Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Cái giỏi của một chế độ lưu manh

Sự thật sau những bức tượng Hồ Chí Minh ở nước ngoài
Tượng đài này được xây dựng trong những năm 80' của thế kỷ trước và chính thức mở vào năm 1990. Tuy nhiên, trước khi xây dựng dân và sinh viên địa phương đã biểu tình phản đối vì theo họ, với chi phí của tượng đài là 1,060,090 rúp (thời 1976) thay vì dựng tượng đài của Hồ Chí Minh, mảnh đất ấy có thể xây dựng được một chung cư với 150 căn hộ.
- Sinh viên Nga ở Moscow thời đó còn lên tiếng phản đối vì dựng đài Hồ Chí Minh nơi đó sẽ tàn phá môi trường.
- Dân địa phương gọi tượng đài này là "đĩa bay" (UFO) hoặc tệ hơn nữa, họ chế giễu đó là biểu tượng "300 năm bị Mông Cổ thống trị" (скорее всего памятник 300-летнему татаро-монгольскому иго)
- Dưới tượng đài là câu: "На бронзовом основании высечена надпись «Нет ничего дороже независимости и свободы. Хо Ши Мин»", dịch ra là "Không có gì hơn độc lập tự do". (chớ chẳng phải không có gì "quý hơn") - Hoàng Ngọc Diêu
Sau khi đọc hai bài “Sự thật sau những bức tượng” (Phần 1) và (Phần 2) trên Facebook của Hoàng Ngọc Diêu, trong đó tác giả đã vạch ra những chuyện lừa bịp thảm hại đàng sau bức tượng Hồ Chí Minh ở Moscow (Nga) và bức tượng Hồ Chí Minh ở thành phố Montreuil (Pháp), tôi vào internet đọc báo và tình cờ thấy bản tin “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV5 (ngày 05.07.2014). Bản tin viết:
(VOV5)- Ngày 4/7, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành tại quận Cerro Navia ở thủ đô Santiago, Chile.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang có chuyến thăm làm việc tại Chile, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, đồng thời khẳng định việc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa phương này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa hai nước...
Tôi liền thử tìm hiểu để biết sự thật về cái việc “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam” là như thế nào.

Chẳng cần tìm đâu xa, tôi vào trang web của quận Cerro Navia, thì thấy có bản tin viết về vụ này. Ngay phía dưới tấm hình chụp buổi lễ khánh thành tượng, có hàng chữ: “Embajada de Vietnam donó busto del líder revolucionario instalado en el lugar”, nghĩa là “Bức tượng bán thân của nhà lãnh đạo cách mạng do Đại sứ quán Việt Nam tặng được đặt vào vị trí”.
Ngay trong đoạn đầu tiên của bản tin, điều này cũng được lặp lại rõ ràng. Sau khi ăn trưa tại “Đại sứ quán nước Việt Nam Cộng Hoà” [Tras participar en un almuerzo en la embajada de la República de Vietnam] (than ôi, bản tin của quận này còn ghi sai cả tên quốc gia Việt Nam hiện nay nữa!!!), thì ông Luis Plaza Sánchez, quận trưởng của quận Cerro Navia, cùng với một nhóm người Việt Nam đến nơi khai mạc lễ đặt bức tượng “đã được tặng bởi đại diện ngoại giao của nước Á châu ở Chile” [“el cual fue donado por la representación diplomática del país asiático en Chile”]. "Đại diện ngoại giao của nước Á châu ở Chile" tức là Đại sứ quán nước Việt Nam Cộng Hoà [la República de Vietnam] ở Chile đấy! Trời hỡi!
A ha, thì ra bức tượng bán thân này không phải do “lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng” tự ý nặn ra vì “tình cảm thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”, mà lại do chính do Đại sứ quán Việt Nam vác đến... tặng.
Đại diện ngoại giao của Việt Nam vác tượng đến cái quận này để tặng, thì ông quận trưởng nhận, và đặt nó vào vị trí thích hợp theo nghi thức ngoại giao, chứ không lẽ đem vứt vô sọt rác hay sao?
Cái việc ông quận trưởng Luis Plaza Sánchez nhận bức tượng do Đại sứ quán nước ngoài tặng, rồi ông đặt nó vào vị trí thích nghi theo phép ngoại giao, là một việc rất bình thường. Chẳng những bình thường, mà trong trường hợp này thì lại còn quá đơn giản và tầm thường, vì trong nghi thức đặt tượng ấy đã không có bất cứ một vị đại diện nào ở cấp quốc gia của Chile đến dự.
Vậy thì lý do gì mà Đài Tiếng Nói Việt Nam lại thổi phồng việc đó thành “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và đó là “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”? Ấy là chưa kể đến việc bản tin của quận Cerro Navia đã ghi sai tên nước Việt Nam hiện này thành nước Việt Nam Cộng Hoà [la República de Vietnam], chứng tỏ họ chẳng biết quái gì về cái nước đã gửi đại diện ngoại giao lò mò đến quận của họ để tặng bức tượng!
Nhưng vì sao Bộ Ngoại giao CHXHCNVN lại chọn cái quận Cerro Navia ấy để tặng tượng Hồ Chí Minh? Có lẽ vì cái quận Cerro Navia ấy là cái quận quan trọng nhất của nước Chile chăng?
Không. Cái quận Cerro Navia lại là một trong những quận “ổ chuột”nghèo đói thảm hại nhất ở Chile.
Theo bản nghiên cứu “Una experiencia en localidades de extrema pobreza urbana, Cerro Navia (Chile)” [“Một kinh nghiệm trong những địa phương ngoại ô cực kỳ nghèo đói, Cerro Navia (Chile)”] trang 55-82 trong cuốn La construcción del desarrollo local en América Latina: Análisis de experiencias [Xây dựng kế hoạch phát triển địa phương ở Latin America: Phân tích những kinh nghiệm] của Programa Alianzas Estratégicas para el Desarrollo Local en América Latina [Chương Trình Liên đới Chiến lược Phát Triển Địa phương ở Latin America], thì quận Cerro Navia (có diện tích 11.1km2, và dân số 148,312 người) là quận nghèo nhất ở Chile, với số người thất nghiệp cao nhất ở Chile, số người mù chữ cao nhất ở Chile, và trung bình mỗi người dân ở đó chỉ học hết lớp 8. Nhà cửa ở đó thì vô cùng chật chội và tồi tàn, với 49.7% tổng số nhà không có bình đun nước nóng, 63.8% không có máy giặt, và 89.2% không có xe để di chuyển, vân vân...
Thì ra, có lẽ Bộ Ngoại giao CHXHCNVN đã chọn cái quận Cerro Navia ấy để tặng tượng Hồ Chí Minh vì nghĩ rằng dân ở đó nghèo đói, dốt nát, không biết gì về Việt Nam (thậm chí không biết cả tên nước Việt Nam hiện nay là gì), nên sẽ không có ai chống đối hay từ chối nhận tượng Hồ Chí Minh. Vinh dự thay!
Lò mò vác tượng Hồ Chí Minh đến tặng cho một cái quận nghèo đói, dốt nát nhất ở Chile, rồi sử dụng báo chí và truyền hình ở Việt Nam để rêu rao rằng “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và đó là “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”, thì lại quá sức là giỏi!
Rủi thay, đó là cái giỏi của một chế độ lưu manh. Giỏi lừa bịp nhân dân!
HOÀNG NGỌC TUẤN
Bài viết thể hiện quan điểm "bôi Bác" của tác giả Hoàng Ngọc Tuấn - sự thực ông Hồ rất được người VN kính trọng: Vất thì có vất chứ không đập

3 nhận xét:

  1. Báo mạng Zing vào ngày 15/10 đăng tải bài phỏng vấn ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, cho biết sẽ lấy niềm vinh dự của địa phương duy nhất được mang tên Hồ Chí Minh thành động lực phát triển, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

    Theo đó, ý tưởng này đã được Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong cuộc họp ngày 3/9 vừa qua, nhấn mạnh trách nhiệm và niềm vinh dự của thành phố Hồ Chí Minh khi là địa phương duy nhất được mang tên người lãnh đạo được gọi là Bác Hồ.

    Mục đích xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh được nói để công dân mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề và du khách khi đến thành phố lớn nhất phía Nam Việt Nam cảm nhận được tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh mỗi ngày.

    Nhận xét về ý tưởng nêu trên, Nhạc sĩ Lê Thiệu tại Sài Gòn cho rằng:

    “Thật lòng mà nói đưa tư tưởng Hồ Chí Minh của mấy ông thì tùy thuộc vào lãnh đạo chứ mình không nói gì được, mình không có quyền gì. Thế nhưng đa số dân chúng mong muốn lo lắng cho đời sống dân chúng, nhất là ở miền Nam người ta không màng tới những chuyện đó. Còn ông Nguyễn Thiện Nhân thì chắc sắp về hưu thì muốn làm gì đó để tỏ lòng với đảng. Riêng cá nhân anh thì thấy điều đó vô nghĩa, thay vì lo những cái thiết thực trong cuộc sống hơn thì những cái đó không thực tế, không giúp gì xã hội.”

    Còn theo Tiến sĩ Đinh Đức Long, Bác sĩ Trung tá Quân đội Nhân Dân, ý tưởng được đưa ra khó có thể thực hiện trong tình hình hiện tại:

    “Những lời hứa trong nhiệm kỳ thì nay ông sắp hết nhiệm kỳ thì ông hứa cho xong chứ có làm gì được. Đại hội sắp tới chắc chắn ông nghỉ, bàn giao cho người khác. Nói như vậy nhưng chẳng có cơ sở nào để có thể khẳng định, hy vọng lời nói ông sẽ trở thành sự thật. Ông nói văn hóa Hồ Chí Minh thì hành động vô văn hóa nhất của ông đã ăn cắp lư hương Đức thánh Trần ở bến Bạch Đằng. Ông là người chỉ đạo, chủ trương lấy lư hương giấu chỗ khác.”

    Vào ngày 17/2/2019, lư hương ở tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, quận 1, Sài Gòn) bị dời đi ngay trong dịp tưởng niệm sự kiện Trung Quốc xâm chiếm miền Bắc Việt Nam. Mục đích dời lư hương được nhiều người cho rằng để tránh biểu tình.

    Tuy nhiên, một ngày sau đó, theo lời bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy quận 1 khi giải thích cho sự việc này đã nói rằng dời lư hương về đền thờ Đức thánh Trần nằm trên đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định để việc thờ cúng, dâng hương dâng hoa được thực hiện trang nghiêm hơn, đúng vị trí hơn vì công viên không phải là nơi thờ phụng.

    Đến nay, lư hương vẫn chưa được đưa về chỗ cũ, tức trước tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng.

    Để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân có nhắc lại việc xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh ở Khu đô thị mới thủ Thiêm sau khi Thành ủy vừa có Nghị quyết chuyên đề tiếp tục đầu tư xây dựng khu đô thị mới bên kia sông.

    Trước đó, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/10/2019 có đề nghi đặt tên Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là ‘Quảng trường Hồ Chí Minh’.

    Theo báo trong nước, ‘Quảng trường Hồ Chí Minh’ dự kiến rộng 27 hecta, bao gồm các hạng mục như cột cờ tổ quốc, nhà trưng bày về chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sàn và ao cá, công viên bờ sông, cầu đi bộ nối Thủ Thiêm với Quận 1.

    Quảng trường trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm được nói sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư cho dự án được công bố gần 2.000 tỷ đồng.

    Thông tin này lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều lúc bấy giờ, đặc biệt khi việc đền bù đất đai cho người dân bị giải tỏa chưa được giải quyết thỏa đáng, kéo dài trong hàng chục năm qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do vậy, khi biết đến ý tưởng xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh sẽ bao gồm cả việc xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh, ông Cao Thăng Ca, một người dân Thủ Thiêm có nhà trong khu giải tỏa vẫn đang khiếu kiện cho hay:

      “Người ta phải làm mới có ăn thành ra người ta nghĩ đủ cách để làm, có chấm mút trong đó chứ họ chẳng có thật tâm. Cái này chắc chắn chẳng mang lại gì cho thành phố mà chỉ mang lại tư lợi cho những người thi công quảng trường đó. Hiện nay người ta không muốn giải quyết dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm mặc dù Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm theo đúng luật pháp nhưng thành phố Hồ Chí Minh có luật riêng của họ và người ta coi thường nhà nước, chính phủ, muốn làm gì thì làm.”

      Theo thông tin Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong buổi phỏng vấn với báo mạng Zing, thành phố đang xem xét xây dựng một bộ phim 79 tập, mỗi tập khoảng một tiếng cho học sinh từ lớp 2 đến 12 xem mỗi tháng một tập và trao đổi nội dung như ông Hồ Chí Minh được sinh ra trong gia đình và bối cảnh đất nước như thế nào; thời niên thiếu học ở nhà, ở trường ra sao; trong thời gian làm việc ở Pháp, qua Anh sống thế nào; vì sao có tập thơ Nhật ký trong tù…

      Vẫn liên quan đến giáo dục, thành phố có thể thành lập một Quỹ học bổng và hỗ trợ tài năng trẻ mang tên ông Hồ Chí Minh.

      Với kinh nghiệm từng là Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nhận định về kế hoạch phát hành 79 tập phim về ông Hồ Chí Minh cho học sinh các cấp như sau:

      “Chuyện ông Nguyễn Thiện Nhân muốn xây dựng không gian văn hóa thì tôi không hiểu ông ta tính xây cái gì, văn hóa gì? Phải nói rằng tôi rất sửng sốt khi nghe nói phải xây dựng đến 79 tập phim, mỗi tập dài 1 tiếng để chiếu cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 thì tôi cảm thấy khôi hài, lố lăng vì những lẽ sau. Thứ nhất, 79 tập phim theo tôi suy đoán chính là số tuổi của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ngay lập tức cho người ta thấy khoảng trống về nhân thân, lai lịch cả quãng thời gian ông Hồ Chí Minh còn sống. Ngay năm sinh của ông ta đã là điều mập mờ, khuất tất, ông ta sinh năm nào không biết. Lịch sử đã bị bóp méo.

      Thứ hai là họ chiếu những bộ phim dự trên những sưu tầm tư liệu, phim tài liệu về Hồ Chí Minh. Mà phim tài liệu 1 tiếng đồng hồ kéo dài 79 tiếng là chuyện viển vông. Ông Nhân không hiểu vấn đề gì về làm phim, làm phim truyện đã khó mà phim truyện những nhân vật cộng sản thì không hút được người xem. Tôi cho rằng nếu làm 79 tập phim như vậy thì lại tiêu tốn khoản tiền không nhỏ của người dân với mục đích nhồi sọ.”

      Với những cách thức được ông Nguyễn Thiện Nhân nêu ra để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, ông Nhân cho rằng nếu người dân, đảng viên thành phố được tiếp cận tư liệu lịch sử về ông Hồ Chí Minh một cách dày đặc, thường xuyên thì tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh trở thành một phần rất quan trọng của văn hóa người dân thành phố và là sức mạnh tinh thần đặc trưng của người dân thành phố lớn nhất phía nam trong thế kỷ 21 này.

      Theo quan điểm cá nhân, Nhạc sĩ Lê Thiệu bày tỏ:

      “Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nhồi nhét đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tất cả các tầng lớp nhân dân. Mặc dù ông Hồ Chí Minh tự ông chẳng có tư tưởng gì mà lấy của Karl Marx, Lenin, Mao Trạch Đông về làm, chính ông cũng xác định điều đó. Nên anh thấy điều đó vô nghĩa và không mang lợi ích gì cho xã hội nhưng đó là chuyện bên tuyên giáo, ông Nhân là chuyện đó từ chỉ đạo của Tuyên giáo trung ương để đưa tất cả những hình ảnh, tư tưởng ông Hồ Chí Minh như nhồi sọ thế hệ này đến thế hệ khác để tuân theo đảng, làm công cụ của đảng để dễ cai trị.”

      Xóa
    2. Tuy nhiên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng chuyện nhồi sọ của lãnh đạo chính phủ Hà Nội hiện nay đã không còn tác dụng mà thậm chí dẫn đến tác dụng ngược:

      “Hiện nay công nghệ thông tin phát triển quá nên bất cứ người nào quan tâm cũng có thể tìm hiểu nên dẫn đến tác dụng ngược là khi phơi bày sự giả dối như vậy chỉ làm đánh đổ hình tượng Hồ Chí Minh thêm mà thôi.”

      Thành phố Hồ Chí Minh trước đây từng được biết đến với tên gọi Sài Gòn với lịch sử trên 300 năm và được ví như Hòn Ngọc Viễn Đông. Đến ngày 2/7/1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên.

      Theo tin đăng tải trên báo mạng Zing, sau cuộc họp với Bộ Chính trị ngày 3/9, ý tưởng xây dựng môi trường sống thành phố Hồ Chí Minh thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã được lãnh đạo thành phố tiếp thu, bổ sung vào Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, theo chỉ đạo của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - RFA

      Xóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips