Quyển sách "La Vie cachée de Fidel Castro", mà sĩ quan cận vệ Juan
Reinaldo Sanchez suốt 17 năm theo chân nhà cách mạng Cuba và một đầu
bếp tiết lộ chắc chắn sẽ là một quả bom tại Cuba, do có nội dung vạch
trần bộ mặt thật của ông Fidel Castro. Tuần báo L’Express trích ra nhiều
tình tiết:
"Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có
một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ
thống biệt thự sang trọng, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ,
chiếm trọn hải đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường
sang thăm Cuba ít ai biết.
Cayo Piedra thực ra là hai đảo nằm gần nhau và để đi lại dễ dàng
Fidel Castro cho xây một chiếc cầu dài 215 mét nối hai đảo nam và bắc.
Để cho ba chiếc du thuyền của gia đình ông cập bãi cát mịn, nhà cách
mạng đã cho đào một con kênh dài một cây số. Trừ văn hào Gabriel Garcia
Marquez, người bạn thân thiết nhất được mời đến chơi không biết bao
nhiêu lần, Fidel Castro che giấu rất kỹ, hiếm khi nào mời khách quen
lạ. Khách mời chỉ được lưu trú trong một căn nhà ở phía bắc với một hồ
bơi 25 mét.
Ở phía nam, có một nhà hàng nổi, nơi gia đình Fidel Castro thường hay
dùng cơm. Viên cựu sĩ quan cận vệ cho biết trong 17 năm hầu cận Fidel
Castro, ông có gặp một số lãnh đạo chính trị như Tổng bí thư cộng sản
Đông Đức Erich Honecker, chủ nhân đài CNN Ted Turner, vua gà của Pháp
Gerard Bouroin khi ông này qua Cuba tìm thị trường. Tuyệt nhiên không
bao giờ thấy Raul Castro.
Dân Cuba phải buôn bán lặt vặt để tự cứu mình |
Dân chúng Cuba ăn uống kham khổ còn Chủ tịch nước ăn uống ra sao? Ở
La Habana, một bà gia nhân giám sát hai đầu bếp… bữa ăn của nhà cách
mạng được một ông quản gia chuyên nghiệp phục vụ tận bàn như trong nhà
hàng.
Hoàng hậu Dalia |
Mỗi chiều, Dalia, vợ của «Phi-đen» soạn ba thực đơn: ăn sáng,
ăn trưa và ăn tối cho ngày hôm sau nhưng không phải chung cho gia đình
mà là cho từng «cá nhân một, với sở thích, thói quen, và yêu cầu riêng».
Buổi sáng, chủ tịch thức giấc lúc 11 giờ để ăn sáng, hiếm khi nào dậy trước 10 giờ và bắt đầu ngày làm việc vào khoảng 12 giờ trưa. Khi ông dùng sữa, thì sữa do bò nuôi trong nông trại gia đình cung cấp và mỗi thành viên gia đình có một con bò riêng. Sữa đưa lên bàn ăn đựng trong chai có số riêng. Chai sữa bò của Fidel Castro mang số 5. Gia trưởng Cuba có vị giác tinh tế phân biệt được mùi vị nếu sữa không xuất phát từ con bò cái của ông.
Về an ninh, luôn luôn có 15 vệ sĩ túc trực bên mình. Hầu hết được
tuyển chọn theo khả năng tác xạ và cận chiến. Đặc biệt là trong số vệ sĩ
có một người có diện mạo rất giống chủ tịch tên Silvino Alvarez. Dáng
thấp hơn nhưng nếu ngồi trong xe thì không thể phân biệt được, ai giả ai
thật. Năm 1992, khi lãnh đạo Cuba lâm bệnh nặng, nằm liệt giường, ông
“Phi-đen” giả được cho lên xe chủ tịch chạy vòng vòng đường phố, cố ý
qua những nơi đông người như đại lộ Prado dọc bãi biển và khu có sứ
quán Anh, Pháp. Ngang qua đám đông, chủ tịch giả cũng đưa tay chào như
chủ tịch thật, để qua mắt dân chúng.
Castro giống nhà độc tài Mussolini
Sự kiện Fidel Castro sống như một hoàng đế cũng được một người bạn cũ của ông xác nhận và thuật lại trong bài phỏng vấn trên tuần báo l’Express: sử gia Elisabeth Burgos, mang hai dòng máu Pháp và Venezuela, một chuyên gia chế độ cộng sản Cuba, hoạt động sát cánh với Fidel Castro từ thời đầu cách mạng chống nhà độc tài Batista trước khi bỏ đi.
Sự kiện Fidel Castro sống như một hoàng đế cũng được một người bạn cũ của ông xác nhận và thuật lại trong bài phỏng vấn trên tuần báo l’Express: sử gia Elisabeth Burgos, mang hai dòng máu Pháp và Venezuela, một chuyên gia chế độ cộng sản Cuba, hoạt động sát cánh với Fidel Castro từ thời đầu cách mạng chống nhà độc tài Batista trước khi bỏ đi.
Bà Elisabeth Burgor nay và lúc gặp Phi-đen năm 1970, ảnh nhỏ |
Theo sử gia Elisabeth Burgos, Fidel Castro là một nhân vật tài ba, có
sức thu hút, có khả năng phân tích và tổng hợp rất cao và lúc nào cũng
thủ sẵn 4,5 giải pháp. Nếu Che Guevara là một nhà cách mạng sắt máu,
giết người không gớm tay thì Fidel Castro là một người nhiều mưu mô thủ
đoạn, thích thao túng hơn là ra tay hạ sát.
Một khác biệt nữa là Che Guevara là một lý thuyết gia, viết nhiều,
Fidel Castro ngược lại có đầu óc thực dụng, không bao giờ viết nhưng tài
hùng biện thì khỏi chê. Cho đến nay, vẫn còn nhiều nhà lãnh đạo châu Mỹ
La tinh và nhiều nước kém phát triển khác thường lui tới Cuba để nghe
ông cố vấn và chia sẻ kinh nghiệm quý báu.
Chìa khóa để bền vững là xây dựng mạng lưới nhân sự hậu thuẫn bằng
ý thức hệ. Giới trẻ châu Mỹ La tinh được mời sang Cuba học tập, thụ
huấn chính trị và quân sự. Sau một thời gian họ trở về nước hoạt động
trong công đoàn, trong đoàn thể sinh viên, đảng phái… Từng đợt này đến
đợt kia, ngày nay khắp châu Mỹ la tinh, nơi nào cũng có cán bộ của La
Habana.
Nhưng vì sao sử gia Elisabeth Burgos lại bỏ chế độ Castro? Bà cho
biết đã sinh ra và lớn lên trong chế độ quân phiệt ở Veneezuela nên khi
sang Cuba bà “linh cảm” được ngay điều bất ổn. Đến năm 1971, thì bà và
nhiều trí thức Tây phương không thế chấp nhận được vụ oan án Heberto
Padilla, nhà thơ nổi tiếng bị Fidel Castro xử tội vì dám chỉ trích chế
độ.
Trong số những nhà trí thức Tây phương tỉnh ngộ sớm nhất là nhà văn Ý
Alberto Moravia. Sử gia Elisabeth Burgos kể lại vào ngày đầu năm 1966,
khi đứng nghe thông điệp của chủ tịch Cuba tại quảng trường Cách Mạng,
Alberto Moravia mặt không đổi sắc, nói nhỏ vào tai của bà: “Phi-đen”
làm tôi nhớ Mussolini.(TÚ
ANH/rfi)
Bài cũ:
-Fidel Castro muốn về nước Chúa?
-Cu ba: Bước đầu tan rã của một nhà nước toàn trị
-Phong trào đối lập Cuba ngày càng mạnh lên
Bài cũ:
-Fidel Castro muốn về nước Chúa?
-Cu ba: Bước đầu tan rã của một nhà nước toàn trị
-Phong trào đối lập Cuba ngày càng mạnh lên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét