Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Việc Giết Jésus - Một Sử Ký (2)

Hóa nước thành rượu trong tiệc cưới Cana
Phép lạ hóa nước thành rượu, người què được đi khiến dân chúng tìm kiếm Jésus khắp nơi. Người Pharisee xem việc chữa bệnh ngày Sabbath là phạm luật (Do-thái). Đã thế lại thêm tin Jésus hóa 5 bánh và 2 cá thành thức ăn đủ cho 5,000 dân hành hương tại vùng núi gần Bethsaida; dựng dậy một cô gái đã chết ở Capernaum; và các môn đệ kể rằng thấy Jésus đi bộ trên mặt nước biển Galilee giữa cơn bão sóng. Trong một dịp du hành hai ngày rời Galilée cùng các môn đệ đi Caesarea Philippi, Jésus cho họ biết Con Thiên Chúa sẽ bị giết và sẽ sống lại ba ngày sau. Trong khi các môn đệ đi Jerusalem dự lễ Tabernacles (Bánh Thánh), Jésus ở lại Galilée rao giảng “Ta là ánh sáng” rồi đi ngay Bethany để cứu sống một kẻ đã chết bốn ngày tên Lazarus.
Khi vị vua cuối của Israel là Zedekiad không nộp triều cống cho Nabuchadnaggar II, ông ta bị truất phế, móc mắt và đầy đi Babylon cùng toàn dân Jews làm nô lệ.
Lợi dụng lỗ hổng quyền lực, các tăng lữ Pharisee từng được tôn kính suốt 6 thế kỷ mà đại diện là Caiaphas; nay vẽ thêm hàng trăm điều răn cấm vào 10 điều của Moses để nới rộng quyền hành. Họ lo sợ nếu để Jésus – năm nay 36 tuổi - lãnh đạo dân Do-thái và nổi loạn, quân Roma sẽ đến chiếm đóng Judea và lại đầy ải dân Israel như họ đã làm.
Pilate đến Jerusalem hôm chủ nhật 2/4 năm 30-AD để dự lễ Passover (Vượt Qua).
Cũng ngày này, Jésus cùng các môn đệ trên đường đến đây dự lễ đã ghé tạm trú tại nhà của Lazarus và hai bà chị em ông là Mary và Martha. Sáng hôm sau thứ hai 3/4, họ tới đền thánh, nơi mà ba năm trước Jésus đã dùng roi đánh đuổi con buôn; nay Jésus lại giận dữ lật bàn đổi tiền và các sạp bán buôn, thả chim bồ câu ra khỏi chuồng; rồi phán “Nhà Ta là nơi cầu nguyện vậy mà các ngươi biến nó thành ổ trộm cướp”! Giữa lúc đó, nhiều người đa số là trẻ em thán phục và kêu lên “Hosana con vua David”! Sau đó, Jésus và các môn đệ trở về Bethany bình yên. Hôm sau từ nhà Lazarus, họ mới đến Jerusalem dự lễ. Tại đây khi bị trưởng giáo chận hỏi về Nước Trời, Jésus bảo đó là “nơi nhiều người được mời nhưng chỉ ít người được chọn”.
Cũng tại đây hôm đó lần chót giảng đạo, khi bị gài bẫy bằng câu hỏi có nên đóng thuế cho Caesar không, Jésus kêu một người đưa cho ngài đồng tiền có chân dung Caesar mà bảo “hãy trả lại Caesar những gì của Caesar, trả Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”! Khi bị chất vấn về điều 1 của 613 điều răn Pharisee, Jésus lập lại “thứ nhất kính mến Thiên Chúa hết lòng hết tâm trí” rồi thêm “và yêu người như chính mình vậy”.
Sau đó, Jésus lên núi Olives và cho các môn đệ biết mình sẽ bị nộp và bị đóng đinh; trong khi Caiaphas lập kế bắt Jésus vào thứ tư hoặc thứ năm để kịp bố trí phiên tòa ban ngày sau lễ Passover (và nếu có án tử thì kịp thi hành sau một đêm theo luật). Vì nhiều người để râu như Jésus, họ nhờ Judas chỉ điểm để khỏi bắt lầm.
Hôm 4/4, trong khi Jésus và 11 môn đệ còn trong nhà Lazarus, Judas lẩn đi Jerusalem; đến thẳng dinh Caiaphas ra giá “ông cho tôi cái gì để đánh đổi?” Caiaphas trả lời “30 đồng (bằng) bạc (# 120 Derarii = 4 tháng lương).
Judas nhận tiền
Sau khi nhận tiền, Judas về Bethany; vừa đi vừa nghĩ cách viện lý do vắng mặt và tìm nơi giấu tiền. Judas không báo cho Caiaphas nơi trú ngụ nhà Lazarus; sợ dân hành hương can thiệp cứu Jésus.
Đến ngày lễ Passover, gia đình Caiaphas có sẵn đàn chiên nuôi trong đền để ăn thịt khỏi mua; còn gia đình Pilate chỉ xem bữa ăn lễ của bản xứ là một trong 3 bữa ăn thường nhật: ientaculum (điểm tâm), prandium (bữa trưa) và cana (bữa chiều).
Jésus mừng lễ sớm hơn một ngày. Matthew, Mark và Luke có thống nhất đề cập về chi tiết này nhưng về món ăn vẫn còn gây tranh cãi; không rõ thịt chiên hay thịt trừu.
Khi còn tại chức, ĐGH Benedict XVI đã giải quyết tranh cãi này như sau: Jésus dùng dương lịch (Dead Sea Scrolls) nên không ăn thịt chiên. Các học giả khác đoan quyết rằng khoa Syncoptics đặt lịch theo phương pháp Galilée (mà Jésus, môn đệ và dân Pharisee dùng); tính một ngày từ bình minh này đến bình minh kia. Trong khi đó, John (môn đệ trẻ nhất) dùng lịch theo phương pháp địa phương Judea mà dân Sadducees dùng; tính một ngày từ mặt trời lặn này đến mặt trời lặn kia.
Tại phòng ăn do mạnh thường quân thuê, Jésus dùng nước lau chân cho các môn đệ, một cử chỉ khiêm cung chỉ để các nô bộc hay nô lệ làm. Jésus biết rõ tánh ý từng người: Simon cuồng tín, mê chính trị. Peter bốc đồng. James và John ồn ào (Mark 3:16-17). Thomas gay cấn, căng thẳng, đa nghi và thường âu sầu ủ rũ. Andrew niềm nở. Philip hậm hực...vv…
Tiệc ly - bữa ăn cuối cùng
Trong bữa ăn cuối cùng này, Jésus tiết lộ “một trong các ngươi sẽ phản ta”. Thế là ai cũng nhao nhao lên “không phải tôi!”. Jésus nói thêm “một trong 12 các ngươi giá đừng sinh ra đời thì tốt hơn!”. Peter run rẩy nhắc John (ngồi cạnh Jésus) hỏi xem là ai. Chỉ đến khi Judas hỏi “phải tôi không?”, Jésus mới thầm thì nói nhỏ “phải, chính ngươi; định làm gì thì cứ làm mau đi!”. Vì ngồi xa và vì ồn ào nên những người kia không nghe; tưởng Judas đứng dậy đi lấy thêm thức ăn khi chộp lấy túi tiền và rời khỏi phòng ăn; đi báo cho Caiaphas!
Hàng ngàn quân lính Roma từ Caesarea đến tăng cường an ninh cho lễ Passover ở Jerusalem; trong đó có 12 người của đội hành quyết chia làm ba nhóm, mỗi nhóm 4 người gọi là “quaternion”; người thứ 4 gọi là “exactor mortis” chỉ huy nhóm. Nhóm này có nhiệm vụ ngày mai vì có 3 tử tù thụ án; trong đó có Barabas, kẻ cướp giết người khét tiếng. Hai người kia là đồng bọn. Nơi thụ án đóng đinh là đồi Calvaria - tiếng Aramaic gọi là Gulgalta (phiên âm Hy ngữ là Golgotha); tất cả đều nghĩa là “sọ người”! Tử tù sẽ bị đóng đinh vào thập tự giá bằng gỗ gọi là “patibulum”.
Lần chót cùng các môn đệ lên đồi Olives, Jésus cầu nguyện “xin cất chén đắng này; nhưng theo ý Cha”. Khi trở về vườn Gethsemane, Jésus thấy các môn đệ còn ngủ thì trách “sao các người không canh thức được lấy một giờ sao!” rồi đánh thức họ dậy trong lúc nhiều ánh đuốc đang tiến về từ phía thung lũng Kidron; dẫn đầu bởi Judas.
Judas ra tín hiệu bằng cách ôm hôn Jésus vào má và lạnh lùng nói “chào Thầy!”. Jésus đáp “bạn hãy làm những gì bạn muốn”. Jésus hỏi đám lính “các ông tìm ai?”. Họ đáp “Jésus Nazareth”. Jésus đáp “chính là Ta đây!”.
John chứng kiến thấy Peter rút gươm chém đứt tai của Malchus, đầy tớ của Caiaphas. Thấy thế, Jésus bảo Peter “hãy cất gươm vì ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Jésus bị bắt; đi cùng Judas và binh lính về dinh cựu trưởng giáo Annas giữa giao thừa lễ Passover; bỏ lại các môn đệ sợ hãi và lẩn tránh.
Tại dinh Annas hôm thứ sáu 7/4 năm 30-AD, Jésus bị tra tấn đau nhưng vẫn khẳng khái hỏi Annas “nếu tôi nói sai, hãy cho biết sai điều gì; mà nếu tôi nói sự thật thì sao lại đánh tôi?”, “tôi nói công khai không bí mật sao lại hỏi tôi. Hãy hỏi những người đã nghe tôi nói”. Cuộc khảo cung này bất hợp pháp vì diễn ra ban đêm, tại nhà riêng và không luật sư bênh vực. Việc điệu Jésus đến hội đồng Sanhedrin xét xử cũng bất hợp pháp.
Annas là cha vợ của Caiaphas, dòng dõi Zadobite tăng lữ lâu đời từ thời vua David. Quân Pompey khi chiếm Jerusalem đã tàn sát các dòng họ tăng lữ khác trừ Zadobite. Herod đã tái cử dòng họ này làm trưởng giáo từ đó. Con của Annas sau bị dân Jews nghèo khổ nổi loạn giết chết giữa thành Jerusalem.
Jésus (phải) và Caiaphas (trái)
Khi hay tin Jésus bị bắt, nhiều người đến tụ tập trước cổng dinh. Hai môn đệ Peter và John can đảm đến đó nghe ngóng (John 18:15). Jésus không trả lời các câu tra vấn của Caiaphas như “ông có phải là Đấng Cứu Thế không? Có nói sẽ phá đền thờ và xây lại trong 3 ngày không?”. Cuối cùng, Jésus xác nhận mình là Con Thiên Chúa “như lời đã hỏi” và nhìn thẳng vào mắt Caiaphas mà bảo “ông sẽ thấy Con Người ngự bên phải Đấng Toàn Năng trên chốn Thiên đình”.
Jésus bị tuyên án tử về tội “lộng ngôn” xúc phạm. Tại tòa, chỉ có hai người dám bênh vực ngài là Nicodemus và Joseph ở Arimethea người Sadducee giàu có.
Khoảng 7 giờ sáng, Jésus bị điệu ngang doanh trại lính gọi là “stratopedon”; cũng là lúc Caiaphas đến gặp Thống đốc Pilate, người có quyền ra án tử. Pilate từ chối giam giữ Jésus và truyền giao ngài cho Herod Antipas, người cai quản vùng lãnh thổ bao gồm Galilée. Antipas biết ý, gởi trả Jésus lại cho Pilate như một cử chỉ đề cao quyền lực của nhau vì họ từng là đối thủ chính trị đã lâu.
Pilate bất đắc dĩ phải nhận xử vụ này và hỏi Jésus “phải ông là vua Do-thái?”. Jésus hỏi lại “đó là ý riêng của ông hay ai đã nói với ông như thế?”. Pilate hỏi “thế ông đã làm gì?”. Jésus trả lời “Vương quốc của tôi không thuộc cõi thế này; bằng không hầu cận tôi đã không để tôi bị bắt đem nộp ông. Vương quốc của tôi ở một cõi khác”. Pilate: -Thế ra ông từng là vua?”. Jésus: -Ông nói đúng. Tôi là vua vì đó là lý do tôi được sinh ra và vì vậy tôi xuống thế để khai sự thật. Mọi người bên phía sự thật đều nghe tôi”. Pilate: -Sự thật gì?”. Jésus không trả lời.
Phi-la-tô hỏi dân: Muốn tha vua Do Thái?
Pilate biết rằng nổi loạn chống Roma mới là tội hình sự; còn giảng đạo thì không; nên lợi dụng dịp lễ để mị dân; đưa quyết định ân xá cho đám người bên ngoài pháp đình (mà ông tưởng là dân hành hương) quyết định.
Ông hỏi họ: -Các người muốn ta thả vua dân Do-thái không? Đám tay chân của Caiaphas đồng thanh hô to: -Thả Barabas! Pilate biết Jésus vô tội nên xử theo “verberatio” (đánh) và tuyên bố “các ông giao cho tôi người đàn ông bị cáo buộc tội xúi giục nổi loạn. Cả Herod cũng trả người này cho ta là vậy. Như các ông thấy, người này không đáng tội chết; vì vậy ta chỉ phạt đánh rồi thả”. Sau đó, Jesus bị lột quần áo và lôi vào sân “praetorium” (sân dinh Tổng trấn). Khoảng từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều ngày 7/4 năm 30-AD ở thượng nguồn Jerusalem, Jésus bị trói vào cột; bị đánh bằng roi có gắn “plumbatae” (thỏi chì) thay vì gắn thỏi kim loại hay xương trừu; và cũng không đánh 39 roi theo luật “40 trừ 1” của Moses.
Sau hình phạt, Jésus bị dẫn về nhà tù và bị bọn lính tinh nghịch gắn “triều thiên” kết bằng gai và “trượng vua” bằng cành cây để làm trò chế giễu và phỉ nhổ.
Pilate truyền dẫn Jésus lại tòa hồi 9 giờ sáng và nói với các tăng lữ: -“đây là vua các người!”; thế rồi họ đồng thanh hô “đem đi đóng đinh!”. Pilate: -“liệu ta đóng đinh vua các ngươi?”. Người dẫn đầu đám người ấy trả lời một cách nịnh bợ: -“không ai là vua ngoại trừ Caesar!”. Pilate cố hỏi họ để gỡ tội cho Jésus: -“ông ta phạm tội gì?”. Họ không trả lời mà chỉ hô to: -đóng định y!
Phi-la-tô "phủi tay" né trách nhiệm
Pilate sai đem chậu nước đến; rửa tay và bảo “ta không dính máu người này; trách nhiệm ở nơi các người!”. Tuy thế, Pilate là người chịu trách nhiệm vì theo luật Roma, ông ta có quyền “ius gladii” (quyền cây gươm).
Xem (Phần 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips