Liên quan đến vụ hơn 1.000 người Việt nhập cư trái phép bị bắt tại Mạc Tư Khoa và đã được Nga cho ở tạm trong những lều trại dã chiến. Ngài Lê Hồng Trường, Trưởng phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán
Việt Nam tại Nga đã đến xem và bức xúc: Điều kiện trong khu tạm giữ là tồi
tệ, vô nhân đạo. 40 người ở chung trong chiếc lều 50 mét vuông, như vậy không đảm
bảo tiêu chuẩn tối thiểu.
Phát ngôn của ngài Trường đã khiến quan chức Nga khó chịu. Sự thực như thế nào? Phóng viên Aleksei Lensov của đài Tiếng
nói nước Nga có bài tường thuật sau:
Đã sang tuần thứ hai ở Matxcơva hiện diện một khu lều bạt đủ sức chứa
gần nghìn người nước ngoài vi phạm pháp luật di trú của LB Nga.
Khu trại lều bạt bố trí ở phía đông-bắc của thủ đô Nga, cách không xa nơi từng là khu chợ khổng lồ đã đóng cửa mấy năm trước mà người Việt quen gọi là “Chợ Vòm”. Những cư dân hiện tại của khu trại lều bạt chủ yếu là người Việt Nam.
Ngày 8 tháng Tám, ở đây có khoảng 600 người. Tất cả đều bị bắt giữ trong thời gian chiến dịch liên tục từ cuối tháng Bảy do cảnh sát và nhân viên Cơ quan Di trú Nga tiến hành kiểm tra người nhập cư tại Nga.
Khu trại lều bạt bố trí ở phía đông-bắc của thủ đô Nga, cách không xa nơi từng là khu chợ khổng lồ đã đóng cửa mấy năm trước mà người Việt quen gọi là “Chợ Vòm”. Những cư dân hiện tại của khu trại lều bạt chủ yếu là người Việt Nam.
Ngày 8 tháng Tám, ở đây có khoảng 600 người. Tất cả đều bị bắt giữ trong thời gian chiến dịch liên tục từ cuối tháng Bảy do cảnh sát và nhân viên Cơ quan Di trú Nga tiến hành kiểm tra người nhập cư tại Nga.
Theo quyết định của Tòa án, những di dân bất hợp pháp này sẽ bị trục xuất về quê hương. Cần nói thêm, tiền mua vé máy bay quốc tế để những di dân này hồi hương, là lấy ra từ ngân sách Nga, tức là bằng tiền của người dân đóng thuế Nga. Cũng như mọi khoản cấp dưỡng trong thời gian các di dân này sống trong khu trại tạm giữ.
Những ai có hộ chiếu phải bị trục xuất 10 ngày sau khi Tòa đưa ra quyết
định. Nhưng số này không nhiều. Phần lớn các lao động nhập cư bất hợp
pháp hầu như chẳng hề có bất kỳ thứ giấy tờ tùy thân nào, bởi chủ xưởng
sản xuất chui đã thu giữ hộ chiếu ngay sau khi người thợ trong vai
“khách du lịch ngoại quốc” đặt chân đến đất Nga. Bây giờ những cư dân
của khu trại lều bạt có thể trở về quê hương nhanh chóng đến đâu là
tùy thuộc vào cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Nga – cần cấp cho họ giấy
thông hành tạm thời, trên cơ sở đó phía Nga sẽ trục xuất đối tượng vi
phạm luật Di trú và lao động.
Trong những cơ sở sản xuất chui, các di dân lao động bất hợp pháp người Việt không chỉ làm việc mà còn sống luôn ở đó. Họ thậm chí còn không được phép ra ngoài trời. Vì thế đã từng xảy ra cái chết thương tâm của 14 người, thiệt mạng trong đám cháy hồi năm ngoái tại một “xưởng may” tương tự ở vùng Egorevsk ngoại ô Matxcơva. Thành viên Viện Cộng đồng Nga Maksim Grigoriev gọi điều kiện nơi những người Việt nhập cư bất hợp pháp sinh sống và làm việc, là “cảnh nô lệ thực sự”.Ông Maksim Grigoriev nói: “Ba năm trước tôi tiến hành công trình nghiên cứu theo chủ đề “Di dân bất hợp pháp tại Matxcơva”. Vì thế tôi biết rõ điều kiện sống và làm việc của những người nhập cư này. Quả thực rất tồi tệ, thua xa điều kiện trong khu lều trại hiện nay”.
Quan sát viên Đài "Tiếng nói nước Nga" Aleksei Lensov cũng thấy không
thể không đồng ý với nhận xét đó của nhà hoạt động xã hội Nga.
Trong khu trại này, có ba chục chiếc lều bạt lớn vững chãi, được thiết kế dành cho 20-30 người, với giường sắt có đệm, trải ga sạch và chăn len. Trong một căn lều với 9 giường, là chỗ dành cho các phụ nữ có thai dưới 5 tháng. Các cư dân khu trại được cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, chậu, bột giặt, chất khử trùng và cả vitamin. Ở đây có hàng trăm toilet vi sinh, buồng tắm vòi sen với bình nước nóng, trạm xá trực làm việc suốt ngày đêm, có cả chỗ dành riêng để hút thuốc. Một số căn bếp dã chiến đảm bảo cung cấp ba bữa ăn trong một ngày. Ngay khi trời bắt đầu trở nóng, lập tức những chiếc quạt cây được mang tới khu trại.
Phó Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Sở Nội vụ Matxcơva, ông Anton Tsvetkov bất bình vì ý kiến của ông Trưởng phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, khi nhà ngoại giao này nhận xét rằng "người Việt Nam ở khu trại trong điều kiện vô nhân đạo".
Ông
Tsvetkov cho biết:
“Chúng tôi đã đề xuất với nhà ngoại giao Việt Nam, nếu ông lo lắng đến thế về những người phụ nữ đồng hương, xin ông hãy mang họ về Sứ quán và cho họ sống ở đó trong thời gian chờ trục xuất về nước. Nhưng đại diện Sứ quán từ chối. Còn khi theo yêu cầu của Đại sứ quán, chúng tôi chuyển số phụ nữ Việt này từ trại đến khu nhà cách ly của Bộ Nội vụ, thì tự họ lại xin được đưa trở lại lều bạt. Chắc chắn họ không làm như thế, nếu ở lều trại là "điều kiện vô nhân đạo". Chúng tôi cũng đã thống nhất với Bộ Nội vụ là sẽ không gửi một người Việt Nam nào về nước trước khi người ấy nhận được những vật dụng cá nhân đã để lại ở nơi cư trú cũ”.
Thế còn bản thân những người Việt đang ở trại thì đánh
giá điều kiện sinh hoạt ở nơi tạm trú khác thường này ra sao? Phóng viên
Đài "Tiếng nói nước Nga" đã có dịp hỏi chuyện một số người. Đây là ý
kiến của anh Lê Đại Thủy:
“Tôi thấy điều kiện cũng bình thường. Hàng ngày đều có cải thiện hơn một chút. Chỉ mong làm giấy tờ nhanh để được về nhà”.
Anh
Nguyễn Viết Trừng người Hải Phòng đã ở Nga 8 năm. Anh mới bị bắt giữ
trong đợt kiểm tra chợ “Sadovod” mà người Việt thường gọi là “Chợ Chim” ở
Matxcơva, nơi anh bán hàng. Chủ của anh Trừng cũng như chủ của anh
Thủy, là người Việt, trong lúc cảnh sát kiểm tra các "ông chủ" này đã
chạy trốn và không liên lạc với người làm thuê cho mình nữa.
“Ở đây bình thường, tốt hơn so với những chỗ giam giữ
khác của cảnh sát Nga. Sạch sẽ. Chỉ có điều đồ ăn ở trại không hoàn toàn
phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam”, - anh Trừng nhận xét.
Cần nói là Ban tổ chức trại cũng đã chú ý và cố gắng vận dụng chuẩn mực ẩm thực Việt Nam trong bếp ăn dã chiến dành cho những người bị tạm giữ. Theo yêu cầu của các cư dân trại lều bạt, món kiều mạch (hạt bo bo) trong bữa ăn hàng ngày đã được thay bằng cơm.
Khi
phóng viên đang tác nghiệp, một phụ nữ bụng bầu từ lều dành cho 9 người
rẽ sang gặp chồng ở căn lều 20 người. Đó là Vũ Thị Yến, chị đồng ý cho
chụp hình và nếu nhìn tấm ảnh của người phụ nữ trẻ này trên site của Đài
"Tiếng nói nước Nga", ta có thể hiểu rằng chị Yến không than phiền gì
lắm về cảnh ngộ hiện tại. Mặc dù sống trong lều bạt sau hàng rào và có
cảnh sát canh gác bên ngoài, nhưng vẫn có phần tự do hơn khi ở xưởng
chui dưới hầm nhà.
Công tác phát hiện những trường
hợp di dân vi phạm luật di trú và lao động ở Nga đang được tiếp tục
triển khai. Ở Matxcơva kể từ đầu năm đã trục xuất 3.000 người. Tại vùng
Kabardino-Balkaria, nước Cộng hòa thuộc Nga ở Bắc Kavkaz, trong năm nay
Tòa án đã quyết định trục xuất hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp.
Trong đó có 208 người Việt Nam.
Cả hai nước chúng ta
sẽ phối hợp tăng cường nỗ lực đấu tranh chống di cư bất hợp pháp. Đó là
điều được nhấn mạnh trong cuộc họp mới đây ở Matxcơva của Thứ trưởng
Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đại sứ CHXHCN Việt Nam Phạm Xuân Sơn.
Dù bị cách ly, vẫn có chuyện chuyển lậu thức ăn qua
hàng rào vào khu trại
Cuộc sống khi chưa bị bắt của những nô
lệ Việt, sống thế này mới Nhân Đạo hay sao bọn sứ quán ăn hại?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét