Trong cuộc vận động dân chủ vô tiền khoáng hậu của người dân Hong Kong năm nay, có một lực lượng đặc biệt chưa từng xuất hiện ở những phong trào trước đó.
Khác với đa số người Hong Kong thuộc kiểu “hòa lý phi” (hòa bình, lý trí, phi bạo lực), nhóm “dũng vũ” này chủ trương sẵn sàng sử dụng vũ lực đáp trả chính quyền.
Họ là những người bị truy đuổi đàn áp khốc liệt nhất trong số những người biểu tình. Họ cũng là hình ảnh được “vinh danh” trên những chiếc loa kèn tuyên truyền của Bắc Kinh, xem đó là tiêu biểu cho “bản chất phá hoại” của phong trào.
Họ đồng thời cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong chính nội bộ những người tham gia biểu tình, vì lo sợ các hành động cực đoan, ăn miếng trả miếng này làm mất đi tính chất hòa bình, mất đi sự ủng hộ của người dân trong lẫn ngoài nước.
Nhiều người, công khai hay âm thầm, trách họ hữu dũng vô mưu, không có đầu óc, dễ dàng bị kích động, rơi vào những chiếc bẫy chính trị, là cái cớ để chính quyền tăng cường đàn áp khốc liệt phong trào.
Trong số những nhóm “dũng vũ”, có một nhóm còn nhỏ hơn và gây tranh cãi hơn nữa. Nhóm này dường như không theo chiến thuật phổ biến của lực lượng tiền tuyến là “thủ” (dựng chướng ngại vật giữ trận địa) và “lui” (khi cảnh sát chống bạo động càn quét).
Thay vào đó, họ chủ động “công” có mục tiêu lẫn mục đích, và không ngần ngại mặt đối mặt với cảnh sát. Những người “dũng vũ của dũng vũ” này được gọi bằng cái tên “đội Đồ Long”.
Người biểu tình viết dòng chữ “Chính các người đã dạy tôi rằng biểu tình hòa bình chẳng được cái gì” trên cây cột trong Tòa nhà Quốc hội Hong Kong vào ngày 1/7
Michael Kadoorie (ảnh trên), đại diện cho gia tộc Kadoorie nổi tiếng, vào tuần trước đã đăng một thư ngỏ trên các tờ báo lớn ở Hong Kong.
“Tôi đã nhiều lần nói rằng những người trẻ tuổi là tương lai của Hong Kong. Chúng ta không thể để cho họ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm gầy dựng lại niềm tin trong cộng đồng, tạo dựng lại hy vọng cho thế hệ trẻ.”
Kadoorie là một trong những gia tộc có ảnh hưởng lớn ở Hong Kong. Họ là những người Do Thái, đặt chân đến thành phố này từ 140 năm trước. Gia tộc Kadoorie làm chủ tập đoàn CLP, một trong hai doanh nghiệp kinh doanh về điện lớn nhất của Hong Kong, có mạng lưới rộng khắp châu Á.
Trong cơn bão chính trị tồi tệ nhất của thành phố này kể từ năm 1997, nhà Kadoorie cũng lên tiếng như nhiều doanh nhân tại đây.
Nhưng khác với nhiều doanh nghiệp lớn, chịu sức ép từ Bắc Kinh, buộc phải đồng thanh ủng hộ chính quyền, phản đối các hành vi “trái pháp luật”, gia tộc Kadoorie nhận phần trách nhiệm của mình trong đó.
Stephen Shiu, nhà truyền thông kỳ cựu của Hong Kong (ảnh trên) đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho phong trào. Là một người chủ trường hòa lý phi, phản đối mọi hình thức đấu tranh dùng vũ lực, ông biết những hành động vũ lực của người biểu tình, cho dù “nâng cấp” đến đâu, cũng chỉ như trứng chọi đá, không thể đọ lại với một chính quyền có nguồn lực khổng lồ gần như vô hạn, lại chẳng từ bất kỳ thủ đoạn nào áp bức dân.
Nhưng ông cũng khẳng khái chia sẻ với những người như George, “cho dù các bạn với những hành động của mình kéo Hong Kong đến bờ hủy diệt, kể cả hủy diệt hết những thứ mà bản thân tôi nhiều năm gây dựng, tôi cũng không trách các bạn.” Ông biết là xét tới cùng, những con người trẻ tuổi này đang tuyệt vọng. Những người như nhà Kadoorie, như Stephen Shiu, có lẽ nhìn thấy được hình ảnh của chính mình qua chân dung của những con người tuyệt vọng đó. Họ biết soi gương...
«Papy Wong» giơ cao chiếc gậy lên khỏi đầu, năn nỉ các cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đừng bắn hơi cay nữa. Ở tuổi 85, ông luôn trên tuyến đầu để bảo vệ những người biểu tình đòi dân chủ.
Trả lờiXóaÔng khập khiễng đi về phía hàng rào cảnh sát để cố làm dịu đi tình hình, tránh các vụ đụng độ nhiều khi rất dữ dội, thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển Hồng Kông từ ba tháng qua.
«Papy Wong» với chiếc mặt nạ phòng hơi cay đeo trễ xuống cằm giải thích với AFP: «Thà họ giết người già chúng tôi còn hơn đánh đập đám trẻ» trong các vụ bạo lực đặc biệt thô bạo tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Người biểu tình đặc biệt này nhấn mạnh: «Chúng tôi già cả rồi, nhưng lớp trẻ là tương lai của Hồng Kông».
Từ đầu phong trào chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hồi tháng Sáu, các thanh niên luôn ở tuyến đầu. Phân nửa trong số những người biểu tình chỉ từ 20 đến 30 tuổi, và 77% có bằng đại học – theo một nghiên cứu do các trường đại học Hồng Kông tiến hành.
Bên cạnh đó còn có những nhóm người lớn tuổi, được gọi là các nhóm «tóc bạc», cũng tham gia phong trào. Nhưng cụ Wong và ông bạn già «papy Chan», 73 tuổi, là những chiến sĩ xung kích hàng đầu trong thế hệ cao niên.
Khi những đợt bắn hơi cay mới tiếp tục bao trùm lên một con đường ở Đồng La Loan, khu phố nổi tiếng với rất nhiều cửa hàng sang trọng, ông Chan nắm thật chặt tay ông Wong để ngăn ông lao vào giữa những tia hơi cay đan chéo nhau. Đội chiếc nón đỏ vẽ đầy khẩu hiệu, nổi bật giữa đám đông, ông Chan gào lên: «Nếu chết thì chúng ta cùng chết với nhau!».
Mục tiêu của cụ Wong trước hết là ngăn người biểu tình khiêu khích cảnh sát: ném đá thì cảnh sát sẽ đánh đập họ. Ông hiểu vì sao các thanh niên cảm thấy không có cách nào khác là xuống đường. «Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc đến cai trị, Hồng Kông sẽ trở thành Quảng Châu. Chính quyền có thể giam hãm chúng tôi nếu họ muốn». Nhưng ông mong muốn «Tất cả mọi người bình tĩnh để bảo vệ những giá trị căn bản của Hồng Kông».
Ba tháng trôi qua, bạo lực ngày càng tăng lên tại đặc khu. Những người phản kháng quyết liệt mặc đồ màu đen quăng gạch đá, bom xăng về phía cảnh sát, và lực lượng này không ngần ngại đáp trả bằng vòi rồng hay đạn cao su. Trên 1.100 người đã bị câu lưu từ khi khởi đầu phong trào, người trẻ nhất mới 12 tuổi và người già nhất tuổi đã trên 70. Đa số bị cáo buộc tham gia các vụ «nổi dậy» - một tội danh có khung hình phạt lên đến 10 năm tù.
Những người biểu tình «tóc bạc» cũng cảm thấy bị đe dọa từ sau vụ mất tích của «Mamie Wong». Tên thật của bà là Alexandra Wong, 63 tuổi, đã tham gia mấy chục cuộc biểu tình và luôn giơ cao một lá cờ Anh lớn. Bà mất tích từ giữa tháng Tám, thời điểm người ta thấy bà trong các video, đi tìm kiếm những người bị thương khi đụng độ với cảnh sát tại một trạm métro.
Là người Hồng Kông gốc, bà sống ở Thâm Quyến, bên kia biên giới, nên mọi người nghi ngờ là «Mamie Wong» đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.
Nhưng đối với «Papy Wong», cuộc chiến còn tiếp diễn. Sau khi rời khỏi cuộc biểu tình ở Đồng La Loan do bị cảnh sát giải tán, ngay hôm sau ông cụ có mặt trong một cuộc biểu tình khác gần sân bay. Ông gào lên, giọng nói vẫn còn rất khỏe: «Các cháu ơi, về nhà đi! Hãy để cho những người già chiến đấu!»