Giáng sinh năm 1914, ở mặt trận phía Tây của Đệ nhất Thế chiến, đã
diễn ra một sự kiện được coi là siêu thực nhất trong lịch sử các cuộc
chiến trên thế giới. Vào ngày 25-12, quân nhân các nước đối đầu đã đình
chiến trong một khoảng thời gian ngắn để làm bạn, hàn huyên và chung vui
Noel cùng nhau.
Những khoảnh khắc ấm áp của tình người nơi chiến địa |
Cho dù từ thượng tuần tháng 12-1914, Đức Giáo hoàng Biển Đức 15
(Benedictus PP. XV) - người đăng quang cương vị chủ chiên Giáo hội Hoàn
vũ 5 tuần sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ - đã kêu gọi
các bên tham chiến ít nhất hãy ngừng tay súng trong dịp Giáng sinh,
nhưng lời kêu gọi ấy không được giới lãnh đạo quân sự hưởng ứng.
Dầu vậy, trong dịp Noel, ở rất nhiều nơi đã diễn ra đình chiến tự phát từ phía những người lính. Theo các hồi tưởng của giới quân nhân, thoạt tiên lính Đức trèo lên khỏi chiến hào, tiến đến ranh giới của vùng chiến sự để bắt tay với kẻ thù của họ. Cũng có nơi, các quân nhân Anh là bên đề xướng...
Dầu vậy, trong dịp Noel, ở rất nhiều nơi đã diễn ra đình chiến tự phát từ phía những người lính. Theo các hồi tưởng của giới quân nhân, thoạt tiên lính Đức trèo lên khỏi chiến hào, tiến đến ranh giới của vùng chiến sự để bắt tay với kẻ thù của họ. Cũng có nơi, các quân nhân Anh là bên đề xướng...
Sĩ quan và lính Anh - Đức cùng đón Giáng sinh 1914 nơi chiến trường |
Lúc đầu, ai nấy đều nghi ngờ những cử chỉ và lời lẽ thân mật từ những
người trước đó ít giờ còn là kẻ thù trong trận chiến ác liệt, nhưng
nhanh chóng tất cả đều có thể nhận ra và tin tưởng vào dụng ý hòa bình
của bên đối diện. Thay vì vũ khí, nhiều vật dụng khác đã được đôi bên
mang ra trao đổi nhau.
Những người lính ở hai bên chiến tuyến cho nhau xem ảnh gia đình, người yêu, mời nhau ăn bánh, uống rượu, có những người tận dụng dịp đó để tìm kiếm và chôn kết đồng đội mình đã hy sinh nơi chiến trường, nhưng đa số thì chủ tâm kết bạn cùng nhau, hát với nhau những bài ca mùa Giáng sinh.
Những người lính ở hai bên chiến tuyến cho nhau xem ảnh gia đình, người yêu, mời nhau ăn bánh, uống rượu, có những người tận dụng dịp đó để tìm kiếm và chôn kết đồng đội mình đã hy sinh nơi chiến trường, nhưng đa số thì chủ tâm kết bạn cùng nhau, hát với nhau những bài ca mùa Giáng sinh.
Hai lính Anh - Đức mời nhau điếu thuốc |
Dù chỉ tồn tại trong ít giờ ngắn ngủi, và bị chấm dứt bởi giới sĩ quan (đa số không thích thú gì với tình huynh đệ, bác ái giữa những người lính
đang trong cảnh đối đầu) nhưng sự kiện đình chiến đặc biệt trong mùa
Giáng sinh 1914 đã trở thành một biểu tượng sáng chói của tình người
trong cảnh chinh chiến tương tàn.
-Trần Lê/nhipcauthegioi
Tham khảo thêm: Christmas-during-war-time
-Trần Lê/nhipcauthegioi
Tham khảo thêm: Christmas-during-war-time
Charles Brewer không bao giờ ngỡ rằng mình sẽ đón một Giáng Sinh khắc nghiệt như vậy ở phía Bắc nước Pháp (Nơi mà Erich Maria Remarque đã mô tả thật sống động trong tác phẩm kinh điển All Quiet on the Western Front - Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh. Người lính Anh này co ro trong chiến hào lầy lội bùn ngập đến đầu gối, tay chân tê cóng đến không còn cảm giác. Charles và đồng đội đã từng nghĩ rằng cuộc chiến sẽ sớm chấm dứt và mọi người có thể trở về quê nhà kịp ăn mừng Giáng Sinh. Vậy mà 5 tháng sau đó kể từ khi cuộc chiến bùng nổ, 1 triệu người đã chết và những chiến hào cứ dài ra chừng như vô tận kéo từ Biển Bắc cho tới biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ. Cuộc chiến xem chừng không có hồi kết thúc...
Trả lờiXóaTrước đó vào ngày 7 tháng 12, Ðức Giáo Hoàng Benedict XV đã lên tiếng kêu gọi một cuộc hưu chiến cho Giáng Sinh năm đó, 1914. Chính quyền và cấp chỉ huy của 2 phía đã không tán thành, mặc dù tình trạng thảm hại của thời tiết lạnh, mưa, lầy lội ở các chiến hào và cuộc chiến kéo dài nhiều tháng trời đã làm cho các binh lính mệt mỏi. Tuy vậy để giữ vững tinh thần, các cấp chỉ huy đã tìm cách đem chút không khí của lễ hội đến tận chiến hào.
Trong suốt tháng 12, 46 ngàn bưu kiện và 2 triệu rưỡi lá thư đã được gởi tới cho các binh sĩ Anh đồn trú trên đất Pháp. Nhà vua George V cùng công chúa đã gởi thư và những gói quà nhỏ trong hộp thiếc, những gói thuốc lá, tập giấy và cây bút đến tận chiến trường. Các binh sĩ bên kia chiến hào cũng nhận được thư nhà và những món quà tương tự từ phía Ðức. Họ đã làm những cây thông trang trí và vòng nguyệt quế. Người Ðức đang chiếm phần ưu thế trong cuộc chiến. Dù không có lệnh hưu chiến nhưng các cấp chỉ huy ở hai phía có phần nới lỏng kỷ luật đến các binh sĩ.
Mưa tuyết bắt đầu thưa vào đêm Giáng Sinh, tiếng súng đạn chừng như mệt mỏi đã yên ắng từ chiều tối, một sự tĩnh lặng đến lạ kỳ trong không gian, không một tiếng chim bay qua vùng đất no man’s land, vùng đất tử thần tranh chấp, vùng đất như vành đai trắng biên giới của tử sinh, được khoanh vùng giữa 2 dãy chiến hào. Không bên nào nhường lui một tấc đất. Người Ðức đã có phần ưu thế trong cuộc chiến và hùng mạnh. Tuy vậy những người lính Anh, Pháp cũng không có sự chọn lựa nào ngoài chiến đấu, một cuộc chiến sống còn. Vì thế cả hai phía ghìm nhau vào chiến hào, một trận sinh tử càn khôn đất trời sẽ đến bất kỳ lúc nào. Và trăng bỗng lên cao vằng vặc trên bầu trời đêm, tuyết ngừng rơi và cả hai phía có thể nhìn thấy nhau trong ánh trăng đêm Giáng Sinh 1914.
Chợt một khúc nhạc Giáng Sinh Silent Night ngân nga bằng tiếng Ðức thoáng trôi trên chiến hào. Người lính Anh Charles Brewer ngạc nhiên, sợ bị lừa, anh ta chầm chậm ngước nhìn qua hàng công sự bằng bao cát sũng nước, xuyên qua những hàng rào kẽm gai và thấy trong đêm trăng lấp lánh vài cây thông giáng sinh nhỏ được dựng lên bên kia công sự của người lính Ðức cách đó vài chục mét. Cây thông có quấn các dây chuỗi hột và long lanh ánh đèn cầy và các đồ trang trí... Các người lính Anh không hiểu tiếng Ðức, nhưng giai điệu của ca khúc Giáng Sinh mà các người lính Ðức đang hát thì quá quen thuộc: Silent Night - Ðêm thánh vô cùng. Và khi những người lính Ðức chấm dứt bài hát thì người lính Anh liền nối tiếp hòa giọng bằng tiếng Anh: “Silent night, holy night. All is calm, all is bright...”
Trả lờiXóaKhi bình minh của ngày hôm sau hé dạng thì điều kỳ diệu xảy ra. Những người lính Ðức trồi lên trên chiến hào vẫy tay và hô to: Chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh. Người Anh cũng nhoài mình lên và chào mừng trả lại. Sau đó một vài tấm bìa giấy carton viết vội: “Bạn không bắn, chúng tôi không bắn” thấp thoáng trên chiến hào với những cánh tay quơ tròn trên đầu như báo tin rằng đây là lời chào hỏi thân thiện, không có súng trong tay. Và thế là tất cả vượt qua chiến hào. Lúc đầu rụt rè đến bên nhau, rồi mạnh dạn tay bắt mặt mừng, hân hoan trao đổi quà cáp: điếu thuốc lá, thanh kẹo chocolate, lương khô, chai rượu... đến những vật kỷ niệm như hạt nút áo bằng đồng, chiếc mũ... Những kỷ niệm mà họ nghĩ sẽ đem theo mình về quê hương sau khi chiến tranh chấm dứt. Rồi cả hai bên cùng nhau chôn cất xác những binh sĩ còn nằm trên mặt đất của nhiều ngày trước. Vùng đất no man’s land giữa hai chiến hào giờ lô nhô những cây thập giá làm vội trong ngày. Có người lính Ðức hớt tóc cho lính Anh, cả hai bên còn bàn tính về tổ chức một trận đá bóng tròn giao hữu... Trong khi một vài nhóm binh sĩ chia nhau đá banh bằng những bao cát nhỏ hay lon đồ hộp, lấy 2 mũ đội làm gôn và quần nhau hào hứng trên những đôi giày sũng nước, trên mặt đất bùn lầy lội giữa hai chiến hào, quanh những hố bom đạn và dây kẽm gai.
Tất nhiên những báo cáo với những tấm ảnh chụp về cuộc hưu chiến không chính thức ấy đến tay các cấp cao chỉ huy. Nguy cơ về việc bỏ hàng ngũ và phản chiến làm họ giận dữ. Ngay cả một người hạ sĩ của quân đội Ðức lúc bấy giờ (người đã dấy nên cuộc Ðệ Nhị Thế Chiến tiếp theo) Adolf Hitler đã trách các đồng đội: “Ðiều này tuyệt đối không nên xảy ra trong thời chiến. Các anh không có danh dự của người Ðức sao?” Mệnh lệnh nghiêm cấm được ban ra cùng hình phạt phản quốc trước tòa án quân sự.
Khi đêm xuống trong ngày Giáng Sinh, các chiến sĩ trở về lại chiến hào. Một vài nơi cuộc đình chiến kéo dài tới ngày đầu năm mới. Tuy vậy hầu hết ở các vị trí tiền tuyến, tiếng súng đạn đã bắt đầu vào rạng sáng ngày 26 tháng 12. Một nhật ký của Ðại úy người Anh Charles Stockwell kể lại rằng anh ta đã bắn 3 phát súng chỉ thiên và giương lá cờ trắng có ghi hàng chữ “Merry Christmas”. Bên kia chiến hào người Ðức cũng giương trả lá cờ mang dòng chữ “Thank You”. Sau đó cả hai chào nhau, lui vào nấp sau chiến hào, 2 tiếng súng hiệu chỉ thiên, và thế là chiến cuộc tái diễn.
Ðến Tháng Ba năm sau, cuộc chiến đi vào mức độ thảm khốc. Vào Giáng Sinh năm 1915 cả hai phía cố dàn xếp một cuộc đình chiến nhưng bất thành. Phải đến 11 tháng 11 năm 1918, hơn 4 năm sau đó cuộc Ðại Thế Chiến thứ I mới chấm dứt với mười lăm triệu người chết.
Trả lờiXóaThật sự không ai biết chính xác cuộc hưu chiến bắt đầu như thế nào, trong một đêm Giáng Sinh giá băng ngập tràn tuyết trắng, chạy dọc theo chiến hào dài hơn 400 dặm. Câu chuyện kể trên là một trong nhiều câu chuyện kể lại qua những lá thư, nhật ký viết lại cho người thân. Trận đá bóng hy hữu đó cũng chưa chắc xảy ra. Nhưng hầu hết hơn trăm ngàn người, nghĩa là khoảng 2/3 số binh lính tin rằng cuộc đình chiến đêm Giáng Sinh năm 1914 xảy ra như một huyền thoại có thật. Những nhân chứng sống sót trên trăm tuổi của cuộc Thế chiến đã nhớ lại. Những bức ảnh trắng đen nhàu nát đã giữ lại khoảnh khắc nhiệm mầu ấy.
Năm 1984 John McCutcheon, một nhạc sĩ dân ca người Mỹ trong khi đi lưu diễn ở Denmark đã gặp một nhóm các cựu chiến binh của Mặt trận phía Tây năm 1914, những nhân chứng sống của cuộc đình chiến ấy, họ đã kể cho chàng nhạc sĩ nghe và đó là nguồn cảm hứng cho ca khúc Christmas in the Trenches (Giáng Sinh trên chiến hào) ra đời.
Cuộc hưu chiến đêm Giáng Sinh năm 1914 đã là nguồn cảm hứng cho cuốn phim Joyeux Noel (Merry Christmas) ra đời năm 2005, một cuốn phim thật hay do đạo diễn người Pháp Christian Carion. Phim rất trung thực và lôi cuốn khán giả qua cái nhìn của các binh sĩ người Anh, Pháp, Ðức xoay quanh đêm Giáng Sinh nhiệm mầu ấy. Phim được đánh giá cao trong Cannes Film Festival và được đề cử nhiều giải thưởng Oscar và Golden Globe cao quý vào năm 2006. Hẳn nên để bạn đọc chưa xem hay đã xem, tìm thấy một câu chuyện về tình người trong cuộc chiến tranh tan tác trên toàn thế giới ở một mùa Giáng Sinh năm 1914. Xem trở lại một điều như huyền thoại mà có thật xảy ra ở 101 năm trước. Xem để hiểu rằng Giáng Sinh bao giờ cũng mang điều kỳ diệu. Ði qua những thù hằn tàn nhẫn và chết chóc phi lý của chiến tranh là một cuộc hưu chiến như phép lạ. Phép lạ tuyệt vời từ những trái tim con người khao khát cuộc sống mong manh.