Ngày 17/01/2014, hai ca sĩ nhóm nhạc
Nga Pussy Riot tới Singapore tham dự giải thưởng «Prudential Eye
Award», giải được trao cho các nghệ sĩ Châu Á. Họ được đề cử vì cuốn
băng video trình diễn «lời cầu nguyện theo điệu punk», phản đối Tổng
thống Nga Putin tại một thánh đường ở thủ đô Matxcơva, hồi tháng 2/2012.
Hai ca sĩ hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt
là để bảo vệ quyền của các tù nhân.
Nadezhda Tolokonnikova, 24 tuổi, (phải) và Maria Alyokhina, 25 tuổi (trái) tuyên
bố khi trở về Nga, họ sẽ yêu cầu xem xét lại bản án tù.
Cuộc biểu diễn chống Putin khiến hai nghệ sĩ trả phải trả giá bằng gần
hai năm tù đày, tuy nhiên, hai người đã nhận được nhiều ủng hộ của giới
nghệ sĩ, giới bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Trả lời phỏng
vấn AFP, ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova nói một cách châm biếm rằng một
phần nhờ ở án tù của chính quyền Nga, mà ban nhạc đã trở nên nổi tiếng
khắp hành tinh.
Hôm 12/12/2013, tòa án tối cao của Nga đã chỉ thị xem xét lại vụ án Pussy Riot. Theo tòa án cấp cao của Nga, tòa cấp dưới đã không đưa ra được các bằng chứng cho thấy cuộc trình diễn «lời cầu nguyện bằng nhạc punk» của hai phụ nữ nói trên xuất phát từ «nỗi hận thù chống lại một nhóm xã hội», như tội danh mà họ bị kết án.
Hai ca sĩ vừa được trả tự do theo lệnh ân xá mới đây của Tổng thống Putin, cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nhưng lần này tới tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách của nhóm nhạc. Nadezhda Tolokonnikova khẳng định sẽ họ tiếp tục các hoạt động chính trị với việc «thành lập một tổ chức phi chính phủ để bảo vệ quyền của các tù nhân».
Mùa hè năm ngoái, Festival phim độc lập Sundance (Mỹ), được coi là liên hoan phim độc lập lớn nhất thế giới, đã trao giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo cho bộ phim tài liệu Anh Quốc "Pussy Riot – A Punk Prayer" (dài 1 giờ 27 phút), do hai đạo diễn Maxim Pozdorovkin và Mike Lerner thực hiện. Pussy Riot đã trở thành một biểu tượng của các phong trào xã hội chống lại sự cai trị độc đoán tại nước Nga./Trọng Nghĩa/RFI
Hôm 12/12/2013, tòa án tối cao của Nga đã chỉ thị xem xét lại vụ án Pussy Riot. Theo tòa án cấp cao của Nga, tòa cấp dưới đã không đưa ra được các bằng chứng cho thấy cuộc trình diễn «lời cầu nguyện bằng nhạc punk» của hai phụ nữ nói trên xuất phát từ «nỗi hận thù chống lại một nhóm xã hội», như tội danh mà họ bị kết án.
Hai ca sĩ vừa được trả tự do theo lệnh ân xá mới đây của Tổng thống Putin, cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nhưng lần này tới tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách của nhóm nhạc. Nadezhda Tolokonnikova khẳng định sẽ họ tiếp tục các hoạt động chính trị với việc «thành lập một tổ chức phi chính phủ để bảo vệ quyền của các tù nhân».
Mùa hè năm ngoái, Festival phim độc lập Sundance (Mỹ), được coi là liên hoan phim độc lập lớn nhất thế giới, đã trao giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo cho bộ phim tài liệu Anh Quốc "Pussy Riot – A Punk Prayer" (dài 1 giờ 27 phút), do hai đạo diễn Maxim Pozdorovkin và Mike Lerner thực hiện. Pussy Riot đã trở thành một biểu tượng của các phong trào xã hội chống lại sự cai trị độc đoán tại nước Nga./Trọng Nghĩa/RFI
2 nữ ca sĩ tại Singapore
Hơn tháng trước 2 cô cũng chụp chung trước điện Cẩm Linh trong bộ áo tù
Hai thành viên ban nhạc Pussy Riot đã bị bắt trong một thời gian ngắn hôm Thứ Ba tại Sochi, nơi Thế Vận Hội Mùa Ðông đang diễn ra, vì bị “tình nghi ăn cắp,” theo một bản tin của đài truyền hình CNN.
Trả lờiXóaAn ninh của Nga bắt giữ hai ca sĩ Maria Alyokhina và Nadezhda Tolokonnikova sau khi tình nghi hai người này ăn cắp tại một khách sạn.
Sau đó, cả hai ca sĩ này đều được thả.
Cảnh sát nói qua một thông cáo báo chí rằng: “Chúng tôi đã hoàn tất khám xét khách sạn Adler vì có người bị mất cắp, tuy nhiên, không có ai bị giam giữ cả.”
Theo ông Petr Verzilov, chồng của ca sĩ Maria Alyokhina, trong lúc hai nữ ca sĩ này gặp gỡ báo giới thì cảnh sát đến bắt họ.
Ông kể với các nhà báo rằng hai ca sĩ này bị đè xuống đất, bị đánh, khi họ từ chối trả lời thẩm vấn của cảnh sát trong khi chờ đợi luật sư của họ đến sở cảnh sát.
Ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova tweet cho các ủng hộ viên của cô biết như sau: “Tôi bị đánh ngay trên sàn nhà sở cảnh sát, ngay trung tâm thành phố Sochi.”
Nhóm nhạc Pussy Riot từng hát trong một nhà thờ Chính Thống Giáo ở Moscow, những bài hát chỉ trích Tổng Thống Vladimir Putin. Sau đó, họ bị cảnh sát Nga bắt vì bị tố cáo tội “vi phạm thuần phong mỹ tục” và bị kết án một số năm tù.