Vòng chung kết thi hoa hậu làng Chuối, giám khảo hỏi thị Mẹt: Nếu có 1 điều ước, Mẹt em ước gì? – Dạ em ước; ước... tuyền thân em đầy nông! Cả khán trường cười rống!!! – Mẹt chậm rãi thỏ thẻ: Dợ, dợ xin quý vị đừng kừi, số nà cái con Lở huê hậu năm ngoái kế nhà em ló chỉ có 1 nhúm thui dzị mừ lên tỉnh mần chi đó mà ló luôi được cả nhà; thân em mà tuyền nông em luôi, luôi… luôi cả nước í ạ.
Từ hoa hậu đến… hoàng hậu
Vụ hoa hậu VN 2020 Đỗ Thị Hà về thăm trường cũ là ĐH Kinh tế Quốc dân, đã được đón tiếp… như một hoàng hậu đang gây bão trên mạng. Infonet đưa tin: ‘Bão mạng’ vì ảnh Hoa hậu Đỗ Thị Hà về trường ngồi ngang hàng thầy Hiệu trưởng. Bức ảnh chụp Hoa hậu VN 2020 “ngồi ngang hàng với thầy Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân” đã lan truyền và gây xôn xao dư luận. Trong ảnh, cô Hà ngồi trên ghế, còn Hiệu trưởng cũ của cô thì đứng trong tư thế khúm núm như… cấp dưới đợi lệnh cấp trên.
Kênh 14 đặt câu hỏi về vụ Hoa hậu Đỗ Hà bị chê trách vì ngồi khi thầy giáo đứng báo cáo: ĐH Kinh tế Quốc dân nói gì? Đại diện truyền thông của ĐH Kinh tế Quốc dân giải thích: “Đây là phòng VIP đón tiếp của nhà trường nên chỗ ngồi được xếp như nhau, không hề có việc cố tình xếp ghế trước. Nhà trường sắp xếp gặp mặt gia đình em Hà và BTC Hoa hậu ở đây trong thời gian ngắn, sau đó mới tiến hành xuống hội trường giao lưu”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh châm biếm: “Trong không khí trang trọng và niềm tự hào to lớn được đón tiếp Hoa hậu kiêm SV của trường về thăm và làm việc, đồng chí Hiệu trưởng vui mừng báo cáo với Hoa hậu và các đồng chí cùng đi trong đoàn về những thành tựu trường đạt được trong thời gian qua. Trong đó nổi bật và tự hào nhất là lần đầu tiên trong lịch sử đã có bà Hoa hậu, nhầm, đồng chí Hoa hậu ngồi đây”.
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhận định: “Mọi giá trị giáo dục đã bị đảo lộn. Nếu trước đây một ông giáo làng, một thầy cô dạy tiểu học đã được mọi người cung kính, thì ngày nay một hiệu trưởng đại học cũng dễ dàng tự biến thành một tên hề rẻ tiền trước mắt thiên hạ. Không phải vì dân Việt không còn coi trọng giáo dục mà vì giáo dục tự hạ thấp mình, như bức ảnh này, một bức ảnh mô tả rõ ràng sự hạ cấp của nó”.
Facebooker Nguyễn Thùy Dương bình luận: “Hoa hậu xuất thân từ cô sinh viên chân ướt chân ráo vào trường ĐH KT – Quốc Dân. Tự nhiên làm Hoa hậu rồi ghế trên ngồi trước sỗ sàng, rồi Hoa hậu có tính đi học nữa không? Vô lớp Giảng viên gặp Hoa hậu có phải khoanh tay Chúng thầy/ cô chào Hoa Hậu ạ! Không? Hoa hậu chứ có phải bà Ngũ Hành đâu mà khúm núm giữ vậy? Kiểu này nên đem Hoa hậu vào miếu, đóng trang thờ đi là vừa. Thầy cô mất… dạy, hoa hậu mất… học. Gộp lại là mất … dạy, vô… học”.
BS Võ Xuân Sơn viết: Cái sự dạy ngày nay. Thời buổi giá trị đảo lộn: “Mối quan hệ thầy trò đã bị quyền lực chi phối. Nhưng không chỉ thế, sự hào nhoáng cũng làm cho các thầy mất đi sự tự trọng, để tỏ ra cung kính trước học sinh của mình”.
Ông Sơn cung cấp thêm tấm ảnh khác, cho thấy hiện tượng suy thoái trong xã hội VN, là tấm ảnh chụp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ bắt tay thầy giáo cũ như bắt tay thuộc cấp, không thèm nhìn thầy mình. “Các thầy trong 2 tấm hình này đều thể hiện sự cung kính với học sinh của mình. Các thầy đều thể hiện rõ tư thế cấp dưới đối với cấp trên, sự yếm thế thể hiện rất rõ rệt qua cái lưng khum khum, cái tay khoanh lại”.
Dân Thanh Hóa đón Hoàng Hậu
Hoàng hậu làm từ thiện
-Tiếng dân
Thầy giáo TS Chu mộng Long có thơ như sau:
Trả lờiXóa“Hoàng hậu đã về đến miếu môn
Tả hữu cung nghinh rước dập dồn
Phen này ông quyết làm quan hoạn
Bỏ mũ trạng nguyên đội mũ lon...”
Ông Nguyễn Sinh Sự có thơ rằng:
“Linh đình đón rước ba lạng thịt
Ầm ĩ tung hô một nhúm lông”!
Trước nay các hoa hậu sinh viên không ít, cũng chẳng thấy ai có cái kiểu “vinh quy bái sư” nhố nhăng đến thế. Mà có cô nào đội vương miện xong là học hành cho nên hồn không mà đón với rước như đúng rồi vậy?
Trả lờiXóaCô ta được hoa hậu thì cái trường đó sẽ nằm trong top đại học thế giới hay sao mà phải bỏ thời gian ra đón tiếp lãng xẹt và vô bổ đến thế?
Không lẽ cuộc sống hết thứ để tôn vinh, hết thứ để ăn mừng mà phải đi tôn vinh, đi mừng rỡ mấy cái giá trị ảo phù phiếm thế hả những người lớn và trí thức hỡi?
Trời ơi trời, giáo sư với cả tiến sĩ để làm gì, có khác những gì trong thơ cụ Tú Xương không:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
Và tóm lại, “Tôn sư trọng đạo” đã biến thành “Tôn sao trọng đ...”?
Mặt mày là của chúng tao?
Trả lờiXóa(Giai thoại về Hoa hậu)
Tỉnh nọ có một cô đi thi Hoa hậu và được đăng quang.
Lãnh đạo tỉnh tổ chức đón tiếp cực kỳ hoành tráng đồng thời, giao cho Sở VHTT xây dựng kế hoạch " Phát triển ngành ... hoa hậu" cho tỉnh.
Tại buổi đón tiếp Hoa hậu về quê, một vị lãnh đạo tỉnh nói chuyện với Hoa hậu.
- Từ nay, em phải giữ gìn cái mặt của mình. Vì cái mặt em bây giờ là cái mặt của tỉnh nhà.
-Dạ vâng ạ.
-Phải rất chú ý ...Vì sẽ có nhiều đại gia, quan chức săn đón em...Cho ai thì cũng phải chọn lựa, giữ gìn.
-Vâng ạ.
- Phải luôn nhớ Cái mặt của em là cái mặt của tỉnh đấy, là cái mặt của cả lãnh đạo tỉnh? Cho nên không được cho tùy tiện
-Ơ, cái mặt... mặt em, em cho ai là quyền em chứ. Em có hai mặt...Mặt trên và mặt dưới! Em chỉ giữ một cái, còn em cho, em bán một cái!!! Cái nào được tiền là em bán!
-Không được. Cái mặt nào cũng là của tỉnh, là cái mặt của lãnh đạo! Cấm! Cấm cho, cấm bán!
-Ơ, luật nào cấm bán...bán mặt...?
- Luật của tỉnh! Nhớ đấy! Cái mặt của mày chính là của chúng tao!
Nguyễn Như Phong