Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Tòa Mã Lai vẫn không thả Hương

Đoàn Thị Hương sẽ phải tiếp tục ra tòa vào ngày 1 Tháng Tư, 2019, theo phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Shah Alam ở ngoại ô Malaysia đưa ra trong phiên xử ngày hôm nay Thứ Năm, 14 Tháng Ba
Phiên đối chất của nữ nghi can bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Rất ít phóng viên quốc tế được phép tham dự phiên tòa và những người này đều bị thu điện thoại di động.
Tin từ Reuters cho biết ngay khi bắt đầu phiên tòa, các công tố viên phản hồi yêu cầu hủy cáo buộc đối với Đoàn Thị Hương. Phần đối chất kéo dài gần 1 giờ đồng hồ.
Đến 10 giờ 56 phút, giờ địa phương, Reuters loan tin các công tố viên từ chối lời đề nghị yêu cầu tha bổng nghi can Đoàn Thị Hương từ phía Việt Nam đưa ra. Điều này có nghĩa rằng phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương vẫn tiếp tục.

Cách đây bốn ngày, cũng tại tòa án này, nghi can Đoàn Thị Hương trong tâm tạng thất thần đã nói với các phóng viên qua một người phiên dịch: “Tôi sốc. Đầu óc tôi trống rỗng” sau khi cô Aisyah được tòa phóng thích.
Trong phiên tòa hôm 11 Tháng Ba, vừa bắt đầu phiên xử, công tố viên bất ngờ hủy cáo buộc giết người với cô Aisyah mà không nêu lý do. Nữ nghi can người Indonesia đã được trả tự do ngay sau phiên tòa.
Chiều 12 Tháng Ba, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Nam Lê Thành Long đã gửi thư cho Tổng Chưởng Lý Malaysia, Tommy Thomas, nêu rằng cô Đoàn Thị Hương bị lợi dụng, lôi kéo vào vụ việc mà không biết hành động của mình có thể dẫn đến hậu quả gây chết người.
Cũng trong ngày hôm đó, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh cũng đã gọi điện thoại nói chuyện với Ngoại Trưởng Malaysia rằng “dư luận Việt Nam hết sức quan tâm đến quá trình xét xử cũng như kết quả vụ việc này và đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.” (Người Việt)

5 nhận xét:

  1. Ông phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là lãnh đạo ngành ngoại của Việt Nam, tức là đại diện quyền lợi cho mọi công dân Việt Nam ở nước ngoài.

    Ấy thế mà khi công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị dính vào một vụ nghi án khủng khiếp là vụ giết ông Kim jun Nam là anh ruột của lãnh tụ Bắc Hàn Kim jun un, một vụ án mà cô Đoàn Thị Hương chắc chắn phải đối diện với án tử hình vì trọng tội sát nhân này. Các cơ quan đoàn thể của Việt Nam đều im re không dám thở mạnh. Cơ quan ngoại giao Việt Nam cũng im re và dĩ nhiên là ông Bộ trưởng Phạm Bình Minh thì cũng im phăng phắc. Thôi thì cái lệ là mỗi khi công dân Việt Nam ở nước ngoài phạm tội to to thì ngành ngoại giao của ta thường im hơi lặng tiếng và chỉ biết cầu cho tai qua nạn khỏi.

    Thế rồi mới đây khi toà Công tố Malaysia tuyên bố rút hồ sơ, (hủy) hồ sơ của đồng phạm của cô Đoàn Thị Hương là cô Siti Aisiayf người Indonesia của cô vì không đủ yểu tố để truy tố. Cô Siti Aisiayf được tuyên bố vô tội và được trả tự do ngay lập tức. Cô đã được trở về nhà bình an.

    Chúng ta đều biết cô Siti Áiiayf là người bị bắt chung trong vụ án vì cùng bị những kẻ thủ ác lừa gạt trong một vai trò giống hệt nhau với cô Đoàn Thị Hương của Việt Nam. Không chỉ là đồng phạm mà 2 cô còn giống hệt nhau về hình thức tội phạm và nếu một cô bị kết án tội nào thì cô kia cũng bị tội nấy. Cô này bị xử chung thân tử hình thì cô kia cũng tử hình chung thân. Còn nếu cô Siti của Indonesia đã được tuyên bố tự do và tha bổng tức khắc thì cô Đoàn Thị Hương của Việt Nam chúng ta cũng sẽ mười mươi có được cơ hội tự do đó. Chỉ còn là vấn đề sớm muộn do thủ tục pháp lý mà thôi.

    Ấy thế mà ông Bộ trưởng Phạm Bình Minh lại lên tiếng. Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam vốn bị mất tích từ lâu thì nay xuất hiện và lên tiếng rằng:”Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất quan tâm đến cô Đoàn Thị Hương” và mạnh mẽ yêu cầu phía Malaysia điều tra công bằng và trả tự do cho cô Đoàn Thị Hương. Nhưng khôi hài hơn cả là những yêu cầu mạnh mẽ trên được đưa ra vào ngày 12/3/2019. Tức là một ngày sau khi cô Siti Aisiasf được tuyên bố với tội, được trả tự do và đã về đến cố hương ngày 11/3/2019…

    Giang hồ có câu: “Cầm đèn chạy trước Oto” Chỉ những kẻ liều chẳng biết gì cũng xông bừa lên. Nay có thêm câu:”Cầm đèn chạy sau Oto” chỉ những kẻ khôn ngoan rặt đời, tà tà cầm đèn mà lại còn chạy sau Oto nữa thì chắc ăn trăm phần trăm không bao giờ gặp tai nạn mà lại được tiếng tốt kiểu như ông trùm ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vậy…
    MAI TÚ ÂN

    Trả lờiXóa
  2. Mặc dù Phó thủ tướng kiêm BT Ngoại giao VN và BT Bộ Tư pháp VN có văn bản đề nghị miễn tố Đoàn Thị Hương, nhưng hôm nay tòa vẫn tiếp tục xét xử. Các yêu cầu từ cơ quan nhà nước Việt nam, từ luật sư của cô Hương đã bị từ chối thẳng thừng.

    Câu hỏi đặt ra, tại sao? khi cô gái người Indonesia lại được Malaysia miễn tố.


    Quan hệ quốc gia luôn luôn được đối xử với nhau trên cơ sở có đi có lại, không ai cho không ai cái gì cả. Mình đơn cử 1 vụ án ở VN có liên quan đến Malaysia để mọi người cùng suy ngẫm.

    Trước đây 2011, SBBS – 1 Công ty chứng khoán có vốn phần lớn của Malaysia, gửi tiền tầm 10 triệu USD (210 tỷ đồng) – bằng tất cả vốn điều lệ của họ tại Vietinbank. Mọi thủ tục mở tài khoản và sử dụng đều hợp pháp. Một ngày đẹp trời, 10 triệu ông tơn đó bỗng dưng biến mất. Cùng với nó, phiên tòa xét xử Huyền Như được mở ra từ 2014. Tòa án các cấp quyết Ngân hàng không chịu trách nhiệm, cái đó thuộc Huyền Như, đi mà đòi tiền cô này.

    Dĩ nhiên, SBBS vái tứ phương từ tòa án VN đến cơ quan nhà nước Malaysia. Đại sứ Malaysia ở Việt nam cho đến Bộ Trưởng Công thương Malaysia đã nhiều lần có văn thư yêu cầu Thủ tướng Việt nam và Bộ KHĐT hỗ trợ để vụ này được xét xử một cách công bằng, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng lòng tin của họ vào hệ thống ngân hàng VN.

    Kết quả là gì? Chẳng có gì thay đổi dù có bao thư đi thư lại, mong họ “tin tưởng vào hệ thống tòa án VN bảo hệ quyền và lợi ích hợp pháp của thể nhân, pháp nhân đầu tư, kinh doanh ở Việt nam”. Gửi tiền ở Vietinbank và bị mất, nhân viên chịu trách nhiệm, ngân hàng phủi tay. Mọi lời nói, văn bản của Malaysia đều cuốn theo chiều gió.

    Đối xử với nhau như thế, nên nay VN nhận được lời từ chối phũ phàng cũng không khó hiểu lắm.
    TRẦN DUY CANH

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi phiên tòa thượng thẩm tại tòa án Shah Alam ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), kết thúc sáng ngày 14.3, Đoàn Thị Hương được áp giải ra ngoài với gương mặt thất thần, và cô đã khóc.

    Cô là bị cáo duy nhất còn bị xét xử trong vụ án ám sát người được cho là Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Còn một người bạn cùng bị bắt với cô là Siti Aisyah đã được trả tự do.

    Chính phủ Indonesia sau đó đã lên tiếng, kết quả thả Siti Aisyah là nỗ lực vận động hàng lang cấp cao liên tục, bao gồm: Tổng thống Indonesia Jokowi gặp và đề cập nhiều lần với người đồng nhiệm Malaysia, cũng như Tổng chưởng lý Malaysia; trong khi Bộ trưởng Ngoại giao cũng có các cuộc tiếp xúc song phương liên tục.

    Trong khi đó Việt Nam đến nay ngoài sự lên tiếng từ xa, hay vị đại sứ quán đến tham dự phiên tòa thì vẫn chưa hình dung được “nỗ lực” nào lớn hơn ở cấp “hàng lang cấp cao” mang tính “liên tục” như Indonesia.

    Facebooker Nguyen Tram mỉa mai: Đoàn Thị Hương xui khi sinh ra là người Việt.
    Sự mỉa mai đó nhận được nhiều phản hồi cảm xúc, nhưng lối mỉa mai đó là sai lầm. Cô Hương không phải xui khi là người Việt, mà cô xui vì là công dân của nước CHXHCN Việt Nam.

    Trong bảng xếp hạng vào năm ngoái, Malaysia quyền lực thứ 12 (179 nước miễn visa), Việt Nam thứ 87 (với 51 nước miễn visa), Indonesia với 72 (71 nước miễn visa). Như vậy, trong ba nước, Việt Nam là quốc gia có tính chất quyền lực kém nhất. Và sự kém cỏi này bao gồm cả trong sự bảo hộ công dân nước mình.

    Giả sử như rằng, với thể chế Việt Nam và hoàn toàn không nằm ở vùng biển Đông, thì chắc chắn rằng, với cơ chế của Việt Nam sẽ hoàn toàn không khác với một nhà tù loài người mang tên Triểu Tiên là mấy.

    Khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam, báo giới trong nước Việt Nam tung hô quốc gia hình chữ S là “trung tâm hòa giải quốc tế”, nhưng một “hòa giải quốc tế” nó cũng không thể sớm đưa công dân Đoàn Thị Hương về nước, trong khi công dân Indonesia lại được trả tự do về nước.

    Liệu ông Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng có thấy sự bất lực khi Tổng thống Indonesa Joko Widodo tuyên bố: “Đây là một quá trình rất dài. Đây là kết quả từ sự lo lắng của chính phủ cho công dân của mình”.

    Chúng ta liệu cần một sự hổ thẹn từ ngay lãnh đạo cấp cao về Đoàn Thị Hương, liệu có thể?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người châm biếm rằng, Malaysia rõ ràng không coi quan hệ với Việt Nam là gì, bởi thế đứng của họ là thế đứng của hộ chiếu quyền lực thứ 12, họ cũng không dính líu gì đến một ông Cộng sản với Biển Đông,…, Và do đó, với trường hợp Đoàn Thị Hương, có thể cử những đặc vụ xuất sắc để đưa về, như với trường hợp Trịnh Xuân Thanh.

      Những quan điểm châm biếm, dù sát thực hay xa rời thực tế cũng cho thấy một sự bất mãn và thiếu vắng niềm tin trong người Việt với nhà nước hiện tại. Người Việt chỉ nhìn thấy một nhà nước bảo hộ kém, nhưng bóc lột công dân lại giỏi (qua tham nhũng vặt ở đại sứ quán các nước).

      Công dân Đoàn Thị Hương, với hộ chiếu màu xanh lá cây của mình một lần nữa cho thấy rằng, giá trị của một quốc gia không phải biểu hiện bằng sự “bắt cóc” hay “lên tiếng đề nghị”, mà đó là một quá trình tích cực, bền bĩ và luôn phấn đấu để bảo vệ công dân mình bằng mọi giá.

      Năm 2005, Nguyễn Tường Vân, công dân Úc quốc tịch Việt buôn bán ma túy ở Singapore và bị án tử hình. Chính phủ Úc lúc đó đứng đầu là Thủ tướng Úc John Howard đã 5 lần đích thân đề nghị xem xét trường hợp của ông Vân; Tổng chưởng lý Úc lúc đó là Philip Ruddock cũng tìm cách can thiệp, thậm chí đưa ra Tòa án Quốc tế vì Công lý. Thậm chí sự quan tâm công dân đến mức, ngay những giờ phút cuối cùng của ông Vân (trước khi bị tử hình chính thức), Chính phủ Úc cũng nỗ lực để nhân vật này không bị treo cổ.

      Nếu áp vào trường hợp của Siti Aisyah thì đây cũng là một trường hợp điển hình về cái gọi là “nỗ lực vận động hàng lang cấp cao liên tục” nhằm bảo vệ công dân của mình.

      “Nếu không thích sống thì cút ra nước ngoài mà sống”, một số phản ứng dành cho những người chê trách hộ chiếu Việt Nam qua sự vụ Đoàn Thị Hương. Nhưng, giá như việc đi ra nước ngoài nó dễ dàng như cái thời luật pháp còn nhiều lỏng lẻo, thì có khi, đến cái trụ điện cũng sẽ không còn mang quốc tịch là công dân Việt hiện tại. Nhiều người “cút ra nước ngoài sống”, và cơ số đấy là tầng lớp trung lưu, có cả đội ngũ con cháu lãnh đạo cấp cao của thể chế hiện tại.

      Đúng, “giọt nước mắt của Hương” chưa phải là giọt nước mắt cuối cùng, bởi cô vẫn là suy cho cùng là nạn nhân của đặc vụ Triều Tiên, và sâu xa là nạn nhân của cái hộ chiếu được xếp hạng 87. Một thể chế tự huyễn hoặc là “trung tâm” nhưng không phải vậy.

      Chính phủ Việt Nam có lẽ cần nỗ lực hơn nữa với trường hợp Đoàn Thị Hương, bởi nếu không sớm đưa lại giọt nước mắt mừng rỡ vì sự tự do cho cô ấy, thì niềm tin người người dân vào sự bảo vệ của Nhà nước sẽ ngày càng tụt giảm không phanh...
      HOA NGHI

      Xóa
  4. Trong khi đó có rất ít thông tin về việc chính phủ Việt Nam tiến hành vận động hành lang để trả tự do cho Đoàn Thị Hương.

    Thực tế, theo quan sát, phía Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ tin tưởng toà án Malaysia sẽ xét xử theo đúng luật pháp nước sở tại. Một phần dư luận Việt Nam cũng chỉ trích Đoàn Thị Hương, cho rằng cô gái gốc Nam Định, dù bị lợi dụng, thì vẫn cần phải chịu trách nhiệm thích đáng vì hậu quả của hành động dại dột của cô đem lại.

    Trong khi đó, dư luận Indonesia coi Siti Aisyah như một nạn nhân, như trong lá thư của Bộ trưởng Tư pháp gửi Tổng chưởng lý Malasyia viết: "Cô Aisyah bị lừa dối và không biết gì về việc cô đang bị sử dụng như một công cụ tình báo của Bắc Hàn".

    Rõ ràng Hà Nội trước đó chịu ít áp lực công luận hơn Jakarta trong việc 'giải cứu' công dân của mình. Điều này khiến Hà Nội không thực sự chủ động, và quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương.

    Nhưng việc Malaysia bất ngờ trả tự do cho Siti Aisyah và ngừng truy tố đã khiến cả dư luận Việt Nam và chính quyền bất ngờ.

    Giờ lại xuất hiện nhiều ý kiến so sánh và chỉ trích chính quyền Hà Nội đã chưa làm đủ bổn phận và trách nhiệm, khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đã có những động thái "gấp rút phút chót" hôm 12-13/3.

    Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm 14/3 cho thấy, cách làm việc "nước đến chân mới nhảy" của Hà Nội không đem lại kết quả.
    THÙY LINH
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips