Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Những đứa trẻ của ngày 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 tôi có 3 đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội. Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.
Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.
Bởi vì cũng có những đứa trẻ của ngày 30/4/75 đang sống khá đặc biệt. Đó là những người hiện nay thuộc lứa tuổi từ 50 trở xuống (tức là ở thời điểm 30/4/75 các vị ấy chỉ vừa mới cất tiếng khóc chào đời cho đến 12 tuổi), chẳng những không hề tham gia cách mạng mà thậm chí không biết cách mạng là gì, chiến tranh là gì, nhưng hiện nay họ là những ông bà quan lớn cách mạng, giàu có và đầy quyền lực.
Họ coi chính quyền này là của riêng họ, làm như thể chính họ đẻ ra cái chính quyền này, họ là bố mẹ của dân, là ông chủ của dân. Trong hàng ngũ các bộ trưởng, thứ trưởng, giám đốc, chủ tịch tỉnh, chủ tịch quận, chủ tịch phường, xã… không ít những người thuộc thế hệ ấy (có những vị bộ trưởng chỉ mới 48 tuổi, có vị chỉ 45 tuổi, bí thư tỉnh Hà Giang 45 tuổi, phó chủ tịch Đà Nẵng 35 tuổi – con trai một ủy viên BCT – còn ở cấp quận, huyện, phường, xã… thì người trẻ vô số).
Nói theo kiểu dân gian: họ là những người “tân gia ba” tức là mới tham gia cách mạng sau ngày ba mươi tháng Tư, nhưng họ vẫn hùng hồn tuyên bố: “Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành lấy chính quyền này thì không thể nào chúng ta có thể để chính quyền lọt vào tay kẻ khác”.
Rõ ràng là họ coi chính quyền này như một chiến lợi phẩm mà – tiếc thay – họ chỉ là kẻ thừa hưởng chứ không hề tự tay mình giành lấy, đừng nói tới chuyện “đổ xương máu”. Họ có thể biện bạch rằng: tuy chúng tôi không đổ xương máu nhưng đó chính là xương máu của cha anh chúng tôi.
Thật vậy sao? Vậy mà người ta cứ nghĩ rằng đó là xương máu những người thân của đám dân đen đang chui rúc trong xóm lao động kia, là con, là chồng, là cha của những người nông dân đang đổ mồ hôi và nước mắt trên những luống cày tại những làng quê nghèo khó.
Tôi không có ý chê bai những người mới tham gia vào guồng máy chính quyền hiện nay sau ngày 30/4/75 bởi vì điều đó thật vô lý. Tôi cũng không có ý coi thường những cán bộ trẻ bởi vì họ đang đầy sức sống và năng lực, nhưng quả thật là hiện nay đang có những nhà lãnh đạo trẻ, cứ tiếp tục cái điệp khúc: “chúng ta đã hy sinh xương máu… nên không thể để chính quyền lọt vào tay người khác”… đã trở nên quá nhàm chán.
Tôi nghĩ, thay vì cứ tự hào về cái quá kh mà họ không hề tham dự, họ nên hành động, nên suy nghĩ độc lập, biết đột phá, biết tìm con đường mới, biết mở cánh cửa tự do dân chủ, tránh vết xe đổ của lớp đàn anh vừa đi qua thì phúc cho dân tộc này biết chừng nào.
Những người từng đổ xương máu cho chính quyền này là hàng triệu chiến sĩ đã chết ngoài mặt trận, chết nơi ngục tù. Những người ấy giờ chỉ còn là cát bụi, không tài sản, không địa vị, không quyền lực và hiện nay thân nhân của họ đang sống rất nghèo khổ. Họ là những người duy nhất có quyền được tuyên bố rằng mình đã đổ xương máu cho chính quyền này, nhưng không bao giờ những mộ bia quạnh hiu nơi nghĩa trang liệt sĩ, những nấm đất vô danh nơi rừng sâu núi thẳm kia có thể thốt nên lời!
Số còn lại thì đã già, đã về hưu, chỉ còn một số ít vẫn đang nắm quyền nhưng rồi chẳng bao lâu họ cũng sẽ xuôi tay nhắm mắt mà không biết rằng mình sẽ để lại cho đời sau những tiếng thơm hay những lời nguyền rủa.
Đổ xương máu hay không đổ xương máu thì cũng chỉ còn lại một nước Việt buồn.
ĐÀO HIẾU
Có những đứa trẻ sinh ra thật lâu sau ngày "đất nước trọn niềm vui" - chúng được nuôi dưỡng và sau đó "nối nghiệp" cha anh tìm miếng ăn bên những bãi rác. Rất nhiều khả năng khi cả nước hoàn thành "Công nghiệp hóa" vào năm 2020, chúng đã có vợ có chồng có con và một tương lai xán lạn: Những bãi rác khổng lồ hơn?
 Những "con Sãi ở chùa" ngày ngày ra chốn chợ Người, mong bán được ít sức lực
 Còn đây là thế hệ "con Vua" sinh sau 1975, chúng tin rằng chúng cũng có hy sinh xương máu... nên tuyệt đối trung thành và bảo vệ chế độ!
 Lê Trương Hải Hiếu, sinh 1981 con tổng trấn Saigon Lê Thanh Hải, cu chàng có cả một "trang tự sướng"
Nguyễn Thanh Nghị, sinh 1976, là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Xây dựng... con Tể tướng X
 Quang Béo, sinh 1984 bố là Tướng Công an khét tiếng đất Hà thành
Tô Linh Hương, sinh 1988, từng lãnh đạo một công ty lớn khi mới 24 tuổi, gớm chưa? - Con ai rứa?

1 nhận xét:

  1. Đất nước đã có gần 70 năm Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa rồi, dân chủ “triệu lần hơn” đã tăng gấp mấy lần triệu rồi? mà bà con vẫn cực khổ vậy?
    Có bà con nào trăn trở về điều này không? Tại sao bà con lại lâm vào tình trạng đói khổ này, tiền của của bà con đâu rồi? Hay bà con chỉ dám ngửa mặt lên trời hay lom khom cúi xuống nhìn đất rồi ngậm ngùi than thân, trách phận, cho rằng cái số của mình phải khổ như vậy? chứ biết trách ai?
    Không phải như vậy đâu, bà con ơi!
    Đất nước Dân chủ và Cộng hòa gần 70 năm trong đó có gần ba mươi năm Đổi mới và dân chủ “triệu lần hơn” nếu nhìn vào tiền nhà nước mình đại diện cho dân mình vay của nước ngoài, nhận viện trợ của nước ngoài, cũng như tài nguyên đất nước được khai thác từ dầu khí ở Biển Đông đến các mỏ quặng khai thác rầm rầm ở mọi vùng miền của đất nước đến “đất vàng”, đất “ bờ xôi, ruộng mật” của bà con ầm ầm được quy hoạch rồi xây dựng thành khu đô thị này, khu biệt thư kia thì tiền của bà con phải có rủng rinh ở trong túi chứ? Rồi phố phường, làng bản phải có đường đi lối lại phong quang đàng hoàng chứ? “ Búp trên cành” được học hành không phải mất tiền chứ? bệnh viện, dịch vụ vì con người đã phải được cải thiện chứ? Đằng này, có thấy được gì cho bà con lắm đâu. Không những thế, tiền trong túi bà con “trần đời” lúc nào củng rổng, sống cầm hơi đã khó khăn mà còn phải ngày đêm luôn lo lắng phòng thân khi ốm, khi đau, lấy tiền đâu mà chữa trị; rồi con cái học hành, ma chay cưới xin, lấy đâu ra tiền mà chi tiêu?
    Tiền của bà con mất đâu cả rồi?
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips