Một cách bí ẩn, các "tàu ma" không thủy thủ đoàn đã dạt vào các khu vực bờ biển phía tây Nhật Bản.
Trong hơn hai tháng qua, đã có ít nhất 13 chiếc tàu gỗ như vậy, với hơn 20 thi thể đang phân hủy ở trên.
Người ta không biết gì nhiều về những con tàu này, nhưng các nhà điều tra đã tìm thấy một số bằng chứng về gốc gác của chúng.
Những 'tàu ma' này là gì?
Những 'tàu ma' này là gì?
Được gọi là 'tàu ma' bởi khi được phát hiện ra ở bờ biển phía tây
Nhật Bản, trên các tàu này trống rỗng hoặc chỉ có vài xác chết trên
boong. Chúng dạt vào dọc bờ biển từ tỉnh Fukui tới mũi phía nam của đảo
Hokkaido.
Toàn bộ các thi thể hoặc đang bị phân hủy, hoặc đã trơ
xương phần nào khi được tìm thấy, một chỉ dấu rõ ràng cho thấy những
người xấu số đã chết từ trước đó rất lâu.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên có các con tàu dạt vào bờ biển Nhật Bản hay vùng duyên hải viễn đông của Nga.
Lực
lượng tuần duyền Nhật nói với BBC rằng đã có 65 con tàu như vậy dạt vào
hồi năm ngoái, nhưng đợt mới nhất diễn ra với mức độ cao hơn mọi khi.
Từ đâu tới?
Chúng được cho là
các tàu cá Bắc Hàn, ra khơi đánh bắt cua bể, cá mực và cá răng chéo vào
thời điểm này trong năm. Các dấu hiệu đánh dấu trên ít nhất một con tàu
bằng tiếng Triều Tiên cho thấy nó thuộc về quân đội Bắc Hàn.
Ở Bắc Hàn, quân đội tham gia hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực đánh bắt cá và nhiều lĩnh vực khác.
Một đoạn vải rách bươm trông giống như một phần của lá cờ Bắc Hàn bay phất phơ trên một con tàu khác cũng cho manh mối tương tự.
Không ngạc nhiên gì, Bắc Hàn không bao giờ nói gì về việc họ có những chuyến tàu mất tích.
Tại sao những người trên tàu lại chết?
Không phải tàu nào cũng có xác người ở trên.
Giới
chức Nhật đang điều tra về nguyên nhân tử vong nhưng nói một số tử thi
đã bị phân hủy quá nặng nề, khiến không thể xác định được nguyên nhân
cái chết.
Hiện đang là mùa đông ở khu vực, và với lượng thức ăn ít
ỏi trên tàu thì chuyện phải đối mặt với sóng nước, với thời tiết xấu và
tình trạng đói khát cũng có thể là nguyên nhân.
Nhật thường cấm
các tàu bè Bắc Hàn cập bến nhưng cũng bỏ ngỏ cho các trường hợp đặc biệt
vì lý do nhân đạo, như cho tàu vào tránh bão.
Họ có phải là những người đào tẩu?
Một số người bình luận cho rằng nạn thanh trừng có thể là lý do đằng
sau, và đồn đoán rằng các thủy thủ có thể đã tìm cách bỏ chạy khỏi chế
độ Bắc Hàn.
Cũng đã có những tường thuật nói về việc kiểm soát gắt
gao hơn đối với khu vực biên giới Trung-Triều, là tuyến bỏ trốn phổ
biến nhất của người Bắc Hàn.
Thế nhưng nhiều người khác không thấy thuyết phục về cách giải thích này.
Tiến
sỹ John Nilsson-Wright, giám đốc Chương trình Á châu thuộc viện nghiên
cứu Chatham House nói với BBC rằng bên cạnh những mối liên hệ về văn hóa
và ngôn ngữ, thì "sẽ không hợp lý mấy nếu bỏ chạy sang Nhật. Nam Hàn
gần hơn nhiều nếu họ đi bằng thuyền."
Điều gì đã xảy ra với những con tàu giữa biển khơi?
Điều gì đã xảy ra với những con tàu giữa biển khơi?
Những con tàu gỗ đó khá là cũ kỹ, nặng nề và không có cả máy móc đủ hiện đại, đủ khỏe lẫn hệ thống định vị GPS.
Nếu
ra khơi quá xa, chúng sẽ bị mất phương hướng và khó chống chọi được với
dòng hải lưu, kể cả khi thủy thủ đoàn biết cần phải đi hướng nào, các
phân tích gia nói.
Điều này cũng lý giải được phần nào tình trạng xảy ra trên các con tàu bị dạt vào Nhật Bản.
Thời
tiết không phải là vấn đề gì, bởi Biển Nhật Bản tuy sóng dữ và thường
có gió lớn trong tháng Mười Một, nhưng Lực lượng Tuần duyên Nhật nói với
BBC rằng đó là những điều kiện bình thường ở vùng biển này.
Tại sao các ngư dân liều lĩnh ra khơi?
Tại sao các ngư dân liều lĩnh ra khơi?
Kim Ủn rất hài lòng trước một kho cá khô do quân đội dự trữ |
Một giả thuyết là giới lãnh đạo Bắc Hàn đòi họ phải đánh bắt được
nhiều hải sản, và họ bị buộc phải ra khơi để đạt được chỉ tiêu.
Truyền hình nhà nước chiếu cảnh ông Kim Jong-Un tại các cơ sở đánh bắt cá, hô hào đất nước hãy tăng sản lượng khai thác.
"Năng
suất nông nghiệp có vẻ tăng," Tiến sỹ Nilsson-Wright nói, cho thấy áp
lực phải tăng năng suất khiến người ta phải liều mình.
Điều khá
phổ biến tại Bắc Hàn là người lao động được giữ lại những phần sản phẩm
họ làm vượt chỉ tiêu nhà nước đặt ra. Hệ thống trên thực tế giống như tư
bản chủ nghĩa này đã giúp tăng hiệu quả lao động, giới phân tích nói.
Thế
nhưng nếu bạn đặc biệt nghèo, như tình trạng hiện thời của nhiều người
Bắc Hàn, thì "bạn sẽ làm bất kỳ thứ gì để cải thiện cho sự tồn tại của
mình," tiến sỹ Nilsson-Wright nói.
Và điều đó có thể giải thích
cho việc bất chấp những hiểm nguy ngoài biển, người ta vẫn ra khơi. "Có
thể đơn giản chỉ là họ đã kém may mắn."/(BBC-Bài
gốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét