Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Phương Uyên đã tự do

 Chúc mừng Phương Uyên
Rừng tin vui:

PHƯƠNG UYÊN CHIẾN THẮNG TRỞ VỀ (Huỳnh Ngọc Chênh).
Khai cuộc ván cờ Mỹ Việt : Thí tốt Phương Uyên (Hiệu Minh).
- BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN ĐẾN “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (Thùy Linh).
Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù (RFI).
- Phỏng vấn Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng (RFI/ BS).
Phương Uyên hưởng án treo, Nguyên Kha được giảm án (RFA).
Phương Uyên trở về từ một bản án.
Bản án được biết trước.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm (VOA).
Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo (BBC). “Mức giảm án như trên là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm”


-Phỏng vấn Phương Uyên: ‘Chưa thể dừng ở đây’ (BBC).
-Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính quyền lắng nghe dư luận’ (BBC).
-Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Thả Phương Uyên vì áp lực của Mỹ? (BBC).
-Phạm Chí Dũng: Ơn Đảng, ơn Chính phủ (RFA).  Tưởng là một lời mai mỉa, nhại câu cửa miệng đầy dẫy trên TV mỗi ngày. Nhưng không! Đọc vào bài mới thấy đó là một lời cám ơn chân thành, nức nở. Hay mối ngờ vực của ta đã quá lớn mà không nhận ra chất trào phúng được ẩn chứa trong đó rất kín đáo nhỉ? Nếu vậy thì thật nguy nếu như rất nhiều độc giả cũng lại như ta, để lại góp phần cho cái bi kịch khổng lồ của Dân tộc cứ  được diễn đi diễn lại trong trăm ngàn màn nho nhỏ, hơn nửa thế kỷ qua …


Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình (Chúa Cứu Thế).
Kết quả phiên tòa xử 2 sinh viên yêu nườc – bước thành công ban đầu của tinh thần dân chủ.
Bịt miệng thiên hạ ! Ôm cả bầu trời !!!
Và chúng ta cùng nhau ăn mừng chiến thắng…
Phương Uyên đã về với Dân Tộc bằng bước chân trên nền tảng Công Lý.
Chúc mừng chiến thắng của những người yêu nước.
- Thơ:  Lòng Yêu Nước rốt cục rồi đã thắng.
Lời các em đã trở thành Hiệu Triệu.
Phương Uyên về với vòng tay thương yêu.
MÌNH ĐANG NGỒI ÔM MẶT KHÓC (Cu Vinh).
Hiệu ứng Phương Uyên (Lương Kháu Lão).
THẮNG LỢI CỦA CÔNG LÝ ĐẠO LÝ VÀ LÒNG DÂN (Ngô Đức Thọ).

3 nhận xét:

  1. Vô tội vẫn ngồi tù?
    Vô tội vẫn án treo?
    Đi Chết Đi,
    hỡi những bộ/thứ trưởng Bộ Tư Thông cho lũ Tay Sai Bán Nước:
    Hà Hùng Cường/Hoàng Thế Liên/Đinh Trung Tụng/Nguyễn Đức Chính/Nguyễn Thúy Hiền/Lê Thành Long/Lê Hồng Sơn
    ĐINH TẤN LỰC

    Trả lờiXóa
  2. “10:30 sáng – Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện Kiểm sát đề nghị y án – 6 năm tù giam”.

    Thế nhưng, đến cuối buổi chiều, như mọi người đã biết, với Phương Uyên tòa tuyên án: Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo, và được trả tự do ngay tại tòa.

    Vậy, đâu là nguyên nhân, mà chỉ trong vòng chưa đến 6 giờ đồng hồ, Tòa thay đổi hình phạt đối với Phương Uyên, và tuyên án thả em ngay tại tòa?

    Có nhiều lý do để giải thích cho trường hợp này, nhưng yếu tố quyết định, theo người viết bài này, đó chính là nhận định và kèm theo lời cảnh báo của Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao lúc 13:00, được Danlambao lược dịch như sau:

    “Phiên toà và việc bỏ tù hai người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị, và thật nhiều những luật lệ về “an ninh quốc gia” được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền”.

    Rõ ràng, nhận định trên đây của ông Phil Robertson là rất đau đớn cho ngành Tư pháp Việt Nam, tuy rằng nó rất xứng đáng, khi ông nói: “một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị”; nhưng có lẽ lý do chính lại là đoạn tiếp theo, khi ông Phil Robertson khẳng định: “Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.

    Với tư cách là người đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), thì nhận định trên đây của ông Phil Robertson là cú đánh mạnh vào uy tín của chính quyền Việt Nam, và nếu không giảm án và thả Phương Uyên thì rõ ràng Việt Nam không có cơ hội để được đề cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

    Là người Việt Nam, nếu là người lương thiện, ta cũng phải tự công nhận rằng: Với một nền Tư pháp, trong đó việc xét xử thường được cho là “án bỏ túi” như từ trước đến nay, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có thể xem như là sự sỉ nhục đối với tổ chức này; đặc biệt, việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, còn thể hiện lối tư duy “láu cá”, rất kém văn hóa… mang tính truyền thống của lãnh đạo Việt Nam.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  3. Có quan điểm cho rằng Phương Uyên chỉ là một “món hàng” trả giá giữa Mỹ và CSVN về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership); có lý luận cho rằng Phương Uyên là dấu hiệu cho thấy phe thân tây phương đang mạnh trong nội bộ lãnh đạo CSVN; có phân tích cho rằng giới lãnh đạo CSVN nhận ra họ đã phạm sai lầm chính trị khi giáng xuống đời một cô gái chỉ ngoài 20 tuổi bản án 6 năm tù lần trước nên nay phải sửa sai.

    Các lý luận đó không những chứng tỏ sự thiếu tự tin, tinh thần lệ thuộc vào ngoại bang mà còn phạm phải sai lầm căn bản là không xác định được vai trò chủ động của các thành phần dân tộc trong con đường tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.

    Áp lực chính buộc nhà cầm quyền CSVN thả Phương Uyên phát xuất từ cuộc đấu tranh bền bỉ, đa dạng, tích cực và nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thế hệ Việt Nam trong nước và ngoài nước.

    Chính những bạn trẻ trong nước thức đêm viết từng tờ biểu ngữ, in từng tờ truyền đơn, vẽ hình Phương Uyên và Nguyên Kha trên từng chiếc áo đã góp phần làm thay đổi “bản án sáu năm tù giam” thành “bản án ba năm tù treo” của Phương Uyên.

    Chính các bạn trẻ ngoài nước tổ chức những đêm không ngủ, gởi hàng ngàn lá thư lên các tổ chức nhân quyền quốc tế, tổng thống và quốc hội Mỹ, các lãnh đạo châu Âu, các cơ quan nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc đã giúp cho Phương Uyên được ngồi ăn bữa cơm bên mẹ chiều nay.

    Chính đồng bào các giới khắp nơi tại hải ngoại tích cực tham gia những cuộc biểu tình liên tục trước Tòa Bạch Ốc, điện Capitol, trước các tòa đại sứ CSVN đã giúp cho Phương Uyên tìm lại được nụ cười hồn nhiên trong vòng tay của gia đình, bạn bè và bà con thân thuộc.

    Các thành phần dân tộc Việt Nam trong suốt nhiều năm và qua nhiều hình thức đã làm nên những đợt sóng đập liên tục vào bức tường chuyên chính độc tài cũng như làm tiếng chuông vang vọng vào lương tri nhân loại. Ở hải ngoại, bao lớp người dầm mưa, đội nắng, đạp tuyết mà đi trong các cuộc biểu tình chống CS độc tài, đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào Việt Nam ngay cả trong những ngày tháng vô cùng khó khăn chân ướt chân ráo mới đến định cư sau 1975. Các cộng đồng người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Albany định cư tại các nước tây phương sau khi quốc gia của họ bị CS cai trị sau thế chiến thứ hai, và cả cộng đồng người Cu Ba tại Mỹ sau 1959 đã không làm được như thế.

    Nếu không có hàng loạt các hình thức đấu tranh được phát động ồ ạt và nhịp nhàng từ các thành phần dân tộc, chẳng một nguyên thủ quốc gia dân chủ nào, một cơ quan nhân quyền quốc tế nào biết đến Phương Uyên ngoài những bản tin nhân quyền thường lệ, và số phận của em cũng giống như số phận hàng ngàn người Việt Nam khác đang bị tù đày hay đã chết đi trong quên lãng khắp ba miền đất nước suốt ba mươi bảy năm qua.

    Trách nhiệm nặng nề, đôi vai nặng gánh, cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại không thể làm hết những điều cần phải làm, cứu được hết những đồng bào cần phải cứu nhưng cuộc đấu tranh chưa bao giờ dừng lại.

    Phân tích để thấy chính sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc là nền tảng, là nguồn lực của cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips