Hiện tượng Lệ Rơi không phải tự dưng mà có, và cũng không dễ gì
với một chất giọng dưới mức trung bình lại được các tờ báo đồng loạt đưa
tin. Chính sự bế tắc, không thoát ra nổi số phận công cụ nên những tờ
báo Việt Nam mới tập trung khai thác những chủ đề lá cải để thu hút độc
giả.
Một thanh niên với giọng ca dưới cả mức trung bình nếu không muốn nói
thẳng ra là rất tệ, cùng với những thiết bị ghi hình đơn giản, anh đã
cho thâu lại tiếng hát của mình, sau đó upload lên trên Facebook cá
nhân.
Những clips của anh được đông đảo cư dân mạng truyền tải nhau. Người
thanh niên ấy lấy nghệ danh là: Lệ Rơi. Cư dân mạng truyền tải những bài
hát của chàng thanh niên này như là để giễu nhại một người với giọng
hát tầm thường nhưng lại thừa tự tin khi dám đưa ra cùng công chúng.
Thông tin về chàng thanh niên này đã được đông đảo những tờ báo chính
thống trong nước bâu sâu vào đưa tin, theo dõi những hoạt động của anh
trên Facebook, về tận nhà để có những bài viết về đời thường khiến anh
chàng này trở nên nổi tiếng.
Chưa dừng ở đó, một số tờ báo, như: Nông thôn ngày nay, Dân Việt lại cho
mở một buổi họp báo để giao lưu trực tuyến với khán giả. Hành động trên
đã khiến nhiều người thắc mắc, vì với một giọng ca tầm thường như vậy
sao báo chí lại có thể tung hô, bằng cách đưa tim rầm rộ, hình ảnh người
thanh niên chiếm hết hầu như các tờ báo trong nước.
Đó chính là sự nhố nhăng của một hệ thống báo chí công cụ khi mà sự bế
tắc trong việc tìm kiếm thông tin, đưa ra sự thật họ bèn tìm kiếm những
giá trị giải trí rẻ tiền mục đích là để thu hút độc giả.
Có thể rằng, bởi vì quá chán nghe những bản nhạc sắc máu, như: “Hồ chí
Minh đẹp nhất tên người” hay “bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” mà
trong đó có những ca từ nặng mùi giết chóc nên nhiều người, trong đó có
giới trẻ chuyển sang nghe giọng ca tầm thường của Lệ Rơi. Và, cũng có
thể những giọng ca như Lệ Rơi mới tẩy xóa, lấn át được mùi tử khí thoát
ra từ những bài nhạc đỏ. Nghe Lệ Rơi hát là phần nào chống lại những bản
nhạc đỏ mà ngày ngày chính quyền vẫn cho ra rả trên loa phóng thanh.
Giới trẻ truyền nhau câu “Nghe Lệ Rơi còn hơn nghe nhạc đỏ”.
Phải thẳng thắn mà nói rằng, báo chí Việt Nam phải cám ơn giàn khoan HD
981 của Trung Cộng cắm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vì nhờ
nó mà làng báo Việt Nam bớt đi rất nhiều phần lá cải để tập trung vào
việc thông tin đến độc giả những xung đột trên Biển Đông giữa Việt-Trung
ở trong tháng 5. Nhưng niềm vui chẳng được kéo dải, vào tháng 6, khi
những cấm đoán bắt đầu xuất hiện, làng báo công cụ lại quay về bản chất
của mình, lá cải như xưa. Việc rất nhiều báo đồng loạt khai thác chủ đề
về chàng Lệ Rơi, từ đời tư đến trên Facebook đã phần nào cho thấy sự bế
tắc của của những người hành nghề cầm bút ở trong nước.
Xã hội nào thì sản sinh ra những con
người đó. Hiện tượng Lệ Rơi không phải tự dưng mà có, và cũng không dễ
gì với một chất giọng dưới mức trung bình lại được các tờ báo đồng loạt
đưa tin. Chính sự bế tắc, không thoát ra nổi số phận công cụ nên những
tờ báo Việt Nam mới tập trung khai thác những chủ đề lá cải để thu hút
độc giả. Bên cạnh đó cũng tránh đi những trách phạt có thể đến khi dám
đưa tin những chủ đề nóng đang diễn ra trong xã hội.
Báo chí, truyền thông ở Việt Nam đang
lãng tránh đi chức phận của mình, đã không dám nói lên sự thật thì thôi,
đằng này lại còn làm hư, đầu độc độc giả bằng những thông tin lá cải,
những câu chuyện tầm phào. Đáng ngại hơn, phần đông những người đọc
những tin ấy lại là giới trẻ. Và báo chí đang đầu độc những người chủ
tương lai của đất nước bằng những câu chuyện rẻ tiền. Cho giới trẻ mơ
tưởng đến sự nổi tiếng mà chẳng cần tài năng.
Báo chí phần nào ngoài chức năng thông
tin đến công chúng, nó còn đảm đương cả nhiệm vụ giáo dục người dân,
thông qua những bài viết, báo chí giúp cho độc giả phân biệt được tốt -
xấu tập cho con người có những hành vi tốt. Không nhất thiết độc giả nào
cũng cần phải có học rộng, hiểu sâu nhưng mấu chốt là là phải biết yêu
cái đáng yêu và ghét cái đáng ghét. Thông qua câu chuyện chàng “ca sĩ”
Lệ Rơi, báo chí tạo thêm sự nhập nhằng giữa tốt-xấu, hay-dở khiến cho
người đọc trở nên mù mờ về khoảng cách của những giá trị trên.
Báo chí ở Việt Nam là công cụ của
chính quyền CSVN và phần nào những thông tin tầm xàm, lá cải mà báo chí
đang đưa nhan nhản trên khắp mặt báo chính là những thứ mà chính quyền
này đang muốn ru ngủ người dân. Họ muốn dân Việt mãi chìm sâu vào những
trò giải trí rẻ tiền mà quên đi thực trạng thối nát xã hội. (Người
quan sát)
Bài trước: Tuyên bố thành lập Hội nhà báo Độc lập VN
Bài trước: Tuyên bố thành lập Hội nhà báo Độc lập VN
Khi cái tên "Lệ Rơi" xuất hiện lần đầu tiên trên báo, tôi chỉ lướt sơ qua và có "click" vào đường dẫn để xem chàng trai trẻ này. Không quá ba câu nhạc, sau khi nghe anh Nguyễn Đức Hậu "líu ríu", tôi phì cười và bỏ qua. Không quan tâm và bình luận. Thanh niên mà! Vui thôi. Vậy cũng tốt cho một thú vui lành mạnh lại chẳng làm phiền hay xâm phạm đến ai, sau những giờ cực nhọc với lao động.
Trả lờiXóaHậu cũng chẳng phạm vào cái tội "gây rối trật tự công cộng" (với căn phòng riêng của anh) mà chế độ cộng sản đã phủ chụp cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh; trong khi hàng trăm đám ma inh ỏi và "quậy phá" ngay vào ban đêm thanh vắng, nó nhan nhản khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy "cơ quan chức năng" nào quan tâm!
Tôi ngầm cổ võ cho những thú vui đáng yêu và hiền lành như cái tên của chàng trai với sự im lặng của mình. Thậm chí, tôi đặt nhiều thiện cảm vào Hậu, qua cách nói chuyện mộc mạc và chơn chất - một kiểu tâm sự rất lâu rồi, khó tìm thấy trong xã hội cộng sản dối trá đến "muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh"
Tôi sẽ không viết gì về cái tên "Lệ Rơi" nếu như tôi không nhìn thấy báo Lao Động đăng ảnh một bảng quảng cáo, trong đó có mấy chữ "hiện tượng âm nhạc 2014". Trời ơi!
Tôi cảm thấy bị tổn thương. Không những thế, nó còn cả một sự sỉ nhục và sỉ vả vô cùng đau đớn cho những ai đang được coi là hành nghề liên quan đến âm nhạc. Chưa cần bàn luận nghiệp dư, chuyên nghiệp hoặc hay dở về chuyên môn.
Tôi, một người học nhạc với chuyên môn về thanh nhạc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, tôi đã bỏ ngang sau gần hai năm học. Tôi cần nói rõ như thế để lấy tư cách một người đã từng học chưa đến nơi đến chốn một bộ môn thuộc âm nhạc để biểu lộ sự phẫn nộ trước cái gọi là "ca sĩ" hay "hiện tượng âm nhạc" như thượng dẫn.
Tôi phẫn nộ cho cả Thầy - Cô đã dạy tôi và có thể chưa hề dạy tôi. Tôi phẫn nộ cho những Nghệ Sĩ đã khuất hay còn sống.
Không những thế, cái "băng rôn" đó như đang báng bổ vào ngay những ca sĩ mà không được giới chuyên môn đánh giá cao lắm, dù họ có lượng "fan" hâm mộ rất đông. Dù sao, ở góc độ nào đó, họ cũng xứng gọi là Ca Sĩ.
Một sự báng bổ tồi tệ nhất trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, từ trước đến nay tôi chưa từng thấy một thứ lố bịch nào hơn.
Tôi không lên án chàng trai Nguyễn Đức Hậu mà cực lực lên án những kẻ nào đang lợi dụng Hậu để kiếm tiền.
Tôi thương xót cho sự chơn chất của Hậu. "Cười trên sự đau khổ của người khác" đã là một tội ác. Hơn thế, trong trường hợp lợi dụng Hậu một cách bỉ ổi phải gọi là phi nhân.
Những kẻ đang lợi dụng Hậu kiếm tiền - khi tổ chức cái thứ gọi là "đêm duy nhất" - chúng là những tên đang giày xéo Âm Nhạc. Nó còn tồi tệ hơn rất nhiều lần nếu ai đó nghĩ đến kinh doanh.
Những kẻ đó đang "bề hội đồng" Âm Nhạc. Một thứ "hiếp dâm có thưởng"!
Chúng đang phỉ nhổ tận cùng/phỉ nhổ ngay chính giới "văn - nghệ sĩ XHCN".
Nhục nhã ê chề, khi bàn tay thô bạo của "những tên côn đồ cầm viết và cầm micro" đang hè nhau đẩy "tấm thân âm nhạc" lao xuống vực. Một cái chết oan khiên và tức tưởi như hàng ngàn cái chết, ngay cả nghĩa đen, của dân tộc Việt Nam, hiên tại. Có phải chỉ "con người xã hội chủ nghĩa" mới đủ táng tận lương tâm làm nên tội ác - một thứ tội ác hiển hiện hàng ngày, hàng giờ, trên hàng trăm lĩnh vực khác nhau?
Âm Nhạc cũng không thoát khỏi số phận bi đát! Hiếp xong và giết chết.
NGUYỄN NGỌC GIÀ
(Click tiêu đề xem toàn bài)