Hình ảnh mảnh vỡ của máy bay, xác người, các phần thân thể họ và
đồ vật rải suốt một phạm vi 15 dặm vuông ở Ukraine được đăng tải khắp
nơi, gây chấn động dư luận.
Nhưng khác với báo chí châu Á, truyền thông châu Âu cũng không né
tránh gọi ông Putin là ‘kẻ bị ruồng bỏ, lên án’ (the pariah) vì cho
rằng các hoạt động của Kremlin nuôi dưỡng phiến quân Nga lâu nay dẫn
đến thảm họa khủng khiếp vừa qua.
Bất kể bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin nói gì, người châu Âu
vẫn tin rằng ông Putin cần phải tỏ ra thiện chí để cứu vãn hình ảnh
nước Nga mà ông đang làm chủ toàn diện.
Các báo châu Âu đồng loạt đăng lời kêu gọi thống thiết gửi thẳng
đến ông Putin của bà Silene Fredriksz-Hoogzand, người Hà Lan có con trai
Bryce và bạn gái của anh, Daisy Oehlers chết thảm hôm thứ Năm tuần qua
khi chiếc phi cơ của hàng không Malaysia bị bắn.
Bà bày tỏ sự phẫn nộ trước cảnh xác con trai và người yêu anh bị
bỏ ngoài cánh đồng nóng nực nhiều ngày.
Nước Ba Lan cũng nhắc lại vụ tai nạn phi cơ ở Smolensk, nước Nga năm
2010, giết chết cả tổng thống Lech Kaczynski và gần 100 nhân vật trọng
yếu của Ba Lan đi dự lễ tang vụ thảm sát Liên Xô gây ra hồi Thế chiến
2.
Báo Ba Lan mô tả cảnh nạn nhân MH17 bị đối xử bất nhân, giống như
cảnh xác các lãnh đạo, quan chức Ba Lan bị Nga bỏ ngoài rừng rất lâu,
rồi đem chất đống lại trong lều sau vụ Smolensk.
Có nhiều khả năng thân nhân người tử nạn trong vụ MH17 sẽ còn gặp
nhiều khó khăn và đau khổ, vì sau vụ Smolensk năm 2010, phải đến năm
2012, giới chức Nga "mới xác định xong DNA" của các nạn nhân Ba Lan mà
vẫn trao cho nhiều gia đình các thi thể hoàn toàn nhầm
lẫn.
Nhà báo Ba Lan, ông Lukasz Warzecha cũng
vừa viết rằng phản ứng của Nga trong cả hai vụ đều giống nhau, nghĩa
là "ban đầu thì đổ lỗi cho người khác, sau đó thì tìm cách hạn chế
sự tiếp cận hiện trường và bằ̀ng chứng".
Trong khi đó, có những nhóm người nào đó đã lấy đi nhiều đồ vật của
các hành khách tử nạn.
Một tay súng Nga ở vùng Donetsk cổ đeo súng, một tay cầm điếu thuốc
lá, một tay nắm cổ một con khỉ bông đồ chơi của một cháu bé đã chết
để đe dọa nhà báo, đòi họ viết rằng “Vụ máy bay rơi là do phát-xít
ở Kiev gây ra”.
Điều này cho thấy mức độ tuyên truyền của báo chí tiếng Nga ngấm
thật sâu vào các nhóm dân và dân quân trong vùng.
Hoan hô máy bay rơi
Nhưng trước sức ép quốc tế, lời lẽ của ông Putin sáng 21/7 đã khác
trước.
Ông tỏ ra muốn làm tất cả để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tình trạng chẳng ra chiến tranh, chẳng ra hòa bình kéo dài ở Đông
Ukraine, một 'hố đen' của không gian hậu Xô - Viết mà Nga dung túng và
nhiều nước châu Âu khác cũng mặc kệ, đã khiến thảm họa MH17 không sớm
thì muộn cũng phải xảy ra.
Đầu tiên là sự ngây thơ, hoặc thiếu kiến thức thực tế về tình
trạng nguy hiểm tiềm tàng của cuộc chiến sự.
Loại tên lửa "nghi phạm" bắn rơi MH 17 |
Người ta tin rằng độ cao 10 nghìn mét là ‘tạm đủ an toàn’ cho phi cơ
dân sự mà quên rằng vùng Liên Xô cũ là một kho tàng của các loại vũ
khí có tầm cao, tầm xa khác hẳn khác với các xung đột ở Nigeria,
Afghanistan, Pakistan.
Điều này khiến có hãng hàng không đã tránh xa hành lang qua bầu
trời Donetsk nhưng các hãng khác vẫn bay, cho đến ngày có vụ MH17.
Nói ngắn gọn thì mọi cường quốc đều có trách nhiệm trong việc để
tình trạng mập mờ về phe phái, ai đánh ai, họ là người sắc tộc gì,
quốc tịch gì, ủng hộ phe nào cũng đã kéo dài quá lâu.
Khi mới nghe tin MH17 bị bắn rơi, ông Putin lại nói mọi trách nhiệm
“thuộc về Ukraine vì vụ việc xảy ra trong lãnh thổ của họ”.
Theo như quan sát của Masha Alekhina từ nhóm Pussy Riots viết trên báo Anh, tờ The Guardian thì báo chí Nga ban đầu còn hoan hỉ chúc mừng ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk bắn rơi máy bay’.
“Truyền thông Nga chiếu cả lời chúc qua video của một cậu bé hoan hô ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk bắn rơi máy bay của phát-xít Kiev’. Cậu bé này chắc không biết, và cũng sẽ có thể không bao giờ biết là trên máy bay cũng các các bạn trẻ con khác.”
Có những trang mạng tiếng Nga còn đổ cho Kiev đã "đem xác người chết từ vụ MH370 ném xuống vùng Donetsk để đổ cho phiến quân".
Nhưng dù ngoại giao quốc tế có tác động thế nào đến ông Putin thì
điều thật đau buồn là đến năm 2014 rồi mà nếp nghĩ thời Liên Xô đặt
chính quyền lên trên nhân phẩm con người, cả người sống và người chết,
đã không mất đi cùng thể chế đó.
Thảm họa MH17 chỉ nhắc chúng ta rằng cuộc chiến văn hóa vì con
người ở không gian hậu Xô - Viết sẽ vẫn chưa chấm dứt và truyền thông
Nga cũng như từ mọi quốc gia đều có trách nhiệm ở đây. (Xem
toàn bài)
Bài trước: MH-17
nghi vấn kẻ tội đồ
Thu gom xác nạn nhân...
đưa ra vệ đường...
lên xe tải...
ra xe lửa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét