhờ ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam giúp tìm lời giải đáp. “À, 15 mà cộng với 7, nó là bao nhiêu, cụ nhỉ?”
Đây là một câu hỏi trắc nghiệm. Nó thử thách trí thông minh một người mới gặp lần đầu, hiệu quả rất chính xác. Ai không tính được 15+7 thì mình biết ngay là thiếu thông minh.
2/ Nhưng câu hỏi 15+7 có thể hơi dễ đối với ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng thường được gọi là “Giáo sư,” chắc ông đã học làm tính cộng rồi. Cho nên, phải chuẩn bị sẵn một câu hỏi khác. Có một câu hỏi giản dị khác, phỏng theo phương pháp trắc nghiệm do Giáo sư Shane Frederick ở Đại học Yale đặt ra, gọi là Cognitive Reflection Test (CRT). Đổi khung cảnh câu chuyện một chút theo lập trường vô sản, có thể hỏi thế này: “Thống chế Stalin tiếp hai đồng chí Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, muốn thử xem hai anh da vàng này cư xử với nhau như thế nào. Stalin tặng 110 đồng chung cho cả hai người, bảo họ tùy ý mà chia nhau. Bác Hồ xin nhường Bác Mao quyết định. Bác Mao nói: “Dân nước tôi đông gấp mười lần nước chú, phần tôi phải hơn phần chú 100 đồng!” Bác Hồ nói: “Nhất trí! Cho bao nhiêu em cũng cảm ơn!”
Bây giờ đến phần câu hỏi: Chia theo cách đó, Bác Mao, Bác Hồ, mỗi bác bỏ túi được bao nhiêu?
Nghe nói ngày xưa ông Lê Duẩn sang Bắc Kinh đã được họ trắc nghiệm như vậy. Ông trả lời rất nhanh: “Bác Mao 100 đồng, Bác Hồ được 10 đồng.” Đặng Tiểu Bình nghe vậy, quay ra bảo quần thần: Có thể dậy cậu này một bài học đấy nhé.
Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có thể biết câu trả lời đúng, là Mao được 105 đồng, Hồ được 5 đồng; vì ông từng qua Bắc Kinh nhiều lần, mỗi lần đi đều có các thần đồng toán học đi kèm làm cố vấn. Cho nên sẽ phải dự tính sẵn một câu hỏi khác.
3/ “Năm bà gói năm cái bánh chưng, trong năm phút thì xong. Nếu có 15 bà gói 15 cái bánh chưng, hỏi bao nhiêu phút mới gói xong đủ 15 cái?” Nhiều người trả lời ngay: “15 phút!”
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng trả lời đúng: “5 phút,” thì chúng ta phải kết luận rằng ông không “lú” – như các thế lực thù địch vẫn loan tin đồn. Trong thời gian ông Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành ủy, người Hà Nội đặt câu vè rằng: “Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu.” Tấm bia miệng này ghi tên tứ trụ gồm quý ông Phùng Hữu Phú (Phó của ông Trọng); ông Hoàng Văn Nghiên (Chủ tịch thành phố) và ông Nguyễn Quốc Triệu (phó của ông Nghiên). Từ đó đến nay, ông Trọng có biệt hiệu Trọng Lú. Khi ông lên làm chủ tịch Hội đồng Lý Luận Trung ương, người ta đổi thành “đồng Lú Lẫn Trung ương” Nhiều người gọi ông là Trọng Lú, Trọng Lú mãi, đến nỗi có người ngoại quốc không hiểu, tưởng rằng tên ông là Trọng, họ Lú. Một phóng viên người Mỹ quả quyết một người anh em ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam làm ăn rất khá ở Quận Cam, ông này tên là Quán. Anh ta còn biết người anh em ông Trọng mở nhiều quán cà phê mang tên mình, Quán Lú.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng trả lời được cả ba câu trắc nhiệm trên, phải xóa bỏ biệt hiệu Trọng Lú. Có thể dân Hà Nội đã nhầm lẫn khi thẩm định khả năng tri thức của ông. Có thể dân Hà Nội đều thuộc loại những thế lực thù địch cả. Nhưng nếu ông Trọng không lú thì chẳng lẽ dân chúng đất ngàn năm văn vật lú lẫn cả hay sao?
NGÔ NHÂN DỤNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ðây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng tỏ ra lú lẫn về thể chế và tinh thần dân chủ. Khi đại hội đảng Cộng Sản kỳ thứ 12 kết thúc, ông đã từng khoe rằng cuộc họp của đảng Cộng Sản “dân chủ đến thế là cùng!”
Trả lờiXóaMột cuộc bầu bán trong đó 99% những người được nhóm lãnh đạo đưa ra đều trúng cử hết thì không thể nào gọi là dân chủ được. Những người ngoài danh sách mà tự ứng cử mà không được nhóm cầm đầu chấp thuận thì thất cử 100% thì cũng không thể nào coi là dân chủ được. Ðại hội 12 của đảng Cộng Sản diễn ra hoàn toàn trái ngược với các thể thức dân chủ. Khi tự vỗ bụng khen mình “dân chủ đến thế là cùng,” Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra có cái đầu hoàn toàn lú lẫn. Bây giờ, lên tiếng đe dọa những thành phần “thế này thế khác” không cho vào Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng lại phơi bầy cái đầu lú lẫn thêm lần nữa.
Thể chế dân chủ được thể hiện trước hết trong quyền tự do ứng cử. Ðảng Cộng Sản bất chấp quy tắc sơ đẳng đó, bắt tất cả các ứng cử viên phải qua vòng loại của Mặt Trận Tổ Quốc, ai cũng biết toàn là một đám tay sai của đảng. Riêng điều đó đã vi phạm cả thể thức lẫn tinh thần dân chủ. Ðảng Cộng Sản đặt ra thủ tục “hiệp thương” để dùng đám côn đồ tay sai đe dọa, bôi nhọ và vu khống những người tự ứng cử và đe dọa tinh thần các cử tri không cho họ được tìm hiểu về các ứng cử viên, trò đàn áp này bất chấp cả thể chế lẫn tinh thần dân chủ...
Ông Nguyễn Phú Trọng vừa lú lẫn vừa coi khinh dân Việt Nam cho nên chưa tổ chức bầu cử đã lớn tiếng đe dọa không cho người này, không cho người khác được trúng cử. Ông Nguyễn Quang A đã trả lời trực tiếp khi hô hào thêm nhiều người tự ứng cử, để thử thách cái chế độ mà ông Nguyễn Phú Trọng gọi là “dân chủ đến thế là cùng.” Phải chứng tỏ một ông tổng bí thư của đảng Cộng Sản có thể lú lẫn nhưng 90 triệu người dân Việt Nam không lú...
NGÔ NHÂN DỤNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)