Vườn bách thú ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã bị chỉ trích gian
lận khi một mãnh thú được cho là "sư tử châu Phi" đột nhiên sủa ông ổng
trong chuồng. Vụ việc xảy ra trong vườn thú của Công viên quốc gia Tháp
Hà, nơi những con động vật bình thường được biến thành những động vật
quý hiếm, các phương tiện truyền thông Bắc Kinh đưa tin vào hôm qua. Trò
gian lận này đã bị con trai của một trong những du khách phát hiện ra.
Đứa trẻ đã đến đây để được nhìn thấy tận mắt một con sư tử, tuy nhiên nó
đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy con mèo hoang dã châu Phi này đột nhiên
cất tiếng sủa.
Thật ra thì đó chả phải là sư tử mà là một chú chó ngao Tây Tạng - giống
chó rất to và có bộ lông dài. Cha của đứa bé rất bất bình với trò gian
lận này của sở thú và gọi đây là một sự lừa dối trắng trợn. Sau đó lại
phát hiện một con cáo trắng bình thường đang cư ngụ trong chuồng có biển
đề là “báo đen”, còn trong chuồng chó sói thì là một chú chó khác.
Trong khi đó, Giám đốc bộ phận vườn thú của công viên này biện minh rằng
hiện thời con sư tử đang được chở đi để phối giống, còn con chó ngao là
do một nhân viên của vườn thú gửi vào chuồng sư tử vì "lý do an toàn".
Theo thống kê của LHQ, chỉ tính từ năm 2008 đến 2011, 70% số hàng hóa giả mạo bị phát hiện trên toàn thế giới đều có xuất xứ từ Tàu cộng.
Hồi tháng 7 vừa qua, dư luận thế giới chưa ngớt lời đàm tiếu vụ một bảo tàng cũng tại Trung Quốc đã bị buộc phải đóng
cửa sau khi có thông tin nói rằng bộ sưu tập gồm 40.000 cổ vật được
trưng bày tại đây hầu hết là giả.
Theo AFP, bảo tàng Jibaozhai được xây dựng với chi phí 540 triệu
nhân dân tệ (88 triệu USD) ở thành phố Ký Châu, tỉnh Hà Bắc. Jibaozhai
mở cửa năm 2010 với 12 gian để trưng bày các cổ vật quý độc đáo.
Tuy nhiên, hôm 15/7, bảo tàng này phải ngừng hoạt động trước những cáo
buộc cho rằng, phần đa số hiện vật này là giả và được mua lại với giá rẻ
mạt.
Những bức ảnh được đăng tải cho thấy một chiếc bình
được trang trí với những hình ảnh hoạt họa của các động vật, trong đó có
hình ảnh trông giống như một con mực đang cười. Bảo tàng cho hay chiếc
bình này là một cổ vật đời nhà Thanh.
Các thứ đồ sứ lộng lẫy được cho là xuất hiện từ đời Đường (618-907 AD), có
những màu sắc và kết hợp màu sắc đòi hỏi những kỹ thuật nung nấu chỉ có thể xuất
hiện mấy trăm năm sau đó. Chính vì những sự thô thiển như vậy, giới quan sát dễ
dàng lật tẩy sự giả mạo của chúng. Các nhà điều hành viện bảo tàng cũng như giới
lãnh đạo địa phương, thoạt đầu, phản ứng một cách hung hãn trước mọi sự tố cáo.
Họ cho đó là những sự vu khống; sau đó, họ thừa nhận một ít; sau nữa, vớt vát:
ngoài đồ giả, họ có một số ít đồ thật; và cuối cùng, trước áp lực của dư luận,
họ mới đành chịu đóng cửa.
Sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản, nhất là sau cuộc cách mạng văn hóa điên khùng dưới thời Mao Trạch Đông, bao nhiêu di tích và di sản cổ kính hàng ngàn năm của Trung Quốc bị phá hủy trầm trọng vì bị cho là “phong kiến”, “lạc hậu” và “phản động”. Bây giờ, trên con đường chinh phục thế giới, Trung Quốc muốn chứng tỏ họ có một nền văn minh lâu đời và một truyền thống văn hóa vững chắc, do đó, họ đua nhau xây dựng các viện bảo tàng ở khắp nơi. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 viện bảo tàng mới được xây dựng. Làm cách nào để có hiện vật trưng bày sau những đợt phá hủy tàn khốc kéo dài cả nửa thế kỷ như vậy? Biện pháp của họ rất đơn giản: chế tạo đồ giả!
Xem thêm: (Đế quốc giả)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét