Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Hun Sen nhìn đời bằng con mắt chột

Ít nhất ba người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau khi cảnh sát Campuchia nổ súng vào các công nhân dệt may đang tham gia biểu tình tại thủ đô Phnom Penh.
Vụ nổ súng xảy ra vào sáng ngày 3/1, sau khi nhiều công nhân dựng rào chắn trên một con đường ở phía Nam thủ đô và đụng độ với lực lượng cảnh sát, các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết.

Những công nhân này đã biểu tình để yêu cầu được nâng mức lương cơ bản lên 160 đôla/tháng.
Campuchia có khoảng 500.000 công nhân dệt may, ngành công nghiệp vốn là một trong những nguồn thu nhập chính của nước này.
Ông Chan Soveth, một nhà hoạt động từ tổ chức nhân quyền Adhoc, nói với hãng thông tấn AFP rằng lực lượng an ninh đã "dùng súng và những thứ khác để đàn áp người biểu tình".
Trong khi đó, phát ngôn viên cảnh sát, ông Kheng Tito nói với AFP rằng lực lượng này đã tiến hành trấn áp người biểu tình sau khi chín nhân viên của họ bị thương trong các vụ đụng độ.
Ông này cũng cho biết hai người biểu tình đã bị bắt giữ. (BBC/vietnamese)
 Một người đàn ông bị thương bên ngoài nhà máy may Yakjin, Phnom Penh hôm qua 2/1
 Lực lượng quân đội tinh nhuệ của Hun Sen xung trận với công nhân May bằng ná hôm thứ năm 2/1
Ngày 29/12/2013, hơn 1 triệu người dân Cam-pu-chia đã biểu tình đòi Độc nhãn, độc tài Hun Sen từ chức.
Nhìn đời qua con mắt chột nên Hun Sen vẫn chưa thấy... quan tài.
Tham khảo thêm: Người ta thấy gì từ Nam Vang

4 nhận xét:

  1. Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 26-28/12/2013, cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong người cách đây hơn 1 năm từng nhiệt liệt ủng hộ đường lưỡi bò Trung Quốc trên biển Đông, lúc đó Hun Sen giả vờ câm điếc. Tại Hà Nội, sau nhiều năm “hương lạnh, khói tàn”, Hun Sen đột ngột đến tận nhà riêng thăm thủ trưởng Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh, sau đó ông cùng bộ sậu dành 1 tiếng ở Hội trường 37 (thuộc VP Chính phủ) để gặp gỡ và cho tiền 700 cố vấn, cán bộ cao cấp từng chiến đấu tại Campuchia. Mỗi cố vấn, chuyên gia, cán bộ có mặt trong cuộc gặp được Hun Sen phát cho 200 USD (bằng gần 3 tháng lương của 1 công nhân Campuchia) với danh nghĩa cá nhân. Giữa lúc này, hàng trăm nghìn người dân Campuchia đang biểu tình rầm rộ tại Phnom Penh, cáo buộc Hun Sen tham nhũng và gian lận bầu cử.
    Tại Campuchia, người thân của Hun Sen nắm toàn bộ các tập đoàn kinh tế hàng đầu quốc gia, trong đó có nhiều tập đoàn dệt may, khai thác khoáng sản, vận tải, chế biến, khai thác gỗ, ngân hàng. Hun Sen cũng đang cấy con trai và con gái vào các vị trí chủ chốt trong quân đội, cảnh sát và chính quyền. Ông còn từng thề sẽ tìm mọi cách giữ ghế Thủ tướng đến năm 80 tuổi (kiểu như cống hiến đến hơi thở cuối cùng).
    Sau chuyến thăm Việt Nam, Hun Sen cử con rối Hor Namhong đi ngay Bắc Kinh kịp diễn vở khác. Gần đây, Trung Quốc rất hài lòng với quan điểm của Campuchia về đường 9 đoạn và hào phóng cấp cho nước này nhiều khoản vay. Ngày 2/1/2014, Lý Khắc Cường đã tiếp, khen ngợi về đóng góp của cá nhân Hor đối với Trung Quốc. Trước đây, Hor đã từng phục vụ Pol Pot một thời gian và có công giết hại nhiều người. Với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Hun Sen, Hor đã kịp đưa 2 con của mình ra nước ngoài làm đại sứ: Hor Nambora làm đại sứ tại Anh quốc và Hor Monirath làm đại sứ tại Nhật Bản.
    Hun Sen từ Hà Nội về thì biểu tình chống Thủ tướng bùng phát dữ dội ở Thủ đô của Campuchia. Khi Phó Thủ tướng Hor còn đang ở Bắc Kinh thì sáng nay 3/1/2014, cảnh sát đã bắn trực tiếp vào đoàn biểu tình của công nhân dệt may làm 3 người chết tại chỗ (có thông tin nói 4 người chết). Ngay chiều nay, hàng trăm nghìn người đã biểu tình rầm rộ tại Thủ đô Phnom Penh kêu gọi để tang nhiều ngày 3 người bị cảnh sát giết hại. Quốc vương Sihamoni bối rối. Thủ đô của Cambodia gần như tê liệt, các tuyến đường chính bị phong tỏa. Người biểu tình còn kêu gọi bầu cử lại do kết quả bị Hun Sen gian lận, và điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan Thủ tướng Hun Sen, các quan chức thân cận và gia đình lên đến hàng chục tỉ USD. Nhiều biểu ngữ công khai yêu cầu Hun Sen phải từ chức. Trên thực tế, ngày càng nhiều người dân Cambodia chán ngán chế độ gia đình trị của Hun Sen và muốn ông này ra đi, đảng của ông này nhường quyền cho đảng khác trong một tiến trình dân chủ, hợp hiến.
    Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin lại tất tả sang “thăm” Việt Nam từ 4/1/2014 dưới danh nghĩa dự kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày giải phóng Campuchia 7/1/1979 – 7/1/2014. Câu chuyện nghe đã rất không bình thường. Lẽ ra lễ kỷ niệm này phải được Campuchia tổ chức trọng thể tại Phnom Penh và mời các “thủ trưởng” Việt Nam tham dự mới đúng. Thực tế này cho thấy, tình hình Campuchia đã rất nguy ngập đối với chế độ gia đình trị Hun Sen. Một số nhà quan sát lo ngại Hun Sen có thể sẽ trở thành một Mubarak, Gadafi nữa. Các “chuyến thăm” của nhiều quan chức hàng đầu Campuchia (tới Việt Nam và Trung Quốc) dày đặc gần đây càng chứng tỏ điều đó và khả năng Hun Sen lại phải chạy sang Việt Nam nương thân lần 2 (Hun Sen chạy sang Việt Nam lần 1 năm 1977) có thể xảy ra. Tuy nhiên, liệu Việt Nam còn dám chứa chấp Hun Sen lần nữa hay không thì lại là một câu chuyện khác.
    CẦU NHẬT TÂN

    Trả lờiXóa
  2. Bạn đọc tự hỏi, tại sao Thủ tướng Hun Sen lại sang thăm Việt Nam tới 3 ngày trong khi hàng chục ngàn người biểu tình ở Phnom Penh đang đòi ông từ chức. Câu trả lời đơn giản, Hun Sen đang cần Việt Nam trong lúc này.
    Thái Lan là kẻ thù của Campuchia, cho dù ai lên nắm quyền, cũng chẳng có ý định sang Bangkok nhờ dân áo đỏ hay áo vàng biểu tình hộ.
    Hun Sen không thể sang Bắc Kinh cầu viện, bởi thủ lĩnh đảng đối lập là Sam Rainsy, người luôn gọi người Việt là yuon (Duôn) để tỏ ý khinh bỉ người Việt, có Trung Quốc chống lưng, dù Hun Sen từng sang Trung Nam Hải rất nhiều lần.
    Ông Rainsy bị kết án hai năm tù hồi 2010 vì tội dỡ cột mốc biên giới với Việt Nam, rồi trước đó bị án tù 10 năm vì dám chống Hun Sen.
    Rainsy từng nói, tất cả các đảo tranh chấp trên biển Đông đều là của Trung Quốc, “Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh.”
    Hay Rainsy mạnh mẽ hơn ““Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi.”
    Khó mà tin nghị trình chuyến thăm được hoạch định từ hàng năm, bởi quan hệ hai quốc gia trở nên lạnh nhạt sau hội nghị ASEAN lần thứ 45 tại Campuchia (7-2012) với thất bại nặng về ngoại giao cho Việt Nam và Philippines khi không ra được thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng, một việc chưa có tiền lệ.
    Có nhà ngoại giao nói rằng, Trung Quốc đã mua chiếc ghế Chủ tịch ASEAN cho Campuchia, chỉ cần phá hội nghị lần đó là coi như thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không hiểu đoàn của Thủ tướng Hun Sen tới Hà Nội tuần trước có Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
      Vị này từng thách thức ASEAN rằng, Campuchia cương quyết cho rằng, bất kỳ việc đề cập nào tới bãi Scarborough, đang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, là tương đương với việc thiên vị trong tranh chấp và sẽ làm suy yếu nguyên tắc trung lập của ASEAN.
      Ông còn dọa “Nếu chúng ta không thể đồng ý về câu từ thì sẽ không đưa ra tuyên bố nào hết.” Nói là làm, Hor Namhong từ chối không ký và bỏ thẳng ra ngoài. Bộ trưởng Phạm Bình Minh và đoàn Việt Nam chắc phải tái mặt khi nghe chủ nhà phủi bụi vào mặt như vậy.
      Bàn cờ Campuchia (Miên), Việt Nam, Trung Quốc là như thế. Người Miên đang chơi mấy nước cờ quen thuộc.
      Rainsy đang dí tốt trên đường phố với mấy chục ngàn người biểu tình, gây sức ép rất lớn lên đảng của Hunsen.
      Trung Quốc dùng con ngựa thành tờ roa là Campuchia, đâm hông Việt Nam dùng đất Miên và bauxite Tây Nguyên. Phía đông đã có biển Đông và lực lượng hải quân gấp nhiều lần Việt Nam. Phía bắc là hàng hóa, nhập siêu và trăm mưu ngàn kế khác.
      Hun Sen còn mỗi con bài Việt Nam “tình hữu nghị quốc tế vô sản”. Mang theo vài trăm phong bì, mỗi cái đựng 200 đô la Mỹ, Thủ tướng tặng cho các cựu binh Việt từng đổ máu trên chiến trường Miên mấy chục năm trước. Ca ngợi hết lời bằng tiếng Việt, cuộc gặp kéo dài mấy tiếng liền. Giá mà ông làm thường xuyên thì đâu đến nỗi.
      Không hiểu có ai trong hội trường đứng lên hỏi cái bằng PTS mà Việt Nam cấp cho ông còn trong túi áo ngực hay đã xé và cho vào sọt rác như người ta đồn thổi.
      Campuchia là quốc gia bé kẹt giữa Thái Lan và Việt Nam. Các chính khách Campuchia được cho là theo văn hóa Pháp vì hầu hết du học bên Pháp, giống như Quốc vương Sihanouk. Kiến trúc Phnom Penh đặc Pháp dù ngày nay người Hoa và Việt khá đông.
      Ngày xưa, Quốc vương Sihanouk đi chữa bệnh bên Bắc Kinh, thỉnh thoảng có ghé thăm Hà Nội. Các quan chức cao cấp khác cũng vậy. Lúc thì chơi với người Hoa, khi sang thăm hàng xóm Việt, dù trong lòng có người vẫn thầm gọi Duôn.
      Nhìn mấy chục ngàn dân Miên biểu tình trên đường phố, người Mỹ và phương Tây sẽ mừng thầm. Rainsy hay Hun Sen có cầm quyền cũng không thể bỏ qua tiến trình dân chủ này.
      Người Trung Quốc cũng chẳng vui vì họ sợ kiểu dân chủ, biểu tình thay đổi chính phủ. Người Việt chẳng biết nghĩ gì.
      Tuy thế, dân Campuchia được hưởng lợi. Sự có mặt của họ trên đường phố đã dạy cho Hun Sen và phe cánh một bài học đơn giản, tiếp tục thiếu minh bạch, ăn cắp và lạm quyền, sẽ khó tránh đòn trừng phạt. Nếu chính quyền trong sạch thì có đến 100 Rainsy cũng chẳng ai theo.
      Ukraine trong cơn nguy khốn vì hàng trăm ngàn người biểu tình đã có Putin giơ 15 tỷ đô la giúp mà chưa chắc đã giữ nổi chính quyền. Hỏi rằng Hun Sen có tìm được người bạn nào cứu với gói hỗ trợ hàng tỷ USD như trên.
      Lãnh đạo quốc gia nên sống cho đàng hoàng, kẻo một ngày chạy đi tìm đồng minh, thân ốc chắc mang nổi mình ốc, nói chi cưu mang ai. Thời toàn cầu hóa, tỵ nạn vì ăn cắp hơi bị khó.
      Còn chơi cờ kiểu quẩn như người Miên có ngày mất cả nước.
      HIỆU MINH

      Xóa
  3. Thủ tướng Cam Bốt chọn biện pháp mạnh để trấn áp phong trào phản kháng. Theo Le Monde, thủ tướng Hun Sen đứng trước tình huống mới: trong cuộc tranh đấu đòi quyền sống, đòi công bằng xã hội và xây dựng một chế độ trong sạch, lực lượng công nhân đã đoàn kết với đối lập chính trị, thành quả 20 năm nỗ lực kiên trì của lãnh đạo đối lập Sam Rainsy.
    Cảnh sát bắn vào công nhân may mặc giết chết 4 người, lãnh đạo đối lập Sam Rainsy bị tòa án triệu mời, quyền biểu tình bị ngăn cấm. Trên đây là diễn biến tình hình tại xứ chúa Tháp từ thứ Sáu vừa qua được nhật báo độc lập Le Monde tường thuật và phân tích ở trang quốc tế:
    Theo Le Monde, tình hình cam Bốt đã căng thẳng từ sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7/2013. Đảng Nhân Dân của ông Hun Sen đã bị xói mòn sau ba thập kỷ cầm quyền, mất 22 ghế dân biểu, nhưng vẫn giữ được đa số 68 so với 55 dân biểu đối lập.
    Đảng Cứu Nguy Dân Tộc tố cáo chính quyền Hun Sen gian lận, sửa đổi kết quả. Hệ quả là đối lập tẩy chay Quốc hội, đòi bầu cử lại. Những cuộc biểu tình khổng lồ trong những ngày qua có thể báo hiệu “thời hoàng hôn” của Hun Sen. Viên sĩ quan Khmer Đỏ ly khai, theo chân quân đội Việt Nam trở lại Phnom Penh năm 1979, trở thành lãnh đạo một chế độ càng ngày càng bị dân chúng lăng mạ, nguyền rủa.
    Được bảo vệ bằng một lực lượng an ninh riêng, nắm quân đội và cảnh sát trong tay, nhưng thủ tướng Cam Bốt bị dân tố cáo “đứng đầu một hệ thống dã thú ăn hại” trong đó lợi nhuận kinh tế lọt vào túi tham của những nhóm lợi ích.
    Trong cuộc tuần hành hôm thứ bảy tuần trước, biểu ngữ ”Hun Sen giàu lên, Dân càng nghèo đi” có lẽ đã mô tả được thực trạng nước Cam Bốt : bề mặt hào nhoáng của thủ đô không che giấu được sự thật một phần ba trẻ em Kampuchia thiếu ăn và còn hơn một phần tư dân số chưa có điện.
    Thật ra, theo nhật báo độc lập Pháp, thì chế độ Hun Sen không phải là hoàn toàn tệ hại và còn tốt hơn nhiều so với chính quyền Việt Nam. Tuy ông độc đoán nhưng bầu cử đa đảng và quyền tự do ngôn luận không bị cấm triệt để. Hun Sen chỉ dùng biện pháp mạnh sau khi để cho đối lập tự do biểu tình suốt mấy tháng trời, chuyện không thể tưởng tượng có thể xảy ra ở Việt Nam.
    Tại sao Hun Sen thay đổi thái độ? Theo phân tích của Le Monde, đó là do tình hình Cam Bốt có diễn biến mới: liên minh đối lập chính trị và lực lượng công đoàn liên minh tranh đấu. Phong trào công nhân may mặc là một tập thể 650 ngàn lao động đang tranh đấu đòi tăng lương từ 80 đôla lên 160 đôla mỗi tháng.
    Lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã thấy rõ sức mạnh của công nhân lao động là yếu tố quyết định trong cuộc tranh đấu chính trị chống Hun Sen. Từ năm 1990, ông đã tổ chức các nghiệp đoàn lao động độc lập với công đoàn do nhà nước chỉ đạo.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips