Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Sáng kiến tuyệt vời của nghị sĩ Mỹ, nghị gật Việt nên theo

Hôm 29/05/2014, các dân biểu Mỹ gửi thư đến chính quyền thủ đô Washington đề nghị đặt lại tên con đường nơi có tòa đại sứ Trung Quốc (ảnh trên) thành đường Lưu Hiểu Ba, nhân dịp 25 năm vụ đàn áp Thiên An Môn.
Chân dung Lưu Hiểu Ba
Địa chỉ Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ sẽ buộc phải đi cùng với một tên gọi hết sức khó chịu đối với chính quyền Bắc Kinh, đường: Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba.

Các dân biểu Mỹ cho rằng, việc thay tên đường vào dịp 25 năm biến cố Thiên An Môn sẽ mang lại một sự cổ vũ lớn đối với những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc, vào thời điểm mà Bắc Kinh đang cố gắng cấm ngặt mọi thông tin nhắc gợi đến các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989, bị chính quyền đàn áp trong máu, khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Trong lá thư của các dân biểu gửi đến thị trưởng Washington Vincent Gray và chính quyền thủ đô Washington, có đoạn: «Biện pháp khiêm tốn này chắc chắn sẽ mang lại niềm hy vọng cho người dân Trung Quốc, khát khao được hưởng các quyền con người căn bản và một nền dân chủ thực sự, và điều này cũng nhắc nhở với những kẻ đàn áp rằng họ ở phía bóng tối của Lịch sử».
Năm ngoái có người đã viết trước tòa đại sứ Trung cộng chữ 拆 có nghĩa là Phá bỏ
Đại sứ quán Trung Quốc, được khánh thành năm 2009, nằm tại khu vực tây bắc của thủ đô Washington. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thành phố Washington đã từng đổi tên con đường trước Đại sứ quán Liên Xô thành Andrei Sakharov, để vinh danh nhà ly khai Nga.
Nhà văn Lưu Hiểu Ba bị cầm tù lần đầu tiên sau khi tham gia phong trào Thiên An Môn. Năm 2009, một lần nữa ông bị kết án 11 năm tù vì tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, sau khi cùng chấp bút bản Tuyên ngôn nổi tiếng «Hiến chương 08» (công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008), kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc cải cách chính trị. Nhà văn Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel năm 2010. (Trọng Thành/viet.rfi)

 Từ nhiều năm nay, đã có nhiều cuộc biểu tình đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba
 Ủy ban Nobel hòa bình và Chiếc ghế trống cho Lưu Hiểu Ba
Người Việt biểu tình chống Trung cộng trước Đại sứ quán Trung cộng ngày 11/5/2014. Địa chỉ tòa đại sứ này ở số 46 Hoàng Diệu, Hà Nội. Tổng lãnh sự tại TP.HCM thì ở đường Hai Bà Trưng...
Không biết mấy ông bà Nghị Việt đang ngồi Gật ở Ba Đình có dám bắt chước Nghị Mỹ? Đổi mịa nó tên đường: Hoàng Diệu thành Hoàng Sa Của Việt Nam thì ý nghĩa biết bao. Bọn Tàu cộng chắc không còn nhai quả đắng nào hơn quả này. Phòng xa chúng di dời sứ quán sang địa chỉ khác thì cứ nơi nèo có chúng ta lại đổi tên đường như trên.
Bài cũ:
-Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa Bình
-Nobel Hòa Bình 2010 gây tranh cãi
-Bà hỏa xông đất lãnh sự quán Trung cộng

1 nhận xét:

  1. Mỹ đang chuẩn bị đổi tên tuyến phố tại Washington có trụ sở đại sứ quán Trung Quốc theo tên của một nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Lưu Hiểu Ba, đang bị Bắc Kinh bắt giam, trong một động thái có thể làm bùng phát những tranh cãi ngoại giao giữa hai nước.
    Theo kênh BBC, kế hoạch đổi tên tuyến phố trên đang được đệ trình kèm với dự thảo luật ngân sách của Bộ ngoại giao Mỹ.
    Theo đó, địa chỉ mới của đại sứ quán Trung Quốc sẽ là số 1 đường Lưu Hiểu Ba.
    Ông Lưu là một người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, nhưng đang phải thụ án 11 năm tù tại Trung Quốc về tội âm mưu lật đổ chính quyền.
    Trước thông tin trên, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lập tức phản đối, và gọi kế hoạch đổi tên này “không gì khác ngoài một trò hề đúng nghĩa”.
    “Một số người tại Mỹ đã sử dụng cái gọi là nhân quyền và trường hợp của Lưu Hiểu Ba được khai thác trong hành động gây giật gân vô nghĩa này”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
    Dự thảo đổi tên đường nêu trên do nghị sỹ bang Virginia Frank Wolf đề xuất. Ông Wolf cho rằng việc đổi tên sẽ phát đi “một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng nước Mỹ có sự cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới”.
    Ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình năm 2010, do được ghi nhận về sự đấu tranh “vì một Trung Quốc dân chủ và minh bạch hơn” trong suốt hơn 2 thập niên.
    Trong đợt bỏ phiếu hôm thứ Ba vừa qua, dự thảo luật đã được một Ủy ban của Hạ viện Mỹ thông qua, và hiện chỉ còn chờ phê chuẩn của Thượng viện.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips