Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Thị Tưng tóm tắt truyện

Tưng trẻ, trên tuổi trăng tròn.
Trời tạo Tưng thân thể trắng trẻo, tròn trịa trông tươi tắn thật thích.
- Tưng thích tiền?
- Thích tiếng tăm?
- Thích trần truồng?
- Thích tung thân thể trên truyền thông?

Thường thôi! Thân thể Tưng thì Tưng tự thỏa thích.
Thực tế thật thê thảm:
Tưng tung thân thể tròn trịa (ti tiếc thập thò trông ti tí) trên truyền thông.
Tám thằng thích thì tới tám trăm tám thằng tức tối (?)
Trớ trêu thay, tụi tức tối tra tấn, tô tro trát trấu Tưng tới tấp trên truyền thông thì tiếng tăm Tưng tỏa tới tận trời.
Thấy Tưng tự tin toan tính trần thân trên thực tế. Tụi tức tối tự tiện thay tòa:
- Truyền trát tới tất tật tỉnh thành triệt tiêu toan tính thị Tưng!
- Tố tội Tưng tục tĩu!
- Tru tréo thân thích Tưng thật thô thiển!

Tám trăm tám thằng truyền thông tiêu tiền thuế, tới tấp tra tấn, trói tay trói tinh thần Tưng… thật tắc trách.
Thương Tưng thay!
...
(Tạm thế thôi, từ từ tiếp)

Vài dư luận:
* Không ai được phép lấy những tiêu chuẩn đạo đức hay văn hóa riêng của mình hay gia đình mình làm chuẩn mực để áp đặt lên các thành viên khác trong xã hội. Mà nếu có muốn làm điều đó thì lực cũng bất tòng tâm.

Cũng giống như việc nếu con bạn hay trốn học hoặc ăn mặc không đúng ý của bạn, bạn có thể quát mắng nó, thậm chí quất cho nó mấy roi vào đít, nhưng bạn không thể quát mắng hay đánh một đứa bé con nhà hàng xóm nếu nó mắc lỗi tương tự. Đôi khi trong những tình huống nhất định, việc cố gắng đóng vai trò một “nhà giáo dục đạo đức” có thể dẫn đến những ứng xử thiếu tinh tế, nếu không nói là … vô duyên, và do đó cũng không thể nói là chuẩn mực về văn hóa khi nó can thiệp thái quá vào quyền tự do cá nhân vẫn còn hợp pháp của người khác.

Nếu không tin thì bạn cứ thử quát mắng đứa bé hàng xóm ấy xem sao.

Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể nên thể hiện ý thức trách nhiệm trước xã hội của mình bằng việc phê phán (nhưng vẫn phải trong một giới hạn chuẩn mực cho phép) những hành vi của người khác mà dưới con mắt của chúng ta là lố lăng hay kệch cỡm nhưng luật pháp thì không thể can thiệp vào những hành vi chưa cấu thành tội phạm. Đấy là chưa nói đến việc chưa chắc tất cả mọi người khác đều coi hành vi đó là lố lăng. Nếu gặp Huyền Anh, tôi cũng sẽ tìm cách khuyên bảo cô ta một vài điều nhưng tôi phản đối việc cấm cô ta “có một chỗ ngồi dễ thấy” hay “giao lưu một vài câu chuyện với khách” trong một quán bar nào đó khi những hành vi đó không phạm luật. Như đề cập trong bài viết trước – điều này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm là các cơ quan nhà nước có thể tùy tiện can thiệp nhằm ngăn cản hay hạn chế bất cứ hoạt động hợp pháp nào của công dân. Trong trường hợp “Bà Tưng”, sự can thiệp này của “cơ quan chức năng” có thể làm vừa lòng tôi và bạn Hưng nhưng từ tiền lệ này, ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không can thiệp vào những hành vi khác vừa hợp pháp lại vừa chính đáng của công dân? - Ha Hien

* Huy Đức tỏ rõ thái độ không đồng tình khi nhìn thấy công văn hỏa tốc cấm Bà Tưng biểu diễn, ông nêu rõ: "Quyền cấm một ai đó hành nghề trên cả nước là quyền tư pháp chứ không phải quyền hành chánh. Chỉ có tòa án mới có quyền đưa ra hình phạt bổ sung cấm một người phạm tội hành (một) nghề nào đó. Cục Biểu diễn (và các sở) có thể không cấp phép cho một tiết mục biểu diễn có vi phạm của "Bà Tưng" chứ không thể cấm Bà Tưng biểu diễn những tiết mục không trái với "thuần phong, mỹ tục". - Yume

* Với quan điểm riêng của một luật sư - tôi khẳng định hành vi của bà Tưng đã đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” theo Điều 253 BLHS - luật sư Dương Hoài Vân (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ. - Vietnamnet

1 nhận xét:

  1. LS Triển: Việc vừa qua, Cục Nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cấm Lê Thị Huyền Anh, tôi cho là đúng. Tuy nhiên, cái đúng đó cũng cần phải thể hiện rằng từ nay trở đi những trường hợp vi phạm tương tự hoặc vi phạm hơn thì dù đó là ca sỹ nào, nghệ sỹ nào cũng phải được áp dụng hình thức tương tự. Có như vậy mới đảm bảo được yếu tố công bằng trước pháp luật, mới có giá trị phòng ngừa chung”.

    Khi được hỏi về việc có biết Lê Thị Huyền Anh (Bà Tưng)không, LS Trần Đình Triển cho hay: “Tôi không hề biết gì về Lê Thị Huyền Anh, cũng chưa biết chị bị dư luận đánh giá là gây ra những hành động phản cảm đến đâu. Nhưng nếu có hành vi phản cảm thì cũng phải xử lý nghiêm”.

    Đánh giá lý do dừng cấp phép đối với Lê Thị Huyền Anh là do cô gái này đã có những hình ảnh, clip “khoe thân” phản cảm xuất hiện trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến giới trẻ thời gian qua, LS Trần Đình Triển cho rằng đó là lý do hoàn toàn chính đáng.

    “Việc cấm này là để tránh việc biểu diễn có những hình ảnh gây phản cảm, ảnh hưởng đến giới trẻ và cũng là để tránh những người không có tên tuổi lợi dụng những “scandal” để gây lên sự tò mò, hiếu động của người xem, nhằm đưa tên tuổi của người đó lên khi biểu diễn ở nơi nào đó. Đó là có thể coi là một việc cạnh tranh thương mại bất hợp pháp. Việc đó cần phải được xử lý nghiêm”, vị luật sư này nói.

    Phản hồi ý kiến của LS Triển:
    Tuy rất kính trọng Luật sư Trần Đình Triển trong những vụ án chính trị ông đứng ra bào chữa, trong chuyện này tôi chỉ đồng ý được với ông ở chỗ ông xem cuộc biểu diễn này là một hoạt động thương mại.

    Nếu nói đây là một hành động cạnh tranh bất chính, thì người ta phải xác định được bị hại là ai, thiệt hại như thế nào, bao nhiêu. Nếu nói cả làng âm nhạc và show biz Việt bị thiệt hại với một số tiền nhất định, thì điều đó là không thể chứng minh được. Đó là chưa kể, việc chứng minh sự thiệt hại của một hoặc nhiều bên trong bối cảnh bên kia có thương vụ cạnh tranh, là một việc làm vô nghĩa, bởi vì cạnh tranh là gì nếu không phải là giành thị phần?

    Ngược lại, bất cứ ca sĩ nào cạnh tranh với "bà Tưng" cũng có thể nhân dịp này đâm thọc và xúi giục chính quyền ngăn cản cô ấy trình diễn. Và chính những trò này, nếu có, mới là cạnh tranh bất chính!

    Người Việt Nam dường như chưa nhìn nhận đúng mức một nguyên tắc của thị trường tự do (hay còn có thể nói là cốt yếu của tính thiện) là "live and let live" tức là "sống và để cho kẻ khác sống". Trên nguyên tắc đó, nhà làm chính sách chỉ cần quan tâm đến hai vấn đề: an toàn của quần chúng và chống độc quyền.

    Rõ ràng là ta không cần xét đến khía cạnh chống độc quyền trong vụ "bà Tưng". Vậy xin nói về khía cạnh an toàn của quần chúng.

    Phong cách của "bà Tưng" có thể bị xem là không an toàn đối với trẻ vị thành niên, nhưng vô hại hoặc có giá trị giải trí đối với một số người lớn. Nếu nhà làm chính sách hiểu nguyên tắc "để cho sống" thì chỉ cần giới hạn phạm vi trình diễn của "bà Tưng" vào loại "giải trí cho người lớn", và luật lệ chi phối loại giải trí này có thể bao gồm những điều khoản như "chỉ được trình diễn ở những nơi cách xa trường học và nhà thờ" và "không bán vé cho trẻ em dưới 18 tuổi".
    TRẦN HỮU CÁCH
    (click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips