Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Vì sao Brazil không tiếp Nguyễn Phú Trọng vào giờ chót?

Thông báo chính thức của TTXVN về việc hủy chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Brazil do phía bạn gặp “khó khăn đột xuất” được dư luận đánh giá là không bình thường.
Về sự kiện có thể được coi là hy hữu này, “một nhà ngoại giao giấu tên” đã phát biểu với hãng tin  BBC rằng “đây là việc mà ông chưa thấy ‘trong mấy chục năm làm ngoại giao’ “.

Cư dân mạng thì sôi nổi bình luận với đa số ý kiến cho rằng Brazil là một nước tư bản nên có lẽ họ hủy chuyến thăm vì sợ những điều bác Trọng nói sẽ khuyến khích một phong trào cách mạng cánh tả ở đây lật đổ nhà nước tư bản hiện tại ở Brazil, nhất là sau khi bác Trọng nhà ta công kích chủ nghĩa tư bản và tuyên truyền về CNXH ở Cuba.

Tôi lại nghĩ khác.
Tổng thống Brazil hiện nay (là một phụ nữ) thuộc đảng Lao động thuộc cánh tả và cũng theo thiên hướng XHCN (*) nên vốn có cảm tình với các nhà lãnh đạo VN, có lẽ đấy là lý do họ có ý định mời ông Trọng thăm chính thức Brazil. Có thể thấy điều này qua những phát biểu của bà khi bà sang VN tham dự một số diễn đàn. Nếu bà Tổng thống này thuộc cánh hữu, thân tư bản thì họ đã chẳng mời ông Trọng từ trước. Vì thế theo tôi lý do họ ghét cộng sản nên nên hủy chuyến thăm của ông Trọng là không chính xác vì nếu ghét thì họ đã chẳng mời để rồi cuối cùng lại phải hủy cho mất công.
Nhưng có lẽ cũng chính vì họ có thiên hướng thân cộng sản nên họ phải hủy chuyến thăm này của ông Trọng. Điều này mới nghe có vẻ nghịch lý nhưng đặt trong bối cảnh nền chính trị đa đảng của Brazil thì điều này lại có lý. Người đưa ra nhận định này trộm  đoán rằng sau khi bác Trọng giảng về CNXH ở Cuba thì những người bạn cánh tả của bác ở Brazil, trong đó có bà Tổng thống, cảm thấy rất rủi ro cho vị thế cầm quyền của họ nếu chẳng may bác Trọng lại nói những điều tương tự tại Brazil.

Rủi ro này không phải đến từ các phong trào cánh tả vì chính bà Tổng thống và đảng cầm quyền là thuộc cánh tả rồi mà lại đến từ phe hữu đang nhăm nhe tìm mọi cách để đảng Lao động cầm quyền mất uy tín và việc mời một nhân vật có những phát biểu như thế sẽ là cái cớ để phe hữu công kích chính phủ hiện tại của bà tổng thống. Vì thế, dù có yêu mến ông Trọng đến mấy thì việc mời ông sang Brazil một cách chính thức và công khai theo nghi thức nhà nước ngay sau khi ông có những phát biểu ở Cuba, ở ngay sát nách Brazil, công kích về thể chế đa đảng sẽ làm cho chính phủ của bà mang tiếng và dễ bị phe đối lập săm soi và chỉ trích.

Khả năng này cũng chỉ là một phỏng đoán. Nhưng nếu đúng là như thế thì đây cũng là một bài học để đời cho nền ngoại giao XHCN của Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo ngày xưa của VN cũng là cộng sản nhưng họ chơi chiến thuật “giấu bài” khi cần thiết, nhất là trong ngoại giao khôn ngoan hơn nhiều so với các bác hiện nay.
(*) Nhấn vào đường link sau để xem lai lịch Tổng thống hiện nay của Brazil:

Cha mày có lú - còn chú nó khôn (tục ngữ)

Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo càng lớn. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn vào lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế…
Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính chất phản tiến bộ, phản nhân văn và không bền vững cả về kinh tế, xã hội và sinh thái của nó; như Mác đã từng nói, chủ nghĩa tư bản đang huỷ hoại chính ngay những nhân tố làm nên sự giàu có của nó là lao động và tài nguyên. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa…

Nữ tổng Bờ-ra-zin: Anh giai nổ khiếp quá... em kiếu.
 
 Chơi với "thằng đang dãy chết" này coi bộ ấm hơn anh ạ...
"Bộ Thương mại Brazil hôm 02/01 cho biết, thặng dư thương mại của nước này trong năm 2011 đã tăng vọt lên gần 30 tỷ USD, tăng 47,8% so với năm 2010. Đây cũng là mức tăng kỷ lục kể từ năm 2007. Tháng trước, quốc gia Nam Mỹ này đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 của Brazil tăng 26,8% so với năm 2010, đạt 256 tỷ đô la Mỹ, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 25,7% đạt 226 tỷ đô la.
Kim ngạch xuất khẩu của Brazil tăng mạnh nhờ giá cả và nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này như đậu nành, quặng sắt trên thị trường thế giới tăng cao.
Ngoài ra, các chính sách ưu đãi xuất khẩu cùng với sự tăng giá của đồng đô la so với đồng nội tệ Real cũng góp phần giúp thặng dư thương mại của Brazil lập kỷ lục trong năm qua."
Tiếp mấy thằng lú có ngày ăn cám thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips