Bên Thắng Cuộc - Tập 2: Quyền Bính - Chương XVII: Tam quyền không phân lập
Tác giả: Huy Đức
"BỎ ĐIỀU 4 LÀ TỰ SÁT"
Tác giả: Huy Đức
"BỎ ĐIỀU 4 LÀ TỰ SÁT"
Trong chế độ cộng sản, cho dù bộ máy nhà nước tổ chức
theo lý thuyết nào thì quyền lực cũng chỉ tập trung
vào một
nơi: Đảng.
Ngày 10-9-1980, khi phát biểu trước phiên họp “xem
xét
bản dự thảo hiến pháp” của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IV, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Đảng cầm quyền
phải biết sử dụng Nhà nước, coi đó là một công cụ
hùng
mạnh và sắc bén để thực hiện quyền làm chủ thực sự của
nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng trên quy mô toàn xã
hội” (401). Trong hai mệnh đề mà ông Lê Duẩn đề cập,
nếu như
quyền làm chủ thực sự của nhân dân là rất mông lung
thì sự
lãnh đạo của Đảng quả thực là đã ngự trị trên “quy
mô toàn
xã hội”.
“Công lao” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu được ghi
“Công lao” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu được ghi
trong hiến pháp từ năm 1959 (402). Lời nói đầu của
Hiến pháp
1980 nói thêm: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam
cần có một bản hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến
pháp của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả
nước”.
Điều 4, Hiến pháp 1980, ghi: “Đảng Cộng sản Việt
Nam, đội
tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp
công
nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác -
Lênin,
là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã
hội; là
nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam”.
(Ảnh trên: Lê Duẩn Bí thư thứ nhất BCHTƯ đọc điếu văn tại lễ
truy điệu Hồ Chí Minh 9.9.1969 - Hình ảnh trong bài do BT Blog sưu tầm)
Tuy không dịch nguyên văn, nhưng theo ông
Nguyễn Đình Lộc, Điều 4 Hiến pháp 1980 được mô phỏng
từ
Điều 6 Hiến pháp 1977 của Liên Xô.
(Ảnh trên: Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc, tháng 2/2013)
(Ảnh trên: Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc, tháng 2/2013)
Ngày 12-12-1980, khi báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch
Ủy ban Dự thảo hiến pháp Trường Chinh (trên) giải thích về
vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ông: “Nhà
nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
chuyên
chính vô sản… Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ có thể
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình dưới sự lãnh đạo
của
Đảng của giai cấp công nhân” (403).
Báo cáo của ông Trường Chinh nói tiếp: “Vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận
Báo cáo của ông Trường Chinh nói tiếp: “Vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận
với tinh thần và lời văn trang trọng như vậy là rất
có ý
nghĩa. Với Điều 4, Dự thảo Hiến pháp khẳng định công
lao
to lớn của Đảng ta…; thể hiện tình cảm sâu đậm của
nhân
dân cả nước đối với Đảng và đáp ứng yêu cầu tăng cường
sự
lãnh đạo toàn diện của Đảng trong tình hình mới” (404).
Trước đó, ngày 10-9-1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn định
Trước đó, ngày 10-9-1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn định
nghĩa: “Nhà nước chuyên chính vô sản là nơi biểu hiện
tập
trung sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ tập thể
của
nhân dân lao động” (405). Trên thực tế, đây là một
giai đoạn mà
các hoạt động của Đảng là bao trùm. Suốt cả nhiệm kỳ,
Quốc hội khóa VII không ban hành bất cứ đạo luật nào
trừ
Hiến pháp 1980. Đất nước chủ yếu vận hành theo các
chỉ
thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 25, khóa III, ông Lê Duẩn đưa ra
Tại Hội nghị Trung ương 25, khóa III, ông Lê Duẩn đưa ra
mô hình chính trị: “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một.
Ở trung ương, thủ tướng là của Nhà nước, đồng thời
là của
Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng cũng thế…
Nhà
nước làm là Đảng làm. Ví dụ, Đảng làm thủy lợi qua bộ
trưởng Thủy lợi, qua Bộ Thủy lợi chứ không qua một tổ
chức
khác” (406).
Phan Lương Cầm - Trịnh Công Sơn - Võ Văn Kiệt |
Trong thời gian “Đảng và Nhà nước dính nhau làm
một”(1976-1986) này, một khối lượng lớn chỉ thị, nghị
quyết đã được Đảng ban hành. Các văn kiện Đảng đã trở
thành những văn bản có tính quy phạm, trực tiếp điều
chỉnh
mọi hành vi chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội.
Thậm
chí, giấy đăng ký kết hôn giữa ông Võ Văn Kiệt và bà
Phan
Lương Cầm lập năm 1984 cũng do Ban Tài chính Quản trị
Trung ương cấp. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng
trong
giai đoạn này gần như đều có một sự nghiệp chính trị
trọn
đời: Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều từ trần
khi
đang tại chức. Vai trò của Đảng cũng như của các nhà
lãnh
đạo trong hệ thống chính trị bắt đầu được điều chỉnh
dần kể
từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) (407).
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Hội nghị toàn quốc
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Hội nghị toàn quốc
về hội đồng nhân dân vào tháng 2-1992 từng phát biểu:
“Nhiều nơi, tổ chức Đảng đã tự biến mình thành nhà
nước,
thậm chí siêu nhà nước” (408). Luật pháp mà các công
cụ nhà
nước thông qua thường chỉ là “thể chế hóa đường lối,
nghị
quyết của Đảng”.
Đặc biệt, Đảng nắm gần như tuyệt đối công tác cán bộ ở
Đặc biệt, Đảng nắm gần như tuyệt đối công tác cán bộ ở
cả ba ngành quyền lực. Lá phiếu của người dân trong
các kỳ
bầu cử chỉ là xác nhận những người được Đảng ghi tên
trong
danh sách phiếu bầu. Đảng không chỉ kiểm soát Quốc hội
thông qua con số hơn 90% đại biểu là đảng viên. Ngay
cả
những đại biểu Quốc hội không phải đảng viên cũng phải
là
người của Đảng. Quy trình giới thiệu, hiệp thương,
cho đến
lấy ý kiến cử tri nơi ở và nơi công tác đều do các cấp
ủy
Đảng chi phối, kể cả những ứng cử viên gọi là “tự ứng
cử” (409).
Ở cấp quốc gia, việc bỏ phiếu ở Quốc hội bầu các chức
danh nhà nước chỉ là vấn đề thủ tục. Theo quy trình
cán bộ
của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định các chức
danh chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng,
chánh án
Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao; Bộ
Chính
trị quyết định các chức danh phó thủ tướng, phó chủ
tịch
nước, phó chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng; Ban Bí
thư
quyết định các chức vụ tương đương thứ trưởng. Bộ
Chính
trị cũng đồng thời quyết định nhân sự cấp bí thư, chủ
tịch
ủy ban, chủ tịch hội đồng nhân dân các tỉnh thành phố
trực
thuộc trung ương. Cấp ủy Đảng ở địa phương cũng quyết
định nhân sự theo quy trình tương tự.
Dự thảo Hiến pháp 1992 chỉ thực sự được đưa ra thảo
Dự thảo Hiến pháp 1992 chỉ thực sự được đưa ra thảo
luận sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991. Đó
là một
thời điểm cả thế giới lẫn trong nước đều có nhiều biến
động.
“Kinh tế nhiều thành phần” mà Đảng Cộng sản Việt Nam
chấp nhận hồi năm 1986 buộc Đảng phải “đổi mới hệ thống
chính sách, pháp luật” thay vì tiếp tục chi phối mọi
mặt đời
sống bằng các chỉ thị, nghị quyết như thời “quan
liêu, bao
cấp”. Nhưng kinh tế nhiều thành phần và sự sụp đổ của
các
đảng cộng sản trên thế giới cũng đặt Đảng Cộng sản
Việt
Nam trước mối lo về tính chính đáng trong vai trò tiếp
tục
nắm quyền lãnh đạo.
Tháng 5-1990, Yeltsin - người bị Gorbachev đưa ra khỏi
Bộ Chính trị trước đó không lâu - được bầu giữ chức
chủ tịch
Xô viết Tối cao nước Cộng hòa Liên bang Nga. Tháng
7-
1990, ông tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản. Tháng
6-1991,
trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Cộng hòa
Liên
bang Nga, Yeltsin trở thành tổng thống. Quyền lực của
nhà
nước liên bang có nguy cơ tan rã khi vào tháng
8-1991, một
hiệp ước liên bang mới trao chủ quyền cho các nước cộng
hòa bắt đầu được hình thành. Tình hình tưởng có thể
đảo
ngược khi, ngày 19-8-1991, Phó Tổng thống Liên Xô
Yanaev
làm đảo chính, bắt giữ Gorbachev và lập ra “Ủy ban
Nhà
nước về tình trạng khẩn cấp”.
Trong khi thế giới, nhất là phương Tây, đang tỏ ra lo lắng
Trong khi thế giới, nhất là phương Tây, đang tỏ ra lo lắng
thì ở Việt Nam, có thể đọc thấy một sắc thái tình cảm
khác
thông qua lượng thông tin về cuộc đảo chính tràn ngập
mặt
báo ra ngày 20-9-1991. Tất cả các văn kiện của “Ủy
ban
Nhà nước về tình trạng khẩn cấp” đều được báo chí
nhà
nước cho đăng nguyên văn, báo Nhân Dân và Quân Đội
Nhân Dân còn gọi Yanaev là “đồng chí” thay vì dùng
chức
danh “quyền tổng thống” như ngôn từ được phát đi từ
chính
những người đảo chính.
Nhưng niềm hân hoan này đã không đủ để kéo dài tới
Nhưng niềm hân hoan này đã không đủ để kéo dài tới
ngày hôm sau. Từ vị trí lãnh đạo Xô viết Tối cao
Nga, Yeltsin
trở thành người hùng Liên Xô khi đứng trên tháp pháo
xe
tăng (ảnh trên X) đọc diễn văn kêu gọi dân chúng tuần hành chống
lại
những người đảo chính. Ngày 21-8-1991, những người đảo
chính bỏ chạy khỏi Moscow; một thành viên của “Ủy
ban
Khẩn cấp”, Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Boris Karlovic tự
sát.
Gorbachev được đưa ra khỏi nơi “tạm giam” nhưng quyền
lực của ông thì đã hết.
Tháng 11-1991, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Yeltsin ký lệnh
Tháng 11-1991, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Yeltsin ký lệnh
cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ nước Nga.
Ngày 8-12-1991, một tuần sau khi Ukraina trưng cầu
dân ý
tuyên bố độc lập với Liên Xô, Yeltsin gặp Tổng thống
Ukraina và Tổng thống Belarus, cả ba đưa ra tuyên bố
giải
tán Liên bang Xô viết, lập ra “Cộng đồng các quốc
gia độc
lập”. Ngày 24-12-1991, Nga nắm lấy chiếc ghế của
Liên Xô
tại Liên Hiệp Quốc. Hôm sau Gorbachev, vị tổng thống
không còn nhà nước, đành phải ra đi.
Trong khi đó, tại Việt Nam, trong bản dự thảo Hiến pháp
Trong khi đó, tại Việt Nam, trong bản dự thảo Hiến pháp
mà Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trình ra
trước
Quốc hội vào ngày 27-7-1991, Liên Xô và một số nước
xã
hội chủ nghĩa vẫn được nhắc tên trong lời nói đầu.
Ngày
hôm sau, trong thảo luận tổ (410), nhiều đại biểu đề
nghị nên
cân nhắc. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp
Trần Hồng Quân nói: “Một khi chính những nước đó
không
còn muốn nhận họ là chủ nghĩa xã hội nữa thì ta
không nên
nhắc lại”.
Phát biểu ngay sau đó của các tướng lĩnh có mặt trong
Phát biểu ngay sau đó của các tướng lĩnh có mặt trong
Quốc hội cho thấy, ở Việt Nam, chạm tới thành trì xã
hội
chủ nghĩa không phải là một việc dễ dàng. Thượng tướng
Nguyễn Minh Châu yêu cầu giữ nguyên phần nói về Liên
Xô,
ông tuyên bố: “Chủ nghĩa xã hội vẫn còn và vẫn còn
phát
triển”. Một đại biểu quân đội khác, Thiếu tướng Nguyễn
Răng, cũng phản bác các ý kiến đề nghị hiến pháp chỉ
nên
đề cập đến “tư tưởng Hồ Chí Minh” thay vì bao gồm cả
“Marx - Lenin”. Tướng Nguyễn Răng nói: “Đừng vì thế
giới
có lộn xộn mà chúng ta thay đổi”.
Khi thảo luận ở tổ hay thảo luận trong phiên họp toàn thể
Khi thảo luận ở tổ hay thảo luận trong phiên họp toàn thể
trên Hội trường Ba Đình (411), gần như không có ai
phát biểu
mà không đề cập đến “Điều 4 Hiến pháp” nhưng tất cả
đều
chỉ góp ý về cách diễn đạt chứ không ai dám đề nghị
xem
xét lại vai trò của lãnh đạo.
Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đang “lãnh đạo nhân
Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đang “lãnh đạo nhân
dân cầm quyền”, như Chủ tịch Lê Quang Đạo nói, mà
đang
trực tiếp cầm quyền. Đó là lý do mà nhiều nhà lãnh đạo
cao
cấp trong Đảng cho rằng “bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự
sát” (412).
Nguyên lý tam quyền phân lập, cho dù được coi là lựa chọn
Nguyên lý tam quyền phân lập, cho dù được coi là lựa chọn
tốt nhất để tránh bộ máy nhà nước tha hóa, lạm quyền,
cũng không thể vận hành trong một quốc gia độc đảng.__
Chú thích:
Chú thích:
401 Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 1980, trang 16.
402 Con đường giành độc lập được Hiến pháp 1946 trình
bày
giản dị: “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ
quyền cho
đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng
hoà.
Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát
khỏi
vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt
bỏ chế độ
vua quan”. Trong khi Hiến pháp 1959 cho rằng: “Từ năm
1930,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, ngày
nay là
Đảng lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên
một
giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và
hy sinh
dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế
quốc và
phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng
tháng Tám
thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập,
ngày 2-
9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc
lập
trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong
lịch sử, nhân
dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và
dân
chủ”. Hiến pháp 1980 thêm “Đảng cộng sản Việt Nam do
Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện”; bổ sung “chiến
thắng vĩ
đại Điện Biên Phủ năm 1954” và “Chiến thắng đế quốc
Mỹ năm
1975”; bổ sung “Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống
bọn
phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn
bá
quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc”.
403 Trường Chinh, Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp trước
Quốc
hội ngày 12-12-1980, bản in ngày 9-12-1980, trang
18.
404 Trường Chinh, tài liệu đã dẫn, trang 19.
405 Lê Duẩn, Hiến Pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm
chủ tập
thể xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất bản Sự Thật 1980,
trang 16.
406 Nguyên văn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 25,
khóa III,
của ông Lê Duẩn: “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một.
Ở
Trung ương, Thủ tướng là của Nhà nước, đồng thời là
của Đảng,
là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng cũng thế… Nhà nước
làm là
Đảng làm. Ví dụ, Đảng làm thủy lợi qua Bộ trưởng Thủy
lợi, qua
Bộ Thủy lợi chứ không qua một tổ chức khác. Làm thủy
lợi cũng
là nhà nước làm. Làm theo đường lối của Đảng, song
không có
song trùng, chỉ có một bộ máy làm thủy lợi: là Bộ Thủy
lợi. Bộ
Thủy lợi cũng là Nhà nước, đồng thời cũng là của Đảng.
Cũng
như trong Quân đội. Tổng tư lệnh là của Đảng và của
quân đội.
Làm ra 8 tấn thóc/hecta là Nhà nước và Đảng. Đảng
giao Nhà
nước làm. Đảng không tổ chức cơ cấu khác để làm nữa,
Thủ
tướng là Đảng và Nhà nước. Nhưng Đảng phải có tổ chức
riêng
của mình để xây dựng mình; nên ngoài nhiệm vụ chính
trị Đảng
giao cho Nhà nước làm, Đảng còn có nhiệm vụ xây dựng
Đảng
mà Đảng phải tự làm bằng các tổ chức của Đảng. Về thực
hiện
nhiệm vụ chính trị của Đảng thì Đảng sử dụng bộ máy
Nhà nước,
do đó nhiệm vụ chính trị của Đảng và của Nhà nước chỉ
là một,
và bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước cũng là bộ máy
quản lý
kinh tế của Đảng” (Văn Kiện Đảng Toàn tập, tập 37,
Nhà Xuất
bản Chính trị Quốc gia 2004, tr 405).
407 Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Tổng Bí thư
Nguyễn
Văn Linh đã không còn để cho Trưởng ban Tổ chức
Trung ương
Nguyễn Đức Tâm có nhiều quyền như thời Lê Duẩn dung
túng Lê
Đức Thọ. Trong Bộ Chính trị, trong Trung ương và
trong từng
cấp ủy bắt đầu định kỳ phải sinh hoạt kiểm điểm, các
ủy viên tự
nhận xét và đánh giá ưu khuyết của nhau. Trong khóa
VII (1991-
1996), Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa ra sáng kiến thực hiện
quy chế
dân chủ ở cơ sở. Cán bộ đảng viên phải sinh hoạt tại
nơi làm việc
và nơi cư ngụ. Trước khi đề bạt phải lấy phiếu tín
nhiệm ở cơ sở.
Đến khóa VIII (1996-2001), Bộ Chính trị quy định, mỗi
cán bộ
không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ; đưa ra giới
hạn tuổi:
lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương không quá
55; lần
đầu tham gia Bộ Chính trị không quá 60; tuổi về hưu
của ủy viên
Bộ Chính trị là 65; của bốn cương vị chủ chốt, tổng
bí thư, chủ
tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, không quá
67. Tại Hội
nghị Trung ương 4, khóa X, các cơ quan trung ương được
sắp xếp
lại, chỉ còn sáu ban Đảng: Văn phòng; Ban Tổ chức;
Ban Tuyên
Giáo; Ủy ban Kiểm tra; Ban Dân vận; Ban Đối ngoại. Một
số ban
được tổ chức các nhiệm kỳ trước đó như: Ban Kinh tế;
Ban Bảo vệ
Đảng; Ban Nội chính đã bị giải tán (Hội nghị Trung ương
5, khóa
XII, quyết định lập lại Ban Nội chính sau chuyển chức
năng chỉ
đạo chống tham nhũng từ Chính phủ về bên Đảng và sau
đó lập
thêm Ban Kinh tế).
408 Tuổi Trẻ 13-2-1992.
409 Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007, có 238 người
tự
ứng cử nhưng chỉ có 30 người lọt vào vòng trong. Năm
2011, chỉ
có tám mươi ba người tự ứng cử ở hai mươi hai tỉnh,
thành, và
quy trình “sàng lọc” của Mặt trận Tổ quốc cũng chỉ để
cho mười
lăm người lọt vào danh sách ứng cử viên chính thức.
Quy trình
bầu cử này được dân gian gọi là “Đảng cử, dân bầu”.
410 Gồm một hoặc hai, ba đoàn đại biểu Quốc hội.
411 Ngày 1-8-1991.
412 Ngày 27-8-2007, khi tới thăm Tổng cục chính trị
của Quân
đội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng, bỏ Điều
4 là “tự
sát”. Bộ Công an từng treo một Pano trước trụ sở ghi
khẩu hiệu:
“Chỉ biết còn Đảng, còn mình”.
Trong 68 năm ở vị trí tổ chức chính trị nắm giữ quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội tại Việt Nam (1945-2013), Đảng đã “chế tạo thành công và đưa vào sử dụng” năm bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2001 – bản sửa đổi bản 1992 và đây mới thật sự là bản Hiến pháp hiện hành).
Trả lờiXóaNếu mình không lầm thì cả trong lịch sử nhân loại, lẫn pháp chế sử của loài người, Đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhất lập – giữ kỷ lục về “chế tạo và sử dụng Hiến pháp”. Dưới “sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt” của Đảng, “Hiến pháp” trở thành một thứ áo khoác, thường xuyên được cắt – may “cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới”, “bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng” tại Việt Nam.
Khi “Hiến pháp” không còn nguyên nghĩa và được “chế tạo, sử dụng” như một thứ áo khoác, có lẽ không ngoa nếu gọi đó là “trò khỉ”. Riêng với Hiến pháp, Đảng đã có năm lần chơi… “trò khỉ” và hình như Đảng toan giở “trò khỉ” thêm một lần nữa.
Sở dĩ mình nói như thế vì lần này, kế hoạch “sửa đổi Hiến pháp” cũng có đầy đủ các dấu hiệu của một thứ “trò khỉ”. Nếu không có thời gian đọc, phân tích nhưng muốn biết “trò” này “khỉ” đến mức nào, các bạn ít theo dõi thời sự có thể tìm xem “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp” của bác Hoàng Xuân Phú (2).
Dẫu thấy và đã chỉ ra rất rõ, rất thuyết phục về “tính khỉ” trong trò khỉ mang tên “sửa đổi Hiến pháp 1992” nhưng bác Phú vẫn tham gia nhóm soạn thảo, gửi “Kiến nghị 72”. Vì sao? Phải chăng cả bác Phú lẫn 71 vị còn lại trong nhóm soạn thảo, gửi “Kiến nghị 72” và hơn 2.500 công dân đã chính thức tuyên bố ủng hộ kiến nghị này đều ngây thơ và làm chuyện hết sức vô ích như bạn Kami nhận định trong bài “Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?” (3)?
Suy nghĩ mà bạn Kami trình bày qua “Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?” khá phổ biến nhưng theo mình, lối suy nghĩ và cách hành xử đó không đúng trong bối cảnh như hiện nay.
Tên tuổi, lai lịch của từng vị trong danh sách 72 vị khởi xướng “Kiến nghị 72” cho thấy, có ráng cũng không thể xếp bất kỳ ai vào diện “ngây thơ”. Tất cả đều thuộc nhóm “dư hiểu biết và thừa kinh nghiệm” cả về Đảng lẫn hiện tình chính trị Việt Nam. Mình không tin có vị nào trong số 72 vị này tin chắc, rằng Đảng sẽ tiếp nhận “Kiến nghị 72” một cách vui vẻ, trọng thị và xem xét kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Vậy thì tại sao họ vẫn soạn – giới thiệu – kêu gọi ủng hộ – gửi?
Mình không dám võ đoán nhưng nếu mình là Đảng thì rõ ràng “Kiến nghị 72” là thứ rất khó nuốt nhưng không nuốt thì cũng giống như tự khắc họa cho “tính khỉ” của “trò khỉ”, được đặt tên là “sửa đổi Hiến pháp 1992” rõ nét hơn và thiên hạ thêm chán ghét hơn..
“Kiến nghị 72” cũng có thể sẽ tiếp tục vào sọt rác như nhiều kiến nghị khác nhưng với mình, tất cả các kiến nghị đã bị Đảng xem như rác đều có giá trị. Nó là hình thức nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng rằng, càng ngày, càng nhiều nhân sĩ, trí thức, công chúng thuộc đủ mọi vùng, miền, thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả cán bộ, Đảng viên của Đảng, không đồng tình với những việc Đảng làm. Rằng các hình thức trấn áp không còn hiệu quả nữa. Rằng tất cả các trò bịp bợm sẽ bị vô hiệu hóa, sẽ trở thành phản tác dụng và tất nhiên, “mỡ nó” sẽ được dùng để “rán nó”…
Thành ra, nếu bạn cũng muốn nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng như vậy, hãy tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” bằng chữ ký của bạn.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Chỉ riêng từ cuối năm 2012 đến 4 tháng đầu của cái năm 2013 này, sự trắng trợn trơ tráo của họ đã lên đến đỉnh cao của mọi sự trắng trợn về… lừa bịp!
Trả lờiXóa1- Bắt đầu bằng vụ uống thuốc “phê và tự phê” để ra cái vẻ quyết chữa cái bệnh thoái hóa cực kỳ, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng họ bằng cái Hội Nghị TƯ 4. Kết quả là: Thành công toàn diện dù chẳng… chết một con sâu bự nào!
2- Trắng trợn nhất là cái chủ trương “góp ý sửa đổi hiến pháp 92”, một việc mà, từ khi có bản hiến pháp 1946 đến nay, qua bốn lần các ông ấy thay đổi những gì, mình chưa hề được tham gia góp ý bao giờ để xây dựng nó vậy mà nay bỗng lại “được” góp ý “sửa chữa” nó!!??
Ngay từ những ngày đầu khi họ có cái chủ trương tốn thời gian và tiền bạc của nhân dân để thu được một kết quả chắc chắn là “99% nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào Đảng quang vinh”! Vì từ xưa đến nay cái chuyện này có ai ngăn cản được họ cứ “tự sướng” khi nói thế bao giờ đâu? Đảng cũng là họ! Quốc Hội cũng là họ! Chính quyền, tòa án cũng là họ tuốt! Điều này cả thế giới biết! Họ cũng biết thế giới biết! Nhưng ai phản đối họ nào? “mình có thế nào thì người ta mới mời mình!!!” ông Tổng bí thư một đảng cộng sản và được tiếp đón như tổng thống một nước nhớn chứ!? Bầu cử quốc hội mà đảng viên chiếm 92%!, Cá nhân thủ tướng, ủy viên Bộ chính trị trúng tới 98,8% số phiếu bầu thì thế giới sao không khâm phục!
“Đảng ta” oách là thế sao bỗng dưng lại chi ra cả trăm tỉ đồng để “xin”ý kiến nhân dân “Có ủng hộ đảng tiếp tục lãnh đạo toàn diện đất nước này không? Và tại sao lại “xì” ra cái trò hề đó vào lúc này?
Cái lý do duy nhất mà mình đã vạch ra, đó là:
Tạo một cơ hội để “rửa mặt” cho đảng họ về những chuyện “bầy sâu không nhỏ” đang đẩy họ đến một hoàn cảnh “tồn tại hay bại vong”… Nghĩa là: ”Có thối tha đấy! Nhưng xem đây, “toàn dân” đang bơm nước hoa cho chúng tôi đây nè!”
- Đừng tưởng bở mà cướp lại “quyền sở hữu toàn dân” về ruộng đất của chúng tao!
- Đừng tưởng rằng đã đến lúc đòi quân đội và công an giã từ câu “còn đảng còn mình”…
- Đừng tưởng bở nghĩ rằng kinh tế nhà nước không còn ghi bằng chữ nghĩa trong bản dự thảo mà vội mừng! Mọi chính sách tái-tái cơ cấu các Vinashin, Vinalines, Vinacomim… đang tiến hành tốt đẹp!
- Hãy nghe đây những con số “có cánh” do tổng cục khống kê nhà nước mới công bố! Tin hay không cũng cóc cần! Còn muốn nghe những bọn thoái hóa thì… ”mất hết” có ngày!
Và đây những gì là… “thoái hóa”:...
TÔ HẢI
(Click tiêu đề xem toàn bài)