Ngày xưa Đảng đấu tranh để phá bỏ ‘xã hội phân chia giai cấp’
để mọi người, dù thấp cổ bé họng đến đâu, cũng đều bình
đẳng.
Điều trớ trêu là cái xã hội mà Đảng dựng lên đó lại còn
chẳng phân chia giai cấp gấp mấy lần cái xã hội mà Đảng đã
phá bỏ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chẳng đã từng nói trong Đảng ngày nay cũng có phân biệt giàu nghèo, rồi liệu cán bộ giàu có hiểu dân nghèo không?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chẳng đã từng nói trong Đảng ngày nay cũng có phân biệt giàu nghèo, rồi liệu cán bộ giàu có hiểu dân nghèo không?
Người đứng đầu Đảng nhận xét tình hình
Đảng như thế thì chắc không sai. Xã hội hình thành một thượng
tầng phần lớn là gia đình các cán bộ có quyền có thế.
Đứa bé 2 tuổi chỉ biết mặt cha Ngô Thanh Kiều người bị 5 côn-an đánh chết, tương lai cháu ra sao? |
Cuộc sống sung túc, ăn trắng mặc trơn, nhà lầu xe hơi, của chìm
của nổi. Con cái đi học nước ngoài hoặc bằng tiền của gia
đình hoặc bằng tiền thuế của dân. Khi về nước thì làm giám
đốc công ty này công ty nọ đem về không biết bao nhiêu lợi nhuận
hoặc nối gót ông cha ra làm quan ở những vị trí tốt để đảm
bảo cơ nghiệp gia đình đời đời bền vững.
Người tài dù có giỏi đến đâu, có cố đến đâu cũng khó mà
tạo dựng cho mình một chỗ đứng xứng đáng trong thượng tầng xã
hội đó vì đơn giản cơ hội không dành cho họ. Trong khi đó
người dân lao động cày bừa cả đời cũng không ngóc đầu lên nổi.
Đành rằng bất cứ nước nào, kể cả Mỹ,
đều có kẻ giàu người nghèo. Nhưng ở các nước có tự do cạnh
tranh, cơ hội trong chừng mực nào đó là bình đẳng với tất cả
mọi người.
Cho nên mới có những câu chuyện về ‘giấc
mơ Mỹ’, về những người tạo nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng,
từ rách rưới trở nên giàu có hay từ con số không trở thành
người thành đạt.
Cho nên mới có một người da đen như ông
Barack Obama không hề dựa vào của cải hay ảnh hưởng của ông cha
mà chỉ bằng tài năng và sự phấn đấu của mình đã trở thành
tổng thống.
Còn nhớ câu chuyện ông Philipp
Roesler bên Đức, mặc dù ông rất
tài giỏi nhưng nếu ở Việt Nam thì liệu một đứa trẻ mồ côi
không nơi nương tựa như ông có thể trở thành phó thủ tuớng được
không?
Cơ chế như thế không chỉ làm lãng phí
không biết bao nhiêu nhân tài của đất nước mà còn đưa vào hệ
thống không ít kẻ ăn hại.
Mà một đất nước dù nghèo khổ đến đâu,
dù thiệt thòi đến đâu, dù bị tàn phá đến đâu chỉ cần có
người tài thì đất nước đó sẽ có tương lai.
Đó chính là lý do tạo nên nước Mỹ hùng cường như hiện nay khi mà người tài khắp thế giới tìm đến.
NGUYỄN LỄ
Xem toàn bài: Khi gốc gác át tài năng
Bài cũ: Bao giờ trời nổi can qua?
NGUYỄN LỄ
Xem toàn bài: Khi gốc gác át tài năng
Bài cũ: Bao giờ trời nổi can qua?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét