Hàng chục nhà ngoại giao các nước đã bỏ ra ngoài khi ngoại trưởng của chính quyền Nicolas Maduro, ông Jorge Arreaza, có bài phát biểu tại Ủy ban Kiểm soát Ma túy Liên Hợp Quốc (CND) tại Viên, Áo hôm thứ Năm (14/3/2019)
Việc các nhà ngoại giao bỏ ra ngoài đã gửi một thông điệp rất mạnh mẽ đến cả cộng đồng quốc tế và người dân Venezuela rằng “chế độ Maduro” là phi pháp cả về mặt đạo đức và chính trị. |
Cùng ngày, tất cả các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã rời khỏi Venezuela và không còn thấy cờ Mỹ bay ở bên ngoài đại sứ quán ở thủ đô Caracas.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo trên Twitter rằng Washington sẽ rút toàn bộ nhân sự ngoại giao tại Venezuela, vì sự hiện diện của họ tại quốc gia Nam Mỹ này đã trở thành mối “căng thẳng” đối với chính sách của Hoa Kỳ. Trong khi đó chính quyền Maduro tuyên bố họ đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao Mỹ phải rời đi.
Sau khi những nhân viên Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Venezuela, Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ hy vọng các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ trở lại “một Venezuela tự do và dân chủ” trong tương lai.
“Chúng tôi tiếp tục ủng hộ vững chắc nhân dân Venezuela và [Tổng thống lâm thời Juan Guaido] @jguaido, đồng thời mong đến ngày được trở lại một Venezuela tự do và dân chủ”, Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter, thu hút hơn 9.000 lượt thích.
Bộ Ngoại giao cũng hối thúc công dân Hoa Kỳ rời khỏi Venezuela, sau khi Mỹ rút toàn bộ các nhà ngoại giao của mình khỏi quốc gia Nam Mỹ này.
Hoa Kỳ đã thu hồi hàng trăm thị thực từ người Venezuela kể từ thứ Hai (11/3), gần một phần ba trong số đó thuộc về các nhà ngoại giao cũ từ Venezuela và gia đình của họ, Bộ Ngoại giao của chính quyền Trump cho biết hôm thứ Năm.
“Kể từ thứ Hai tuần này… chúng tôi đã thu hồi 340 thị thực, 107 trong số đó bao gồm thị thực của các nhà ngoại giao cũ của [chính quyền] Maduro và gia đình của họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Robert Palladino nói với các phóng viên.
Hoa Kỳ đang xem xét ngăn chặn Visa, Mastercard và các tổ chức tài chính khác xử lý các giao dịch ở Venezuela, nhằm ngăn cản các giao dịch tài chính của chính quyền Maduro, một chính quyền cấp cao của Trump cho biết hôm thứ Năm.
“Mục đích của các biện pháp trừng phạt này là tiếp tục ngăn chặn chế độ bất hợp pháp của Maduro tiếp cận các quỹ tài chính và tiếp tục ăn cắp của người dân Venezuela”, quan chức này phát biểu.
Hoa Kỳ đã thu hồi hàng trăm thị thực từ người Venezuela kể từ thứ Hai (11/3), gần một phần ba trong số đó thuộc về các nhà ngoại giao cũ từ Venezuela và gia đình của họ, Bộ Ngoại giao của chính quyền Trump cho biết hôm thứ Năm.
“Kể từ thứ Hai tuần này… chúng tôi đã thu hồi 340 thị thực, 107 trong số đó bao gồm thị thực của các nhà ngoại giao cũ của [chính quyền] Maduro và gia đình của họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Robert Palladino nói với các phóng viên.
Hoa Kỳ đang xem xét ngăn chặn Visa, Mastercard và các tổ chức tài chính khác xử lý các giao dịch ở Venezuela, nhằm ngăn cản các giao dịch tài chính của chính quyền Maduro, một chính quyền cấp cao của Trump cho biết hôm thứ Năm.
“Mục đích của các biện pháp trừng phạt này là tiếp tục ngăn chặn chế độ bất hợp pháp của Maduro tiếp cận các quỹ tài chính và tiếp tục ăn cắp của người dân Venezuela”, quan chức này phát biểu.
Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IADB) hôm thứ Sáu đã bỏ phiếu thay thế đại diện của chính quyền Maduro bằng một nhà kinh tế được Tổng thống lâm thời Juan Guaido hậu thuẫn, theo Al Jazeera.
Trả lờiXóaIADB, nhà cho vay lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, là tổ chức tài chính đầu tiên công nhận ông Guaido và cuối cùng sẽ giải phóng hoạt động cho vay phát triển tới Venezuela nếu ông Maduro từ chức.
Ông Guaido, người được hầu hết các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ và nhiều nước Mỹ Latinh, đã chọn nhà kinh tế của Đại học Harvard, ông Ricardo Hausmann, làm đại diện cho ông tại IADB, dẫn đến cuộc bỏ phiếu của hội đồng 48 thành viên chỉ hai tuần trước cuộc họp thường niên tại Trung Quốc.
Trong khi đó, tình trạng mất điện quy mô lớn đặt ra “thực tế nghiệt ngã của Venezuela”: Khi không có điện thì không có thượng tôn pháp luật (rule of law), theo New York Times (NYT).
Một cuộc biểu tình được kêu gọi bởi Tổng thống lâm thời Guaido đã bị cảnh sát dập tắt dữ dội, NYT cho biết. Ông Maduro đã ra lệnh điều tra Tổng thống lâm thời Guaido và bắt giữ một nhà báo với cáo buộc gây ra vụ mất điện. Chính quyền Maduro sau đó đã phải thả nhà báo Luis Carlos Diaz, sau áp lực của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và cộng đồng quốc tế.
Ông Maduro đã xuất hiện trên truyền hình nhưng nói rất ít về cách thức chính phủ lên kế hoạch giải quyết sự cố mất điện.
“Họ không cung cấp cho chúng tôi thông tin gì”, cô Figueroa nói, lo lắng rằng sự phẫn nộ của công chúng sẽ sớm trở nên sôi sục. “Nó giống như một trong những bộ phim thảm họa mà họ từng làm, như ‘Soylent Green’ hay ‘Thế giới ngầm’. Chúng tôi phải tìm ra cách để sinh tồn”.
Omar Chávez cho biết ông đã nghe thấy những tiếng súng nổ vào hôm thứ Hai. Khi đó, ông vừa trở về nhà sau khi đi tìm thuốc cho con gái, ông cất giữ những đồng đô la của mình khi nghe nói về một cuộc bạo loạn.
“Chúng tôi có thể nhìn thấy qua ống nhòm rằng họ đang cướp bóc mọi thứ”, ông Chávez nói. “Các chủ cửa hàng đã cố gắng bảo vệ các cửa hàng của họ bằng cách nổ súng, không phải để giết người, nhưng tôi nghĩ có nhiều người chết. Không ai kiểm soát được đám đông này”.
Trong nhiều ngày và đêm, những đám đông đã cướp phá 523 cửa hàng ở thành phố Maracaibo, người dân đứng trên hiên nhà cầm vũ khí để chống lại những kẻ cướp bóc, theo NYT. Hàng chục người chết trong bệnh viện, các xác chết bị phân hủy trong nhà xác.
Các cửa hàng hoặc đã bị cướp phá, hoặc đóng chặt cửa, chỉ một số ít là đủ can đảm mở cửa bán hàng. Những người tuyệt vọng tìm kiếm thực phẩm xếp thành những hàng dài trước một vài tiệm bánh ở thành phố Maracaibo.
Một nhóm hơn một ngàn người đã đổ xuống khu thương mại gần đó, phá vỡ các cửa sổ kính để cướp bóc hàng hóa, các thương nhân cho biết. Người ta không nhìn thấy bóng dáng của Vệ binh quốc gia Venezuela.
“Giữa sự cố mất điện này, không thấy chính quyền đâu”, ông Miguel Sierra, người đang bán bột giặt khi những kẻ cướp bóc đến, cho biết.
Khi màn đêm buông xuống, đám đông bắt đầu đốt lửa để thắp sáng các cửa hàng. “Tôi nghĩ rằng họ bắt đầu nhóm lửa vì đèn tắt – không có cách nào khác để xem [cửa hàng] có gì để lấy”, ông Marbella Jiménez, người điều hành một sạp bán hàng không chính thức, cho biết.
Một quan chức y tế đề nghị giấu tên vì sợ chính quyền trả thù, cho biết 47 người đã chết tại trung tâm y tế chính của thành phố Maracaibo. “Ít nhất một nửa có thể được quy cho cuộc khủng hoảng”, vị quan chức này cho biết, trích dẫn các bệnh nhân chết vì suy tim hoặc các biến chứng do bệnh tiểu đường không được điều trị.
Một bác sỹ khác cũng giấu tên vì sợ chính quyền trừng phạt, cho biết: “Như thể bạn bước vào hang sư tử, nó là một cái hang tối tăm”, ông nói về tình cảnh ở bệnh viện. “Tồi tệ nhất là mùi: đó là mùi bẩn thỉu, quyện với mùi máu và hơi nóng làm cho bầu không khí đặc quánh và khủng khiếp.”
Đại Kỷ Nguyên News
Nicolas Maduro, vị tổng thống cương quyết không từ chức, đã yêu cầu toàn bộ nội các của ông phải từ chức. Đây được cho là một động thái nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo bị coi là “chiếm đoạt quyền lực”, bất chấp thể diện ở trong nước hay trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaÔng Maduro yêu cầu tất cả các bộ trưởng trong nội các của ông phải nộp đơn từ chức, một dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo cố thủ muốn thay thế các quan chức này bằng những người thân cận nhất với ông, theo Bloomberg.
Phó Tổng thống Delcy Rodriguez viết trên Twitter: “Tổng thống Nicolas Maduro đã yêu cầu toàn bộ Nội các điều hành phải nộp đơn từ chức vì mục đích cải tổ sâu rộng các phương pháp và hoạt động của chính quyền Bolivar, nhằm bảo vệ Tổ quốc Bolivar và [cố Tổng thống] Chavez khỏi bất kỳ mối đe dọa nào”. Tài khoản của ông Maduro đã đăng lại thông báo này.
Theo Reuters, ông Maduro đã nhiều lần thay đổi các thành viên Nội các kể từ khi nhậm chức vào năm 2013, với các thành viên của quân đội vươn lên các chức vụ đứng đầu các bộ dầu khí, nội vụ và điện lực.
Tình trạng quân đội điều hành sản xuất điện, trong khi nhân tài không được trọng dụng, cộng với cuộc khủng hoảng trong nước, đã khiến nhiều nhân viên có trình độ trong ngành năng lượng đã rời bỏ Venezuela. Vụ mất điện quy mô lớn gần đây tại quốc gia này được cho là hệ quả của nhiều năm thiếu đầu tư bảo trì và chảy máu chất xám – nhân tài ra đi không hẹn ngày về.
Chính quyền Maduro thường đổ lỗi cho Mỹ về các vấn đề trong nước để phản bác những chỉ trích về tình trạng quản lý yếu kém của các nhà cầm quyền, và vụ cúp điện quy mô lớn này cũng không ngoại lệ. Ông Maduro đổ lỗi cho Mỹ tấn công mạng làm tê liệt hệ thống điện của nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rằng hệ thống điện của Venezuela không được cải tiến từ những năm 1990 và không có kết nối công nghệ cao để có thể thực hiện tấn công mạng.