“Đói thì đầu gối phải bò”
Còn nhớ vào mùa hè năm ngoái, Thứ trưởng Nguyễn
Thanh Sơn kiêm chủ nhiệm của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới: “Do hoàn cảnh lịch sử mà
kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản
động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế”.
Nguyễn Thanh Sơn |
Những từ ngữ có vẻ mang tính cải cách này lại nảy nở tiếp liền cuộc
đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ được tái lập ở Hà Nội, sau một thời gian
dài dang dở. Tức phải sau gần một thập kỷ từ năm 2004 khi phát sinh bản
nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về “công tác người Việt Nam ở nước
ngoài”, những nhân vật như Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải mới có cơ hội
lặng biến khỏi phát ngôn vằn vện nơi cửa miệng của giới quan chức Việt
Nam.
2013 cũng là thời điểm nền kinh tế, xã hội và có thể cả giai tầng chính trị Việt Nam rơi vào tâm trạng “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” chưa từng thấy từ mốc 1975. Và chẳng ai không biết về câu chuyện kinh tế sụp đổ hoàn toàn có thể làm cho chế độ băng hà.
“Đói thì đầu gối phải bò, no cơm ấm cật chẳng dò
đi đâu” - tục ngữ người Việt có câu. Vài cái Tết qua lại nổi lên một
thảm trạng xã hội: ngay cả giới quan chức cũng không còn mấy no đủ như
thời vàng son trước đây, và cách nào đó họ cũng cần được xếp vào danh
sách “xóa đói giảm nghèo” khi giá trị “lì xì” của các doanh nghiệp cho
họ đã hụt đến 50-70%.
Đã đến lúc giới quan chức phải “ra đi tìm đường cứu nước” - nói như cửa miệng dân gian. Tình cảm kiều bào cũng là thước đo ngoại tệ.
Một lần nữa trong nhiều lần thời dĩ vãng, “hòa
hợp dân tộc” lại được tung hứng, nhưng với tầm mức tha thiết hơn nhiều.
Không thể có kiều hối nếu thiếu vắng niềm tin.
Lòng tin chở được núi lớn - một bài học mà có lẽ
một chế độ đã đánh mất trọn vẹn niềm tin nơi con tim dân nghèo mới phải
viện dẫn đến Thánh kinh.
Công cuộc viện dẫn như thế đã ròng rã từ năm
2000 đến nay, bắt đầu từ Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ và
tiếp liền bởi những gói viện trợ ODA mà nghe nói tỷ lệ thất thoát vào
túi giới quan chức Việt Nam lên đến ít nhất 20%.
Hòa hợp không hòa giải?
Tuy nhiên giới quan sát độc lập trong nước và quốc tế vẫn chú ý đến một chi tiết rất dị biệt: trong hầu hết nội dung trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên vào năm 2013 và trong lần “kiều vận” vừa qua ở Hoa Kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ đề cập đến từ “hòa hợp” mà hầu như né tránh bản thông điệp “hòa giải”, dù tất cả mới chỉ đang tồn tại trên phương diện ngữ nghĩa.
Tuy nhiên giới quan sát độc lập trong nước và quốc tế vẫn chú ý đến một chi tiết rất dị biệt: trong hầu hết nội dung trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên vào năm 2013 và trong lần “kiều vận” vừa qua ở Hoa Kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ đề cập đến từ “hòa hợp” mà hầu như né tránh bản thông điệp “hòa giải”, dù tất cả mới chỉ đang tồn tại trên phương diện ngữ nghĩa.
Hẳn đó là nguyên do sâu xa để những người như ông Ngô Thanh Hải cảm thấy bất an. Chủ động xin gặp nghị sĩ Canada, nhưng những gì mà ông Sơn truyền đạt cho chủ nhà lại là “Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng lòng về công việc làm” của ông Hải, và cố gắng “dân vận” ông Ngô Thanh Hải ủng hộ tính chính danh của Nhà nước Việt Nam cùng thực tiễn “Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ các quyền con người”.Nhưng cử chỉ đặc sắc tuyên giáo bị ông Ngô Thanh Hải coi là “hoàn toàn không có đồng thuận gì cả” như trên lại có thể làm người ta liên tưởng về quá khứ “đạt được rất nhiều thành tựu” của nghị quyết 36 cùng những mục đích gan ruột của bản văn “kinh tế - chính trị học” này.
Chính vào năm 2013, quá nhiều dư luận ở hải
ngoại và cả trong nước đã nghi ngờ rằng nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
cố gắng thể hiện “gương mặt nhu mì đột biến” với kỳ vọng có thể thu hút
từ 10 đến 20 tỷ USD kiều hối từ cộng đồng “kiều bào ta”, thì sau gần
mười năm, nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng vẫn còn rất xa mới đạt
được ý nghĩa trọn vẹn về hình thể và nhân cách của nó.
Ở Việt Nam, nhân cách chính trị lại thường là
một loại thực phẩm đặc thù có thể “ăn” được và còn lâu mới chạm đáy tiêu
hóa. 2004 - thời điểm mà nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ra đời, cũng là
“thời kỳ quá độ” mà Việt Nam rất tích cực vận động để “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tô điểm thêm một sắc thái mới:
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
Với trường hợp nhà nước Việt Nam, nhân cách cũng
luôn và cần được móc xích với phạm trù nhân quyền và trên hết là niềm
tin vào quả núi lớn TPP. Không chỉ tạo nên hố sâu khó vượt giữa chế độ
với những người thuộc “bên thua cuộc”, nhân quyền còn là chủ điểm của
đến 227 khuyến nghị từ hơn 100 quốc gia trong cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ
quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam vào tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, gần gấp
đôi số khuyến cáo được nêu ra vào cuộc UPR Việt Nam năm 2009.
Công cuộc “hòa hợp, hòa giải” cũng bởi thế đậm ý nghĩa thất bại trong ít nhất 5 năm qua. Cũng bởi, “đổi nhân quyền lấy viện trợ” chưa bao giờ tồn đọng như một thể bền vững trong một chính thể bỏ quên quốc thể.
Không nêu ra được bất kỳ chứng cứ đủ thuyết phục
nào về “Việt Nam đã thực hiện hơn 80% khuyến nghị của Hội đồng nhân
quyền Liên hiệp quốc sau UPR năm 2009” như cấp trên của ông Nguyễn Thanh
Sơn là Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trưng chào, con đường “trở
về cội nguồn” của Đảng vẫn tiếp tục nứt nẻ và xung khắc hơn lúc nào hết,
không chỉ với “đồng bào” trong nước mà cả với “bà con người Việt ở nước
ngoài”. (Phạm
Chí Dũng – Xem toàn bài)
Trước hết, để công bằng, cần ghi nhận nỗ lực của ông để có được lễ cầu siêu chung cho “các anh hùng liệt sĩ Quân đội nhân dân VN, chiến sĩ VN cộng hòa đã tử trận để bảo vệ (Trường Sa và) Hoàng Sa và các thuyền nhân tử nạn.” Cũng cảm thông với ông vì đã phải “rất khó khăn” để vượt qua được những “tư tưởng bảo thủ, nghi kỵ” trong các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan an ninh mà ông không ngần ngại nói ra.
Trả lờiXóaThế nhưng, đọc bài phỏng vấn ông trên Tuổi trẻ hôm nay, vẫn thấy đôi điều rất không ổn.
1. Chống đối ai?
Đập vào mắt là hai chữ “chống đối“, được cả phóng viên lẫn ông Thứ trưởng lặp đi lặp lại tới 5 lần. Dễ hiểu là các vị ám chỉ những người Việt ở hải ngoại không ưa chế độ. Nhưng nếu quả tình muốn “xóa mối sâu hận thù” như tựa bài báo, muốn “hòa giải”, thì không thể gọi những người không ưa chế độ này bằng một thứ ngôn từ ỡm ờ, dễ dãi, thậm chí còn đầy vẻ miệt thị và đe nẹt như vậy.
2. Ai khoét hố sâu thù hận?
Cái mối hận thù đó được diễn tả bằng một bên thì “chống đối cực đoan”, một bên chỉ là “tư tưởng bảo thủ, nghi kỵ” thôi. Dễ hiểu là theo ý ông, chính những kẻ chống đối cực đoan mới là thủ phạm khoét “hố sâu thù hận”. Nhưng có phải vậy không, khi mà chỉ kêu gọi nhà nước mở rộng dân chủ thôi mà cũng đủ để kẻ về thăm thì bị đuổi ngược ra không lời giải thích, kẻ muốn bước ra mở mang tri thức thì bị lôi cổ về?
3. Không thể đổi chác
Mỗi người dân Việt, dù ở trong nước hay hải ngoại đều có tấm lòng yêu nước, song cách thể hiện ở mỗi người không thể giống nhau, phần do những điều kiện khác nhau. Bà con về được để tham gia vào buổi lễ là rất quý, nhưng không thể kèm thêm cái điều kiện rằng phải “thật sự đem lại cho chúng ta những lợi ích chung” là “sẽ có những phát biểu khách quan, có những nhìn nhận đúng đắn về thực tế đất nước.” Xem ra ông đã phải đóng vai như thể một ông bầu gánh hát, “phải có những cam kết, thỏa thuận” với cơ quan chức năng như vậy, nếu không, chắc cả ông lẫn bà con “được” cái ơn mưa móc đó, nhưng lại không chịu “phát biểu khách quan”, “nhìn nhận đúng đắn” (theo thứ chuẩn mực mơ hồ tự ai đó đặt ra) thì sẽ phiền toái hay sao?
Chẳng hiểu có quá soi mói, chẻ chữ hay không, nhưng đọc lời ông, rằng ông đã “vận động đưa về“, chứ chẳng phải là “mời về” những bà con “chống đối cực đoan” đó, thấy sao thương bà con quá. Như thể câu chuyện giữa cha mẹ với đứa con lầm lạc bỏ nhà đi bụi!
4. Chớ coi thường bà con quá vậy
Hàng triệu bà con ở hải ngoại không khó để biết được đảng, nhà nước VN bằng trách nhiệm của mình đã hành xử ra sao về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong suốt hàng chục năm qua. Không phải vì không được về, không được tham gia vào một đoàn ra tận Trường Sa mà bà con có thể “ngộ nhận” thực tế. Ngược lại, cũng đừng tưởng chỉ một chuyến đi đó, như cưỡi ngựa xem hoa, mà có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của bà con.
Và chính cái sự có vẻ coi thường đó, nó hé lộ đằng sau thấp thoáng một mục tiêu tuyên truyền vụng về, thiếu thực chất, thật lòng.
5. “Đại nghĩa” để hòa giải dân tộc, đừng chỉ vì vấn đề chủ quyền.
Có gì đó mang vẻ thực dụng, toan tính khi ông Thứ trưởng bảo “tôi mong muốn rằng chúng ta sẽ thực hiện những việc đại nghĩa như thế này cho đến khi vùng biển Đông thuộc chủ quyền của chúng ta không còn tranh chấp.” Có phải điều đó lý giải vì sao suốt 39 năm qua, đảng CS và nhà nước VN đã chỉ thực hiện chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc trên… miệng? Giờ kẻ thù ngoài bờ cõi rồi, mới hé cửa “đại nghĩa”, để rồi nếu như ơn Trời, không còn tranh chấp lãnh thổ, thì ta lại trở về cảnh… nồi da xáo thịt?
6. Thuyền nhân ra đi vì “bị tuyên truyền, kích động”?
Đó có lẽ là nguyên nhân chính theo lời ông Thứ trưởng, còn cái nguyên nhân chính đối với bà con là không chấp nhận chế độ cộng sản thì ông đưa vào loại “nhiều nguyên nhân khác”.
Dù sao thì ông cũng đã thể hiện là khá … “thật”, trong màn xiếc của gánh hát yêu nước, hòa giải công phu này.
CHÉP SỬ VIỆT