Ủn thắng đậm
Thất bại. Như tất cả những cuộc hôn nhân đổ vỡ, người này đổ lỗi cho người kia. Ông Trump nói Kim đòi bỏ hết cấm vận, Kim nói Trump nói láo. Nhưng chuyện thất bại thì cả 2 bên đều nhìn nhận.
1. Donald Trump gặp khó khăn chính trị trong nước, muốn có một thoả ước về nguyên tử để có thể nói với dân Mỹ ông ta là Superman, làm được chuyện từ Bush, Clinton tới Obama không ai làm nổi. Một võ khí tranh cử đáng kể, chưa nói tới cái mộng Nobel Hoà Bình…
Trump nghĩ mình là tay buôn bán ngoại hạng, không cần thương lượng, thoả thuận trước theo truyền thống ngoại giao, chỉ cần có mặt ở bàn hội nghị là Kim sẽ rơi vào tròng. Nhưng CS khó nhai hơn là chuyện thương trường.
2. VN được cả hai lựa chọn, không phải vì là “trung tâm hòa giải thế giới”, nhưng bởi vì cả hai đều thấy có lợi. Kim tìm được một quốc gia hiếm hoi không ghê tởm anh ta như một “serial killer” tàn bạo.
Trump tìm được một nơi có thể dụ Kim: nếu giã từ võ khí, anh có thể làm ăn ngon lành như mấy tay đầu sỏ VN, khỏi cần phải từ bỏ chế độ độc tài. Đó là lý do tại sao nhân quyền đã hoàn toàn bị quên lãng. Không có cả một câu tuyên bố vô thưởng, vô phạt. Nạn nhân số 1 là nhân quyền.
3. Có người nói Kim không thể nhượng bộ, vì võ khí nguyên tử là bảo hiểm sinh mạng cho anh ta. Lịch sử cận đại cho thấy điều đó không có gì hiển nhiên. Nga Xô Viết đã tan rã khi có 10.000 đầu hỏa tiễn nguyên tử. Saddam Hussein đã mất mạng ở Iraq.
Các chuyên gia nói, nếu Kim xử dụng võ khí, có thể tàn phá vài tỉnh Nam Hàn hay Nhật Bản, nhưng trong vài giờ, Bắc Hàn sẽ bị san bằng. Vấn đề là không ai muốn nhận trách nhiệm đã gây chiến tranh nguyên tử.
Kim chơi ngang, một phần nhờ võ khí hạt nhân, nhưng phần chính là còn Trung Cộng đứng sau, mặc dù Bắc Hàn đã có ý thoát dần khỏi nanh vuốt Trung Cộng.
4. Cuối cùng, người thủ lợi nhiều nhất vẫn là Kim Jong-un. Anh ta chẳng nhượng bộ gì, chẳng mất mát gì, nhưng cái thắng đầu tiên là từ một tên độc tài khát máu, trở thành một lãnh tụ ngang hàng với Tổng thống cường quốc số 1 trên thế giới.
Dân Hàn đã coi Kim như một ông Thánh, ngày nay sẽ coi Kim là ông Trời, bảo chết là chết. Bỏ lỡ cơ hội thỏa thuận với Hoa Kỳ, Kim đánh mất một cơ hội cứu vãn kinh tế Bắc Hàn. Nhưng đó không phải là ưu tư của một tên độc tài. Thêm vài chục ngàn người, vài trăm ngàn người chết đói, chỉ là một chi tiết.
5. Bắc Hàn trở thành một cái gai, không ai biết phải làm gì để nhổ như ngày nay là lỗi, hay dụng tâm, của các phe liên hệ trong qua khứ.
Hoa Kỳ không muốn chế độ Bắc Hàn sụp đổ để có cớ hiện diện quân sự trong vùng. Trung Cộng muốn có Bắc Hàn để thương lượng với Mỹ và đồng minh. Âu châu nghĩ đó là chuyện của Mỹ, Tàu, Nhật, Hàn, không dại gì dính vào. Nhật Bản không muốn một nước Hàn thống nhất, sẽ là một đe dọa an ninh, kinh tế trong tương lai. Nam Hàn không muốn Bắc Hàn tan vỡ, vì không muốn, và chưa đủ khả năng cưu mang một nửa nước nghèo đói, như Tây Đức đã làm với Đông Đức.
6. Mặc dù đã cam kết miệng, Kim sẽ tăng cường việc thử nghiệm, chế tạo võ khí nguyên tử. Sự thất bại của hội nghị tay đôi ở VN sẽ cho Kim thời gian rộng rãi hơn để củng cố lực lượng.
7. Tương lai trong vùng những ngày tới khó ai đoán được, như từ khi Trump cầm quyền, ít ai đoán được ông ta sẽ làm gì ngày hôm sau.
Đài VTV có vẻ ngập ngừng và ngượng ngùng soạn chương trình quảng bá ca tụng Bắc Triều người anh em ý thức hệ.
Trả lờiXóaMột phim tài liệu về “quan hệ hữu nghị Việt- Triều hơn nửa hơn kỷ qua”, chỉ thấy ông cố nội Kim Nhật Thành và ông chủ tịch HCM khi thăm viếng ôm hôn nhau cách đây gần sáu chục năm. Ơ hay, sao chả thấy bóng dáng lão cha Kim Chính Nhật ? Có lẽ hai bên chưa từng gặp nhau chẳng quan tâm nhau bao giờ nên chẳng có miếng ảnh gì ghi lại.
Khi đón tiếp Kim cháu đích tôn 3 đời ở ga Đồng Đăng chỉ thấy đám thiếu nhi khăn đỏ được dẫn dắt hàng ngũ đón chờ hàng giờ, đứng đơ dưới trời miền núi mưa rét co ro. Nét mặt người dân Hà Nội đi đón căng thẳng, tò mò. Không có đến một nửa nụ cười!
VTV trình chiếu bộ phim tài liệu với cái tên rất kêu “Bắc Triều tiên- cái nhìn từ bên trong”… Nhiều người hồi hộp chờ đợi cảnh hiện thực Bắc Triều “bế quan tỏa cảng” nay sẽ được trưng bày. Nào ngờ thất vọng: vài cảnh nhà máy xí nghiệp, đoàn thiếu nhi ca hát, hoan hô lãnh tụ, vài cái siêu thị có khách khứa lác đác ra vô, và thêm lời bình rằng: siêu thị Bắc Triều có bán cả hàng hóa từ phương Tây. Hết. Chả thấy động chạm đến “vũ khí hạt nhân” và văn minh dân chủ tiến bộ hạnh phúc gì hết. Vậy mà gọi là “cái nhìn bên trong”!
VTV1 phỏng vấn hai phóng viên( PV) thường trú ở Mỹ và Nam Triều tiên online về “thượng đỉnh Trump- Kim”…
Thượng đỉnh Trump- Kim chiếm lĩnh gần cả tháng trời trên báo chí quốc doanh và cả mạng xã hội.
Trước- trong - và sau cuộc gặp gỡ 2 nguyên thủ Mỹ- Triều, thời sự VTV đều nối mạng, lấy tin và phỏng vấn online 2 PV thường trú ở Mỹ và Hàn Quốc.
- VTV1 hỏi PV Trường Sơn ở Mỹ về dư luận bên ấy.
- VTV1 lại hỏi PV Nguyệt Hà ở Nam Triều Tiên, câu hỏi tương tự.
Ô hay, sao không phỏng vấn dân Bắc Triều, lại lấy dư luận dân Nam Triều thay thế cho cảm tưởng dân Bắc à, lạ nhỉ !
Tại sao vậy?
Lẽ nào PV của VTV không thể, không được phân công thường trú ở Bắc Triều ?!
Hay là PV có phỏng vấn, nhưng người dân Bắc Triều bị cấm giao tiếp với PV nước ngoài?!
Đất nước của chu tịch Kim Dong Un kỳ quặc và ngoại lệ như vậy a!
Bàn về sự bưng bít thông tin ở đất nước của Kim
Trả lờiXóaNgười bạn Facebook của tôi kể lại tâm sự Trần Đăng Khoa về ông bạn nhà văn Triều Tiên, bạn học cũ trường Viết văn Maxim Gorki ở Liên Xô trước năm 1975. Khoa kể rằng, nhiều năm sau đôi bạn gặp lại ở Nga, đó là đầu năm 1987, ông nhà văn Bắc Triều Tiên vỗ vai Khoa hỏi “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất đất nước đến đâu rồi,.. dù sao đồng chí cũng cứ bình tĩnh, thế nào cũng thắng lợi thôi”. Khoa ngớ cả người!
Chuyện báo Thanh Niên sau khi thay máu đảng viên 100% tất cả các phòng ban, lập công dâng Đảng. Báo này coi Việt Nam là “trung tâm hòa giải xung đột” tự ca tụng văng mạng.
"Trung tâm /Trung gian hòa giải" là gì?
Người đóng vai trò trung gian phải là nguyên thủ nước lớn mạnh, có uy tín, đáng tin cậy, được cùng ngồi họp bàn, góp ý gợi ý qua lại với cả 2 bên ... Hà Nội Việt Nam chỉ là cho mượn địa điểm, lo quét dọn vệ sinh, hậu cần chạy điếu đóm, lo khách sạn, gác cửa bên ngoài.
Báo Thanh Niên chỉ được cái chém gió theo truyền thống!
Hãy cùng coi lại về sự tích “Lữ Bố bắn kích ỏ Viên Môn” mới gọi là “hoà giải” nhá.
Đây cũng là “Hội nghị thượng đỉnh hòa giải ở Viên Môn ngày xưa” trong Tam quốc diễn nghĩa.
Lúc ấy, đất nước Trung Quốc thời Hậu Hán còn ngổn ngang các thế lực quân phiệt, chưa dồn vào thế cục “tam quốc”. Lực lượng Lã Bố đang ở thế mạnh nhất. Hai phe Lưu Bị và Viên Thuật đang tranh giành lãnh thổ, đều chạy chọt, tỏ ý nhờ cậy Lã Bố giúp phe mình.
Lữ Bố khó nghĩ chưa quyết nên theo phe nào, bèn mở “hội nghị thượng đỉnh Lưu - Viên” ở Viên Môn nơi Lã đóng quân, ngầm giúp cho hai bên hòa giải.
Lữ Bố sai cắm cây kích từ xa một trăm năm mươi bước và giao hẹn sẽ bắn tên, nếu trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải giảng hòa, vì đó là ý Trời (nếu không trúng thì mặc kệ hai bên đánh nhau). Bên nào không nghe, cưỡng lại ý Trời thì LữBố sẽ giúp phe kia.
Mũi tên của Lữ Bố bay ra trúng ngạnh cây phương thiên họa kích. “Hội nghị thượng đỉnh” thế là thành công rực rỡ. Hai bên Lưu Bị và Viên Thuật cùng bãi binh, thu quân về.
Này tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng có biết bắn kích hoặc súng AK ở Hà Nội không hả ?
Món ăn tiễn khách
Đối lập với truyền thông nhà nước, Mạng Xã Hội đưa tin Hà Nội “bán ba món bánh tống tiễn chủ tịch Kim” .
Để tiễn đưa anh bạn ý thức hệ Kim Jong Un, ngành giao thông công chính và CSGT Việt Nam ra lệnh cấm đường gần một ngày trời, từ nội- ngoại Hà Nội tới Lạng Sơn 170 km - dân chúng Hà Nội điên tiết bèn bày bán 3 món ăn, chụp ảnh gửi lên Mạng xã hội:
- bánh Cuốn
- xôi Xéo
- trứng Cút
Báo Tuổi Trẻ theo tiễn ông Kim tới tận nhà
Tiếc rẻ, báo Tuổi Trẻ còn đưa tin vuốt đuôi như tiếc rẻ "Vào lúc 3 giờ sáng, tàu của ông đã vào tới sân ga" tại Bình Nhưỡng, KCNA nêu, đồng thời cho biết nhiều quan chức cao cấp "đã đón chào ông với những lời chúc mừng nồng nhiệt".
Ngoài ra mặc kệ ông Trump đã về tới Washington hay lạc đâu mất rồi … chẳng thèm đưa tin.