Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán
quyết Tòa án Quốc tế
Phạm Quang Tuấn
Gần đây một số tác giả, trong đó có cả những luật sư, đã phân tích giá trị pháp lý của thư (hoặc công hàm hay công thư) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1958) dựa theo các nguyên tắc pháp lý quốc tế. Dĩ nhiên, biết những nguyên tắc luật pháp nào phải áp dụng là điều rất quan trọng, nhưng điều quan trọng chẳng kém là phải biết Tòa diễn giải và áp dụng những nguyên tắc đó ra sao. Bài này duyệt qua phán quyết của Tòa án Quốc tế về ba vụ án tranh chấp chủ quyền: đảo Pedra Branca, Đông Greenland và đền Preah Vihear.
Phạm Quang Tuấn
Gần đây một số tác giả, trong đó có cả những luật sư, đã phân tích giá trị pháp lý của thư (hoặc công hàm hay công thư) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1958) dựa theo các nguyên tắc pháp lý quốc tế. Dĩ nhiên, biết những nguyên tắc luật pháp nào phải áp dụng là điều rất quan trọng, nhưng điều quan trọng chẳng kém là phải biết Tòa diễn giải và áp dụng những nguyên tắc đó ra sao. Bài này duyệt qua phán quyết của Tòa án Quốc tế về ba vụ án tranh chấp chủ quyền: đảo Pedra Branca, Đông Greenland và đền Preah Vihear.
Ba phán quyết của Tòa án Quốc tế mà học giả Phạm Quang Tuấn trưng ra làm bằng chứng dưới đây có thể xem là ba thiết chứng chỉ rõ tác dụng phản trắc đắc lực của Công hàm/Công thư Phạm Văn Đồng nếu Việt Nam đem vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa ra trước Tòa án Quốc tế. Đọc xong không ai không thảng thốt đến nhói tim. Điều ông Giám đốc Minh triết Việt Nguyễn Khắc Mai nói cách đây ít lâu bỗng trở thành một ám ảnh ghê gớm: “Công hàm Phạm Văn Đồng là một tai họa cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc”, là “một công thư phản động”, “có tác hại phản quốc” (Xem ở đây). Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là “phản động”, “phản quốc” thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.Alexandre Soljenitsyne đã từng khẳng quyết: “Quốc tế – L’International – là một sai lầm, vì bản thân chữ “inter” có nghĩa là giữa và giữa các quốc gia không có một nền văn hóa chung nào cả” (L'international est une aberration, car “inter” signifie entre et entre les nations il n'y a aucune culture commune). Ngu dại thay những ai vì quá nôn nóng tìm đường cứu nước vào những năm 20-30 thế kỷ trước, đem tấm lòng nhiệt huyết băng vời sang Tàu sang Nga để chỉ mua lấy một sợi dây thừng về quấn chân dân tộc.Nhưng cho đến giờ phút này mà vị nào trong thế hệ cháu con những con người ngu dại kia còn cuồng tưởng rằng bè lũ Trung Nam Hải có thể cứu được thân phận “cùng hội cùng thuyền” về ý thức hệ, hay đúng hơn là quyền lợi ích kỷ cho phe đảng, thì không chỉ lú lẫn thôi đâu, mà chóng hay chầy nhất định sẽ phải chịu sự phán xét khắc nghiệt nhất của lịch sử. Quả như lời chí sĩ Phan Châu Trinh: “Gớm thay một lũ hồ tinh/Nương hơi dựa bóng tập tành đã quen”.
Nguyễn Huệ Chi
Vụ án Pedra Branca
Tóm tắt vụ án
Pedra
Branca, Middle Rocks và South Ledge là những đảo nhỏ nằm trong eo biển
Malacca giữa Singapore và Malaysia. Thế kỷ 19 trở về trước những đảo này
thuộc về vương quốc Johor, nay là một bang của Malaysia. Năm 1844 Johor
cho phép chính quyền thuộc địa Anh xây và sau đó liên tục cai quản một
hải đăng trên Pedra Branca. Năm 1979 Malaysia (quốc gia kế thừa Johor)
công bố một bản đồ vẽ nhóm đảo này nằm trong lãnh hải của mình.
Singapore (quốc gia kế thừa chính quyền thuộc địa Anh) phản đối. Hai
nước đưa ra Tòa án Quốc tế phân xử năm 2003. Tòa xử là Pedra Branca
thuộc về Singapore, Middle Rocks thuộc về Malaysia, còn South Ledge là
đảo chìm khi nước lên, nên theo luật biển chủ quyền sẽ tùy thuộc nằm
trong lãnh hải của nước nào (lãnh hải khu này chưa phân định xong).
Vụ án Đông Greenland
Tóm tắt vụ án
Đảo
Greenland được người Na Uy khám phá và định cư từ khoảng thế kỷ 10-11.
Từ 1380 tới 1814 Na Uy là một phần của Đan Mạch. Đan Mạch đã kiểm soát
Greenland và chủ quyền của Đan Mạch được một số nước khác ngầm công nhận
(acquiesce). Tuy nhiên, những cơ sở của Đan Mạch đều nằm ở Tây
Greenland và do đó Na Uy khi đã độc lập cho rằng Đan Mạch không có chủ
quyền ở Đông Greenland. Sau nhiều thương nghị không có kết quả, năm 1931
Đan Mạch đem vụ này ra Tòa Công lý Quốc tế Thường trực (Permanent Court
of International Justice), tiền thân của Tòa án Quốc tế. Năm 1933 Tòa
xử Đan Mạch được chủ quyền toàn đảo Greenland.
Tóm tắt vụ án
Preah
Vihear là một ngôi đền cổ nằm sát biên giới Thái Lan-Cambodia. Đền này
xây trên đỉnh một vách đá, cũng là đường phân thủy, chạy đại khái theo
hướng đông-tây, nhìn về phía nam (vùng thấp) là Cambodia, nhìn về phía
bắc (vùng cao) là Thái Lan.
Năm 1904, Thái Lan
và Pháp (đại diện thuộc địa Cambodia) ký một hiệp ước về biên giới, theo
đó thì sẽ dùng đường phân thủy làm biên giới ở khu vực này. Hai nước
thành lập một ủy ban liên hợp để xác định biên giới. Áp dụng nguyên tắc
đường phân thủy thì Preah Vihear thuộc Thái Lan. Tuy nhiên, năm 1907 sở
địa đồ Pháp trình ủy ban liên hợp biên giới một địa đồ theo đó thì đường
biên giới vẽ chệch về phía bắc đường phân thủy, khiến Preah Vihear nằm
trong lãnh thổ Cambodia. Việc đó gây tranh chấp và được đưa ra phân xử
tại Tòa án Quốc tế năm 1962. Tòa xử cho chủ quyền Preah Vihear thuộc về
Cambodia.
- Xem toàn bài
Bài cũ: Khởi Đầu Thảm Kịch Việt Nam
- Xem toàn bài
Bài cũ: Khởi Đầu Thảm Kịch Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét