Tập Cận Bình và tổng thống Zim-ba-bu-ê |
Kể từ ngày 1/1/2016, Zimbabwe sẽ chuyển sang dùng đồng Nhân dân tệ
của Trung Quốc trong các giao dịch. Để đổi lại, Bắc Kinh sẽ xóa món nợ
40 triệu USD cho quốc gia nghèo nhất châu Phi này.
Dân Zim múa đón Tập tại sân bay |
Ngày 22/12, Tổng thống Zimbabwe, Robert
Mugabe, thông báo như trên đồng thời khẳng định việc sử dụng đồng Nhân
dân tệ làm đồng tiền trao đổi sẽ tạo điều kiện cho việc bơm tiền mặt vào
thị trường và tạo đà tiến cho nền kinh tế đang bị khủng hoảng.
Trước đó Bộ trưởng Tài chính nước này,
ông Patrick Chinamasa, thông báo Bắc Kinh sẽ xóa món nợ đến kỳ hạn phải
trả trong năm 2015.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Zimbabwe, nước bị các đối
tác phương Tây tẩy chay vì vi phạm nhân quyền. Tổng thống Mugabe, 91
tuổi, cầm quyền từ năm 1980 đến nay, quyết định quay sang phương Đông.
Hồi đầu tháng 1/20152, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức
đến thăm Harare – sự kiện hiếm hoi tại quốc gia châu Phi này.
3 quả trứng 100 tỉ |
Kinh tế Zimbabwe bị rơi vào khủng hoảng từ 15 năm qua, và một cuộc cải
cách ruộng đất bị nhiều chỉ trích đã tác hại đến nông nghiệp, dẫn tới
siêu lạm phát và thất nghiệp tăng vọt.
Dân Zim thuộc vào loại giỏi số học nhất thế giới |
Năm 2009, Zimbabwe đã ngưng lưu hành đồng tiền của nước mình do đồng
tiền quốc gia đã trở nên vô dụng vì tình trạng siêu lạm phát lên đến 500
tỉ phần trăm. Nhiều ngoại tệ khác đã sử dụng để thay thế như đôla Mỹ,
đồng rand của Nam Phi.
Iraj Abedian, kinh tế trưởng Cơ quan tư vấn đầu tư Pan African
Investments and Research Service nhận xét, chưa có quốc gia nào sử dụng
đồng Nhân dân tệ làm đồng tiền giao dịch thứ nhì của đất nước. Đây là
thành công tiếp theo của Trung Quốc trong việc quốc tế hóa đồng Nhân dân
tệ.
Mới đây, ngày 1/12, Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) quyết định đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc
tế, sánh ngang cùng đôla Mỹ, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật.
Đây là lần đầu tiên các thành phần của
SDR thay đổi kể từ năm 1999, khi euro thay thế Mark Đức và Franc Pháp
trong rổ này. Quyết định của IMF cũng là một bước ngoặt lớn đối với vị
thế của đồng NDT trên thị trường tài chính quốc tế.
“Thêm NDT vào SDR là dấu hiệu rõ ràng
nhất cho thấy Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp
cải cách”- Giám đốc IMF nói.
Tuy nhiên, theo nhận xét của giới chuyên
môn, việc đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ quốc tế sẽ không thay đổi diện
mạo thị trường tài chính quốc tế vì đồng tiền của Trung Quốc hiện chỉ
chiếm một vị trí thứ yếu: đồng NDT chỉ chiếm 2,5% các giao dịch quốc tế,
trong khi yên Nhật chiếm 3%, euro chiếm 29% và USD là 43%.
-Petrotimes
Xem thêm: Chuyện vui về lạm phát
-Petrotimes
Xem thêm: Chuyện vui về lạm phát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét