Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Cuba lạc lối về

Havanna trong những năm 1950 và nay (ảnh dưới)
Cuba trước ngày được anh em nhà Castro vào dọn dẹp:

Năm 1829, Cuba là nước đầu tiên sử dụng máy hơi nước trong hàng hải và bốc dỡ hàng hóa.
Năm 1837 Cuba khai trương tuyến đường sắt đầu tiên của nước này. Đây là tuyến đường sắt thứ năm trên thế giới.
Năm 1918 Cuba là nước đầu tiên của lục địa ban hành luật ly hôn.
Năm 1922, Cuba là nước thứ nhì của thế giới bắt đầu có chương trình phát thanh.
Năm 1940, Cuba là nước đầu tiên áp dụng luật lao động 8 giờ/ngày, đưa ra mức lương tối thiểu và cho các trường đại học có quyền tự trị. Cũng trong năm này, một trong những hiến pháp tiến bộ nhất thế giới của thời đó được thông qua, bao gồm quyền đi bầu của phụ nữ, bình đẳng giới tính và chủng tộc cũng như quyền lao động của phụ nữ.
Năm 1950, Cuba là nước thứ hai trên thế giới bắt đầu có truyền hình. Tám năm sau, 1958, Cuba cũng là nước thứ hai trên thế giới có truyền hình màu (Tây Đức có truyền hình màu năm 1967, Đông Đức năm 1969).
Trong những năm 1950 trước cuộc cách mạng của Fidel Castro, Cuba là một nước giàu có với một nền kinh tế hiện đại và hệ thống hạ tầng thuộc hàng tiên tiến nhất thời bấy giờ. Havanna phát triển trở thành thành phố đẹp nhất châu Mỹ La-tinh.
Với 356 dollar thu nhập trên đầu người năm 1958, Cuba đứng hàng thứ ba ở châu Mỹ La-tinh và đồng thời cũng là quốc gia đứng hàng thứ 29 trên thế giới về kinh tế năm đó, mặc dù chỉ có 6,5 triệu dân (thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 1992 là 140 dollar).
Tiền lương bình quân cho một ngày trong những ngành công nghiệp năm 1958 là 6 dollar (theo thông tin của Cơ quan Lao động Thế giới ILO), đứng hàng thứ 8, trước cả Tây Đức.
Cũng năm 1958, cứ 1000 người dân thì cuba có 24 chiếc ô tô, đứng đầu châu Mỹ La-tinh (Nhật: 4). Cuba có nhiều ra-điô nhất, có mật độ đồ điện gia dụng cao nhất và có mạng lưới đường sắt dài nhất châu Mỹ La-tinh.
Năm 1958, Cuba có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp thứ nhì châu Mỹ La-tinh: 32 trường hợp tử vong/1000 ca sinh nở, đứng trước cả Pháp, Bỉ, Tây Đức, Áo, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Để so sánh: năm 1990, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Việt Nam là 44/1000 trẻ sinh sống. Năm 1957, Cuba có một bác sĩ cho 1000 người dân, đứng đầu châu Mỹ La-tinh.
Trước cuộc cách mạng, Cuba có 3 trường đại học nhà nước, 3 trường đại học tư nhân, có mật độ báo chí cao nhất châu Mỹ La tinh: 18 tờ nhật báo chỉ riêng ở Havanna, hơn 60 tờ trên khắp nước, 23 đài truyền hình và 160 đài phát thanh... -Xem tiếp

Vận mệnh của Cuba giờ đây do Miguel Diaz-Canel (giữa) và ê-kíp lãnh đạo của ông quyết định. Có thể người Cuba sẽ bước vào một cuộc cách mạng mới?
Ngày 01/01/2019, cuộc Cách mạng Cuba tròn 60 năm tuổi. Sau 6 thập kỷ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa do anh em nhà Castro dẫn dắt, giờ đây đất nước Cuba đứng trước ngã ba đường: cải cách để thoát khỏi khủng hoảng, hay tiếp tục sứ mệnh cách mạng trong sức cùng lực kiệt và cô lập với thế giới?  -Xem tiếp

Cuba ngày nay

1 nhận xét:

  1. Nhìn xuống Trung Mỹ, tờ nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết đề tựa «Cuba: Một lễ mừng 60 năm cách mạng buồn thảm vì kinh tế bị bóp nghẹt».

    Tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 1%, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước, do khan hiếm thực phẩm. La Habana không thể trông cậy vào các đồng minh như Venezuela chẳng hạn cũng đang lâm vào khủng hoảng, đang vật vã cung cấp dầu hỏa cho Cuba.

    Bí thư thứ nhất đảng Cộng sản Cuba Raul Castro trong bài diễn văn kỷ niệm 60 năm cách mạng thừa nhận «Kinh tế đang bị bóp nghẹt là một thách thức». Ông kêu gọi giảm những khoản chi tiêu vô ích, đa dạng hóa nguồn hàng xuất khẩu và «khuyến khích đầu tư nước ngoài».

    Đây cũng là điểm thay đổi mà Cuba muốn điều chỉnh trong Hiến Pháp, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý vào ngày 24/02 tới đây. Theo đó, Hiến Pháp mới thừa nhận sở hữu tư nhân, kinh tế thị trường và đầu tư nước ngoài, nhưng không từ bỏ mục tiêu xã hội «cộng sản».

    Les Echos cũng nhận thấy là kinh tế Cuba trì trệ là do chính sách thù nghịch của Hoa Kỳ. Việc ông Donald Trump vào Nhà Trắng đã xóa sạch các nỗ lực xích lại gần giữa hai nước được tiến hành dưới thời tổng thống Obama. Với việc duy trì các biện pháp cấm vận kinh tế có từ năm 1962, Donald Trump tiếp tục xếp Cuba vào « trục bạo chúa », bao gồm cả Venezuela và Nicaragua.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips