He he, trên mạng đek thèng nèo biết mình là Việt kìu A Mari (...sến) |
Ngày 12/8/2013 bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…”
của ông Lê
Hiếu Đằng được đăng trên trang Boxitvn và sau đó nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới mạng.
Tính đến nay chỉ mới hơn 2 tuần nhưng đã có hàng chục bài viết xoay quanh
bài của ông Lê Hiếu Đằng, hình thành cuộc bút chiến gay cấn giữa 2 nhóm truyền thông:
- Tự do: Với những bài ủng hộ hoặc phản biện những bài viết của;
- Quốc doanh: Với những bài viết hằn học, cả vú lấp miệng em, chụp mũ… bản chất của nhóm này xưa nay vẫn vậy trong đó không bao giờ thiếu thói mạo danh; thói gian manh xảo trá mà Blogger Tâm sự Y giáo mới vừa phát hiện ra một trường hợp cụ thể:
- Quốc doanh: Với những bài viết hằn học, cả vú lấp miệng em, chụp mũ… bản chất của nhóm này xưa nay vẫn vậy trong đó không bao giờ thiếu thói mạo danh; thói gian manh xảo trá mà Blogger Tâm sự Y giáo mới vừa phát hiện ra một trường hợp cụ thể:
Ngày 26/8 báo Sài gòn Giải phóng (cơ quan thành ủy thành hồ) đăng bài viết của ông TS Hoàng Văn Lễ, bài này "trớ trêu" thay lại có khẩu khí và những đoạn "nhái" y chang một bài viết trên báo Nhân Dân - (cơ quan TW Đảng CS) của Mít tờ/Mít xịt Amari TX; Việt kiều Mỹ viết từ Mỹ.
Blogger TSYG viết:
Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa: TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX!
Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác giả của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất: Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng!
Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!
Amari TX tranh thủ giải lao sau 2 bài đánh bác Đằng |
Trận bút chiến chưa có dấu hiệu kết thúc và mới đây nhất ông Lê Hiếu Đằng đã lại phải lên tiếng:
TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Kính gửi: - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM
- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.
Thưa các ông/bà,
Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này.
Để các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân sĩ, trí thức, hiểu rõ bài viết của tôi và có điều kiện so sánh với những bài phê phán đăng trên báo của các ông/bà, xem đúng sai thế nào, tôi đề nghị các ông/bà cho đăng công khai trên báo các ông/bà hai bài viết sau đây của tôi: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh (bài có sửa chữa đăng ngày 17/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam) và Những điều nói rõ thêm… (đăng ngày 19/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam).
Tôi thấy các ông/bà cần làm điều này vì nếu phê phán bài viết của một người mà người đọc không biết bài viết nói gì, ngược lại, các ông/bà chỉ cắt xén vài đoạn rồi hô hoán, lên án thế này thế kia, thì hoá ra các ông/bà chơi trò “bỏ bóng đá người” mà tôi đã cảnh báo trong bài viết của mình. Và nếu các ông/bà không cho đăng (tôi biết chắc như vậy), thì hoá ra các ông/bà sợ sự thật: khi so sánh bài viết của tôi với các bài phê phán, nhân dân sẽ biết các ông/bà đã dối trá, ăn nói hàm hồ, quy chụp, chỉ là những tên bồi bút. Tôi thách các ông/bà đấy, các ông/bà có dám làm không, hỡi những tổng biên tập đầy quyền uy hiện nay!... (Xem toàn bài)
Trên Quân đội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở đầu đợt phản công lời kêu gọi thành lập một đảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, một tác giả Trọng Đức nào đó lập luận như sau: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”.
Trả lờiXóaHai ngày sau, một thạc sĩ Phạm Văn Thiết cũng phát biểu gần nguyên xi như vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì đã được một PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng diễn đạt trong bài “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng”, đăng trên trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011.
Song đó cũng không phải là hồ sơ gốc của trị số tư tưởng này vì trước đó, ngày 8-8-2010 cũng trên Quân đội Nhân dân, một TS Lê Văn Bảo đã viết hệt như vậy trong bài “Dân chủ phụ thuộc vào bản chất đảng cầm quyền”, còn theo tường thuật của báo Công an Nhân dân ngày 03-6-2013 thì Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cũng đưa ra kết luận như thế. Tài sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể cùng là tác giả của một câu, giống nhau đến từng chữ.
Nhưng báo chí tuyên huấn còn có lệ nhân bản một người thành nhiều người. Bài “Dân chủ phụ thuộc vào lí tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền” được báo Nhân dân ngày 08-3-2013 giới thiệu là của một độc giả Mai Hoàng Kiên. Song Mai Hoàng Kiên cũng chính là độc giả Trung Thành với bài “Không ai có thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam!” đăng ngày 25-2-2013, là độc giả Tuyên Trần với bài “Quay đầu lại là bờ” đăng ngày 22-3-2013, là độc giả Tường Anh với bài “Vạch mặt những kẻ mạo danh“ đăng ngày 14-1-2013, là độc giả Trần Mai với bài “Từ hải ngoại nghĩ về các ‘nhà dân chủ’” đăng ngày 30-10-2012, là độc giả Hữu Đức với bài “Vì sao, vì mục đích gì?” đăng ngày 13-11-2013 trên chính tờ báo này…, đồng thời là tác giả Trọng Linh với bài “37 năm bị bịt miệng trên xứ sở tự do” trên báo Công an Nhân dân ngày 27-3-2012 cũng như là Khánh Sơn của một Tạp chí Nhân quyền nào đó, và tất cả lại đều là một người, với bút danh Amari TX, xuất hiện gần đây nhất với bài “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan” đăng ngày 22-8-2013 trên Nhân dân. Tất cả những thông tin này được Amari TX, tự giới thiệu là một người Việt ở Mỹ, trưng ra như thành tích trên blog cá nhân ít người biết đến của mình.
Bước ngoặt bất ngờ nhất của câu chuyện nhân bản dư luận viên này là mới đây, một blogger bỗng phát hiện ra rằng Amari TX tức Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn ad libitum cũng chính là TS Hoàng Văn Lễ, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Xây dựng Đảng. Điều này không có gì là hoang đường tới mức không thể tin nổi, rốt cuộc thì ông trùm tuyên huấn của chế độ, Hồ Chí Minh, đã đặt cả nền móng lẫn kỉ lục khó vượt qua cho chiến thuật phân thân và hóa thân bằng vô số bút hiệu. Nhưng tiếc rằng phát hiện nêu trên hơi quá vội. Phiếu xét nghiệm tư tưởng của ông TS Hoàng Văn Lễ sống ở Việt Nam trên Sài Gòn Giải phóng ngày 26-8-2013 cho thấy một nhóm trị số hoàn toàn khớp với phiếu của ông Việt kiều Amari TX sống ở Houston trên Nhân dân ngày 22-8-2013, song cũng hoàn toàn khớp với phiếu của ông PGS Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, trên Tạp chí Cộng sản số 844 từ tháng 2-2013. Bây giờ muốn thanh minh rằng mình không phải Amari TX thì ông Hoàng Văn Lễ chỉ có cách chứng minh rằng mình chính là Trần Đình Huỳnh. Tương tự như vậy, thạc sĩ Phạm Văn Thiết chỉ có thể thanh minh rằng mình không phải Amari TX bằng cách chứng minh rằng mình chính là TS Lê Văn Bảo. Huyết đồ tư tưởng giống hệt nhau của họ được biểu hiện chẳng hạn qua câu này: “Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều ‘tự do’, ‘bình đẳng’ trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ.” Who is Who phiên bản Việt ngữ.
XóaQuả là không có điều quái gở nào mà con người còn chưa nghĩ ra lại xa lạ với guồng máy tuyên huấn Việt Nam. Trong những vụ nhân bản dư luận viên và nhân bản trị số tư tưởng này, tôi không biết điều gì đáng kinh hơn: sự giáo điều hay sự hạ cấp của luộm thuộm, cẩu thả, ngu ngốc, lười biếng, nhếch nhác. Mọi đối thoại không cùng đẳng cấp đều vô nghĩa. Ước gì những người chống giáo điều và thảo phạt tuyên huấn có được một đối thủ uyên bác, độc đáo, chân thực và một guồng máy tuyên huấn nghiêm túc, chuyên nghiệp.
PHẠM THỊ HOÀI
Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng... tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.
Trả lờiXóaNhững bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô.
Đánh NVGP lệnh công khai phát ra từ chót vót trên cao. Những bài viết và nói nảy lửa của ông Tố Hữu phát ra từ cung đình nhà Đỏ như phát súng lệnh. Đồng loạt các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào đánh túi bụi những mục tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để lập công với đảng nên không thiếu một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng này.
Ngày nay mượn cớ đánh bài Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh của ông Lê Hiếu Đằng để đánh phá cả phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước mà chỉ có dăm tờ báo với vài người viết tên tuổi lạ hoắc có thể coi là vô danh. Có thể họ có tên tuổi đấy nhưng phải núp dưới cái tên xa lạ thì cũng coi như vô danh.
Báo Nhân Dân còn bắt kẻ vô danh đó phải đeo thêm vòng lá ngụy trang rậm rì là người Mĩ gốc Việt Amari TX. Chỉ có một giáo sư cung đình, giáo sư của đảng xung trận. Càng thấy sự yếu thế, sự bất chính, không có lẽ phải trong trận đánh phá, răn đe tiếng nói rất chính đáng của người dân, tiếng nói rất bình thường của cuộc sống trong một xã hội dân sự.
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)