Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Lạm quan cớm

Tấm hình trên cho thấy 5 anh cớm đang thi hành "công vụ": anh 5 đeo hàm Thượng úy, anh 3; anh 4 nhìn không rõ lắm nhưng cũng từ Trung úy trở lên. Anh 1, anh 2 nhìn loáng thoáng cũng từ Tá trở lên.
Tuyền là sĩ quan cả. Vậy "lính lác" đâu hết mà để các ngài sĩ quan phải mó tay vào những công vụ vớ vẩn như vậy?
Còn đây là 5 thằng giết người đeo hàm từ Thiếu úy đến Thiếu tá của cái băng đảng gọi là "Công an Thành phố Tuy Hòa". "Lính lác" đâu sao không sai giết dân mà lại để tuyền sĩ quan thế này?
A... "lính lác" đây, nhiệm vụ của chúng là áp giải ngài sĩ quan giết người (thằng này thiếu úy hình trên 5 thằng, đứng giữa). Sĩ quan gì mà nhục, thua xa...
 một anh dân ở Lào Cai được cả chùm sĩ quan "hộ tống"
Còn đây là ngài sĩ quan Trung tá đang cầm loa "dẹp loạn" giữa thủ đô, "lính lác" đâu mà phải cần tới cấp sĩ quan làm cái việc vớ vẩn này?
Đọc lại vài dòng của tác giả Bùi Tín để thấy thực trạng "Lạm phát sĩ quan" công an ở VN:
Một trung úy và Bốn Chín ông tướng
Tôi nhớ 30 năm trước, ở một phường ở Hà Nội, công an chỉ có một anh thiếu úy chỉ huy là cùng, thường là thượng sỹ. Ở toàn quận Đống Đa, chỉ có một thượng úy phụ trách. Trong Sài Gòn cũng thế, một phường có vài công an do một thượng sỹ hay một thiếu úy lo việc hộ khẩu, an ninh, trật tự. Quận lớn mới có một đại úy hay thiếu tá công an. Hiện nay trong nước công an phường có khi là một thượng tá chỉ huy, nghĩa là một sỹ quan cao cấp dùng để kềm kẹp một nhóm công dân ở một phường. Vượt tất cả các nước phát triển nhất.
Lãnh đạo Bộ Công an lúc ấy chỉ có 4 ông tướng, bây giờ là hơn 180 ông tướng và 200 đại tá riêng ở tại bộ. Thật là lạm phát sỹ quan! Chỉ tính riêng các khoản chi tiêu để trả lương và đài thọ nhà cửa, xe cộ, nhân viên phục vụ cho các ông tướng này không thôi cũng đã ngốn hết một phần đáng kể của ngận sách toàn Bộ Công an. Thật không có sự lãng phí nào khủng khiếp hơn nữa trong một đất nước chưa thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu.
Chỉ kể tên các tổng cục thuộc Bộ Công an cũng đã thấy chóng mặt. Nào là Tổng cục An ninh 1, Tổng cục An ninh 2, Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm, Tổng cục Cảnh sát Trật tự An toàn Xã hội, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án - Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động… Mỗi tổng cục lại có từ 8 đến 14 cục, vụ. Riêng khối các cơ quan trực thuộc Bộ đã có 20 đầu mối nữa là các viện, vụ, cục trực thuộc, với 6 thứ trưởng, mỗi ông ngự trị một khu có văn phòng riêng… Tổng cộng sỹ quan cấp cao gồm bộ trưởng, thứ trưởng, tổng cục trưởng, tổng cục phó, viện trưởng, viện phó, vụ trưởng, vụ phó, cục trưởng, cục phó… là vừa đúng 1 ngàn. Ít có bộ nào, ngành nào phình to vô hạn đến thế!
Không phải ngẫu nhiên mà so với quân đội, công an có tỷ lệ cấp tướng so với tổng số sỹ quan cao hơn 3 lần và tốc độ thăng cấp nhanh hơn gấp đôi, tuy rằng quân đội cũng là của đảng.  
Ai yêu nước thật lòng mà không xót xa nghĩ rằng chỉ san sẻ một phần nhỏ chi phí khổng lồ cho ngành công an kềm kẹp dân, chuyển sang ngành giáo dục hay y tế là có thể cải tiến đáng kể nền giáo dục lạc hậu và hệ thống y tế thê thảm của ta.

1 nhận xét:

  1. Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, sáng 28/4, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ cùng các vị trong đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc với đại biểu cử tri quận Thanh Khê.
    Một trong những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc là tình trạng “lạm phát” cấp tướng, cấp tá. Theo cử tri Hà Ngọc Trước (phường Thanh Khê Đông), quân đội và công an là các lực lượng nòng cốt giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, nhưng trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, dân còn nghèo, Chính phủ còn nghèo thì việc phong tướng, tá tràn lan như thời gian qua khiến dư luận không đồng tình.
    “Theo tôi nghĩ, nếu đất nước ta xảy ra chiến tranh thì đó là chiến tranh toàn dân. Quân đội, công an chúng ta với chừng đó lực lượng chỉ để kìm chân địch lại thôi, mà cái chính phải là chiến tranh nhân dân. Địch thì tốc chiến, tốc thắng, còn ta lấy trường thắng đoản, dựa vào chiến tranh toàn dân. Đánh Mỹ cũng thế, đánh Pháp cũng thế. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, nước ta chỉ có vài chục vị tướng.
    Nay đất nước đang thời bình, làm gì cấp tướng lên tới hàng trăm vị? Còn cấp tá bây giờ là đại tá đội trưởng đội CSGT, thiếu tá trung đội trưởng vệ binh, thiếu tá cấp dưỡng anh nuôi... Thời chúng tôi, trung đoàn trưởng anh hùng chỉ là đại úy. Phong tướng, tá như hiện nay là quá loãng, chưa kể khi về hưu còn lên một cấp nữa. Như thế là quá đáng, trong lúc tiền của dân rất khó khăn. Tôi đề nghị Quốc hội nên kiểm tra lại cái này, không có nước nào đề bạt như Việt Nam cả đâu!” – ông Hà Ngọc Trước nói.
    Ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định “không phản đối” ý kiến của cử tri Hà Ngọc Trước, song ông lý giải “nếu so với thời trước, cách đây hơn nửa thế kỷ, với bây giờ thì cũng khác nhau. Quân đội đông hơn, công an cũng đông hơn, nhiệm vụ cũng nhiều lên… nên cũng không tránh khỏi được (chuyện phong cấp tướng, cấp tá nhiều lên – PV)”.
    Tuy vậy, ông Nguyễn Bá Thanh cũng xác nhận: “Trong kháng chiến chống Mỹ chỉ có bảy mươi mấy vị tướng thôi, bây giờ lực lượng quân đội cũng đông, công an cũng đông, nhiệm vụ càng ngày càng nặng nề. Tất nhiên tôi nói lại là tôi không phản đối ý kiến của cử tri Hà Ngọc Trước. Dư luận người ta nói rất nhiều về chuyện phong tướng. Sắp tới đây sửa đổi Luật Công an nhân dân và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân thì sẽ rõ hơn”.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips