Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Bao giờ trời nổi can qua?

Tư hóng hớt: - Ê mài, mấy hum nai giang hồ mạng lựng cào cào…
Bảy mũ ni: - Chiện giề…?
Tư hóng hớt: - Vụ một hót-gơ…
Bảy mũ ni: - Lại lộ ti hay hẽm mặc chíp chứ giề…, nhảm…, xoàng…
Tư hóng hớt: - Hẽm, em hót nài mới lộ… giò hà.
Bảy mũ ni: - Thía có đách giề mà toáng…?
Tư hóng hớt: - Toáng sao hông… ẻm mới hăm tư tủi mà đã là trùm 1 siêu công ty nhất nhì xứ mít mình, công nhận ẻm đại giỏi; đại tài… học ngành báo chấy lại nhẩy qua mần xây dựng mới ghê chứ.
Bảy mũ ni: - Có tài thì mần cái giề mà hẽm được…
Tư hóng hớt: - Giang hồ mạng phát hiện, ẻm leo cao, leo nhanh như thía là nhờ thèng tía làm lớn…
Bảy mũ ni: - Chiện xưa như diễm, con vua thì lại mần vua chứ mần răng…
Tư hóng hớt: - Ừa há, phải rứa; phải rứa !!!

5 nhận xét:

  1. Kim Dung says:
    April 23, 2012 at 10:39 am
    Đề tài đàn bà Việt bao giờ cũng hấp dẫn. Em Hoàng Yến xuống “chức” QH, em Linh Hương (con gái) lên chức Chủ tịch HDQT Vinaconex khiến mọi người xôn xao vì tài năng đột biến. Thấy bên anh BS có bài thơ của bác nhà thơ Hồ Khóm hay quá, xin copy về:

    EM HƯƠNG RA CÔNG TRƯỜNG
    Hôm nay đi “cồng trương “ ( Công trường , hi hi… )
    Hoa cỏ mờ hơi sương
    Cụ Rứa kêu em dậy
    Em chải đầu soi gương.
    Em chẳng có đuôi gà cao
    Em mang váy hồng vào
    Như người đi… ăn giỗ
    Tay cầm nón… bao hiêm. (bảo hiểm, h ì h ì… ) )

    Mẹ cười: “Ông Rứa trông !
    Chưn đi đôi guốc hồng
    Con tôi trông oai quá !
    Bao giờ cô lấy chồng ?”

    Em đi, “mấy thằng “ theo sau,
    Em không dám đi mau,
    Sợ bố chê hấp tấp,
    Loi choi rứa không giàu!
    Đường đi công trường rộng
    “Mấy thằng” ngắm nhìn em
    Bực mình, em chỉ nói :
    Nam Mô A Di Đà !!!!

    He he…
    Nguồn:
    http://hieuminh.org/2012/04/23/chi-hoang-yen-tra-loi-bbc/

    Trả lờiXóa
  2. Ngày 22/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được công văn số 551/VN-PVC/CBTT về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC (mã PVV).

    Theo đó, bà Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng Quản trị PVV kể từ ngày 21/6/2012.

    Đồng thời, PVV bổ nhiệm ông Bùi Anh Ninh - Phó tổng giám đốc, làm thành viên Hội đồng Quản trị PVV nhiệm kỳ 2012-2017, kể từ ngày 22/6/2012.

    Trong thông báo phát đi ngày 22/6, PVV cho biết sẽ xin phê chuẩn việc thôi giữ chức vụ thành viên hội đồng quản trị của bà Hương và bổ nhiệm ông Bùi Anh Ninh tại đại hội cổ đông gần nhất.

    Được biết, bà Tô Linh Hương, sinh năm 1988, đã tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hồi tháng 4/2012, Đại hội cổ đông PVV đã bầu bà Hương làm thành viên Hội đồng Quản trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch PVV - công ty có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và lỗ hơn 10 tỷ đồng quý 1/2012.

    Trả lờiXóa
  3. Cô Tô Linh Hương đã thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - P.V.C chỉ sau hai tháng.

    Người con gái của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, làm dư luận xôn xao khi được bầu vào vị trí này hôm 14/4/2012.

    Trang web Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vào ngày 22/6, họ nhận được công văn của Vinaconex - PVC về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự.

    Theo đó, cô Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị kể từ ngày 21/6/2012.

    Phó Tổng Giám đốc Bùi Anh Ninh sẽ làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2012-2017 kể từ ngày 22/6/2012.

    Thời gian nắm chức Chủ tịch của cô Tô Linh Hương ngắn kỷ lục khi lẽ ra nhiệm kỳ kéo dài từ 2012 đến 2017.

    Dư luận xôn xao

    Hồi tháng Tư, dư luận bàn tán khi biết cô gái tốt nghiệp Học viện báo chí – tuyên truyền lại được bầu làm lãnh đạo một công ty chuyên về xây dựng, kinh doanh bất động sản.


    Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

    Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

    Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

    Trả lờiXóa
  4. Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.

    Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.

    Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.

    Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

    Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120622_tolinhhuong_vinaconex_pvc.shtml

    Trả lờiXóa
  5. Con trai một cựu ủy viên bộ chính trị vừa được đề cử giữ chức phó bí thư thành ủy Đà Nẵng, tín hiệu chính thức mở màn cho cuộc chạy đua củng cố quyền lực giữa các 'thái tử đảng'.

    Trong cuộc họp diễn ra hôm 14/2/2014, thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, qua đó ông Nguyễn Xuân Anh được đề cử giữ chức phó bí thư thành ủy 'với đa số phiếu tán thành'. Phó chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh năm nay 38 tuổi, là con đầu của ông Nguyễn Văn Chi - cựu ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng.

    Về mặt thủ tục, đây mới chỉ là quy trình lấy phiếu tín nhiệm và giới thiệu, ông Nguyễn Xuân Anh còn phải chờ ban bí thư trung ương đảng cộng sản 'xem xét và cho ý kiến'. Khi được chấp thuận, thành ủy Đà Nẵng sẽ phải tiếp tục tổ chức một cuộc bầu cử tiếp theo (với một ứng cử viên duy nhất) để hợp thức hóa chức vụ phó bí thư Đà Nẵng cho ông Nguyễn Xuân Anh.

    Toàn bộ quy trình trên chia làm 3 bước với nhiều thủ tục họp hành nhiêu khê, tốn kém cả thời gian lẫn công sức. Về lý thuyết thì giới chóp bu CS trong ban bí thư vẫn có thể không chấp thuận ông Nguyễn Xuân Anh, khi đó thành ủy thành ủy Đà Nẵng sẽ phải quay trở lại bước một để chọn người khác thay thế. Tuy nhiên, tình huống này ít có khả năng xảy ra.

    Với quyết định vừa được thông qua, ông Nguyễn Xuân Anh gần như nắm chiếc ghế phó bí thư thứ 3 của Đà Nẵng. 2 vị trí phó bí thư hiện nay là ông Võ Công Trí và ông Văn Hữu Chiến.

    Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, được nói có trình độ Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, từng làm phóng viên cho báo Thanh Niên. Năm 2006, ông này chuyển về làm cán bộ tại Đà Nẵng.

    Năm 2011, ông Nguyễn Xuân Anh gây bất ngờ khi được bầu vào vị trí ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương đảng cùng với ông Nguyễn Thanh Nghị - con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Nguyễn Thanh Nghị (thứ trưởng bộ xây dựng) đều cùng tuổi.

    Đường công danh và quan lộ của ông Nguyễn Xuân Anh được đánh giá là khá dễ dàng và nhanh chóng. Từ một phóng viên báo Thanh Niên, chỉ sau 8 năm lên được chức phó bí thư Đà Nẵng là một sự 'đột biến', đặc biệt là đối với một người chưa có công trạng hoặc thành tích nào đáng kể như ông Nguyễn Xuân Anh.

    Sự thăng tiến một cách đột biến được giải thích là do ông Nguyễn Xuân Anh là con ông Nguyễn Văn Chi - cựu ủy viên bộ chính trị và từng là người đứng đầu Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đầy quyền lực.

    Khi còn đương chức, ông Nguyễn Văn Chi bị cáo buộc đã có hành vi bao che đối với nhiều sai phạm của Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh. Hiện nay, ông Chi đã về vườn, còn ông Thanh thì ra Hà Nội làm trưởng ban nội chính trung ương nhưng quyền lực còn mạnh tại Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Thanh cũng có một người con tên Nguyễn Bá Cảnh (31 tuổi), hiện đang làm Bí thư thành đoàn Đà Nẵng.

    Chuyện con cái các quan chức cộng sản cấp cao được ưu tiên vào các vị trí quan trọng không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam, đây được gọi là thế hệ của các 'thái tử đảng' chờ được truyền ngôi.

    Việc đường quan lộ của ông Nguyễn Xuân Anh lên nhanh đột biến cho thấy dấu hiệu của một cuộc chạy đua nhằm củng cố quyền lực cho các 'thái tử đảng'. Ngôn ngữ cộng sản gọi đây là việc 'quy hoạch' để chuẩn bị 'đội ngũ cán bộ kế thừa' cho trung ương, còn dân gian thì vẫn hay gọi là 'con vua thì lại làm vua...'

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips