Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Thủ Thiêm - gió tai, gió tai...

Có ý kiến rằng vụ Thủ Thiêm đã trở nên phức tạp tới mức khó đạt được thỏa thuận nào giữa dân và chính quyền trong bối cảnh lãnh đạo TP lại gặp dân sáng 7/11.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Phong gặp người dân hai phường Bình An và Bình Khánh để giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến vụ khu đô thị Thủ Thiêm.Đây là buổi gặp thứ hai của Chủ tịch TP Hồ Chí Minh với người dân khu đô thị Thủ Thiêm kể từ khi có kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ.Ở cuộc gặp lần một ngày 18/10, ông Phong đã gặp khoảng 30 hộ dân ở khu phố 1, phường Bình An, có đất ở khu 4,3 ha - được Thanh tra Chính phủ xác định trong kết luận 1483 là nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm.

"Không dàn xếp được nữa"
Ông Nguyễn Văn Lung, một người dân Thủ Thiêm "may mắn" nằm trong khu 4,3 ha ngoài ranh nói với BBC rằng chính quyền đã gặp gỡ dân nhiều lần, cũng nhiều lần hứa hẹn và thỏa thuận, nhưng tình hình nay đã phức tạp tới mức "không dàn xếp được nữa"."Tôi may mắn vì nằm trong khu 4,3 ha. Nhưng tôi cũng không hiểu vì sao chính quyền hôm 18/10 họp với chúng tôi - những hộ không chịu di dời - lại mời thêm các hộ đã nhận tiền và di dời từ lâu - về lại để đền bù thêm.""Có thể là vì họ [chính quyền] muốn tỏ ra nhân văn, và muốn đánh bóng sự nhân văn đó.""Nhưng cũng chính vì việc này mà kéo theo 5.000 hộ dân Thủ Thiêm đã di dời trước đây kéo về, tiếp tục khiếu kiện, đòi đền bù thỏa đáng.""Trước đây chúng tôi chỉ chia hai nhóm để đấu tranh, thì nay 5.000 hộ dân này phát sinh thêm rất nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một yêu cầu riêng về đền bù, hiến tình hình trở nên rất phức tạp."
(
Xem toàn bài)

3 nhận xét:

  1. Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM vừa có Công văn (CV) 219/CV-CĐGD gửi công đoàn cơ sở các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc, trong đó yêu cầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (BCHCĐCS) các đơn vị tăng cường công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội, tâm tư, tình cảm, ý kiến của cán bộ, nhà giáo và người lao động liên quan đến việc thực hiện Thông báo số 1483/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ về khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) và các dự án trên địa bàn một số quận, huyện còn khiếu nại đông người, kéo dài; dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.
    BCHCĐCS các đơn vị phối hợp cấp ủy, chính quyền đồng cấp kịp thời tuyên truyền, định hướng dư luận trong cán bộ, nhà giáo và người lao động; nắm chắc nội dung, thường xuyên tuyên truyền tạo sự đồng thuận, ủng hộ chủ trương của TP liên quan đến việc thực hiện dự án Thủ Thiêm và các dự án khác còn khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn một số quận, huyện.
    CV 219 cũng lưu ý BCHCĐCS các đơn vị đề xuất giải pháp vào sáng thứ năm hằng tuần, bắt đầu từ ngày 8.11.2018.

    Trả lờiXóa
  2. Chiều 6/12/2018, trong kỳ họp thứ 12 HĐND TP HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nói: “Các cuộc thanh tra, khởi tố giúp thành phố nhận thức rõ những hạn chế, khuyết điểm; thẳng thắn nhìn nhận và tập trung giải quyết để làm tốt hơn trong thời gian tới. Nhưng việc này cũng làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức dẫn đến đôi lúc chậm giải quyết hồ sơ hành chính”. Đến ngày 20/12/2018, một số báo “lề đảng” đã có bài công kích câu nói thể hiện thái độ phản đối của ông Nguyễn Thành Phong trước chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam.

    Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Có phải Chủ tịch thành phố HCM đang gây áp lực lên trung ương? Bài viết phân tích diễn biến vụ điều tra sai phạm ở Thủ Thiêm để chỉ ra rằng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đang có dấu hiệu thông đồng và bao che cho các “đồng chí” của mình, nhất là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. “Chỉ mới bị thanh tra trong thời gian ngắn đã vội vàng ca thán, có người dân còn cho rằng, Chủ tịch nói như vậy như là gây áp lực ngược lên Trung ương”.

    Báo Dân Trí có bài: Nghĩ về sự “băn khoăn” của Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong. Bài báo nêu câu hỏi: Tại sao Chủ tịch UBND TP HCM, nơi “đầu tàu kinh tế của cả nước” nhưng đồng thời chứa rất nhiều sai phạm và đang là một trong các mục tiêu nóng nhất của chiến dịch “đốt lò”, lại dám phát biểu theo hướng phê phán chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng?

    Nhiều ý kiến trong dư luận cũng lưu ý, tuy đây không phải lần đầu tiên quan chức miền Nam tỏ thái độ không phục trước mệnh lệnh từ trung ương, nhưng trước đó hầu như chưa có ai phát biểu phê phán thẳng thừng để báo chí “lề đảng” dẫn lại như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày 17/12/2018, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 1, ông Phong tiếp tục nêu ý kiến:
      “Thành phố có hơn 90 dự án đang bị thanh tra, phải ngưng lại hết… Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường báo cáo riêng tuần qua, cán bộ Phòng Quản lý Đất đai được mời hơn 20 lần.
      Những cán bộ chuyên môn được công an điều tra mời làm việc thì những hồ sơ về sau họ rất thận trọng, rất chặt chẽ. Ủy ban Nhân dân thành phố cử lãnh đạo thường trực xuống các sở làm công tác tư tưởng cho cán bộ, việc nào ra việc đó”.
      Cho rằng những cán bộ, công chức sau khi được công an mời làm việc thì “những hồ sơ về sau họ rất thận trọng, rất chặt chẽ” liệu có đồng nghĩa với việc trước khi phải gặp gỡ công an họ có thể tùy tiện giải quyết công việc và chính quyền thường “quên” không xử lý?
      Người Việt có câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”, nếu cán bộ dưới quyền ông Phong là “cây ngay” thì việc gì thành phố phải cử lãnh đạo thường trực xuống các sở “làm công tác tư tưởng cho cán bộ”?
      Mới nhậm chức ông Phong nhấn mạnh đến sự “khẳng khái, khí phách” của mảnh đất và con người mà ông nhận trọng trách lãnh đạo.
      Thế sự “khẳng khái, khí phách” biến đi đâu khi đội ngũ cán bộ, công chức thành phố “giảm sự năng động, chậm giải quyết hồ sơ” và “phải làm công tác tư tưởng”?
      BÁO GDVN

      Xóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips