Đến hẹn lại lên, đoảng ta lại ra rả điệp khúc "Kê khai..."
Một bài báo tuy cũ nhưng vẫn hôi hổi tính thời sự về việc này:
Tham nhũng và công khai tài sản.
Một bài báo tuy cũ nhưng vẫn hôi hổi tính thời sự về việc này:
Tham nhũng và công khai tài sản.
(VietQ.vn) - Việc công
khai tài sản của cán bộ Nhà nước là một trong những biện pháp nhằm minh
bạch thu nhập, minh bạch tài sản nhằm hạn chế, ngăn chặn tham nhũng ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
Chẳng hạn như ở Mỹ, hồi tháng 5 vừa qua Nhà trắng đã công bố bản kê khai tài sản của Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama năm 2011 có trị giá khoảng 2,6 – 8,3 triệu USD. Bản kê khai cũng chỉ ra phần lớn số tiền mà ông Obama có được hiện nay là nhờ vào nguồn thu từ việc phát hành cuốn sách “Dreams From My Father”.
Chẳng hạn như ở Mỹ, hồi tháng 5 vừa qua Nhà trắng đã công bố bản kê khai tài sản của Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama năm 2011 có trị giá khoảng 2,6 – 8,3 triệu USD. Bản kê khai cũng chỉ ra phần lớn số tiền mà ông Obama có được hiện nay là nhờ vào nguồn thu từ việc phát hành cuốn sách “Dreams From My Father”.
Những ngày qua dư luận trong nước xôn xao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công bố ông có một ngôi nhà nhỏ 51m2. Và từ đó người dân đặt ra câu hỏi việc công khai tài sản của các vị lãnh đạo ở nước ta đã được làm chưa, làm như thế nào và cần phải thực hiện ra sao trong thời gian tới?
Thực
ra, ở Việt Nam hiện nay cũng có các quy định về quản lý cán bộ công
chức liên quan đến việc kê khai, nhưng lại chưa cho công khai tài sản đó
ra công chúng để người dân được biết. Tài sản của cán bộ công chức được
kê khai xong, rồi anh em đồng nghiệp, thủ trưởng với nhân viên xem với
nhau, được xếp gọn gàng vào các tủ đựng hồ sơ.
Kê khai mà lại không công khai thì việc kê khai cũng trở nên rất ít ý nghĩa, bởi lẽ có công khai, có mổ xẻ tài sản được kê khai ấy ra thì mới biết được việc kê khai trung thực hay gian dối, đầy đủ hay chiếu lệ. Còn việc kê khai chỉ làm qua loa, chiếu lệ cho có, chỉ ghi những tài sản không thể dấu diếm thì làm sao có thể dùng các con số đó để đánh giá mức độ giàu có hay nghèo đói của một quan chức.Người ta nói nhiều đến việc cán bộ công chức lương thấp nhưng ai cũng có nhà cao, xe đẹp, mức sống bao giờ cũng vượt trội, ngồi lên trên mức sống của hầu hết bộ phận nhân dân lao động. Không ít người nghĩ rằng những tài sản bất thường đó là từ tiêu cực, tham nhũng mà có. Thế nhưng nếu hoàn toàn chắc chắn như thế cũng có thể oan cho một số cán bộ công chức giàu có nhờ những nguồn thu nhập hợp pháp mà gia đình họ có được. Điều đó càng đặt ra vấn đề phải công khai nếu không lại rơi vào tình trạng cào bằng, đánh đồng tất cả cán bộ công chức đều tham nhũng là không đúng.
Hiện chúng ta đang chuẩn bị sửa Luật phòng chống tham nhũng, vấn đề kê khai và công khai tài sản lại được xới lên, nhưng liệu sẽ xới lên được đến mức nào? Dư luận cho rằng cần mạnh mẽ trong vấn đề minh bạch tài sản của cán bộ công chức, bởi nếu làm được thể không những góp phần đẩy lùi tham nhũng mà còn làm cho dân tin rằng không phải cứ cán bộ công chức giàu có là nhờ vào tham nhũng.
Theo đó, phải quy định rõ việc kê khai tài sản phải được thực hiện bởi ai, lúc nào, phải được công khai ở đâu, quy trình cung cấp thông tin về tài sản ra sao... để mọi người dân nếu cần có thể biết được “công bộc” của họ có bao nhiêu tài sản, tài sản do đâu mà có.
Từ thông tin về một căn nhà nhỏ của Chủ tịch nước, người dân mong muốn có nhiều hơn nữa những thông tin về tài sản của những người mà họ bầu lên để đại diện cho quyền lợi của mình. Mong muốn đó là chính đáng, và nếu thực sự làm thì sẽ có thể làm chứ không khó khăn gì nhiều khi bắt tay vào sửa Luật phòng chống tham nhũng trong kỳ họp Quốc hội được khai mạc vào ngày mai (Lê Cao)
Công khai tài sản - dám không mấy ông?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét